Những bài học nóng từ 1 giải tennis "lem nhem"

Giải đấu được kỳ vọng sẽ là nơi tranh tài của những tay vợt xuất sắc nhất quốc gia trong năm nay đã kết thúc với những ấn tượng không lấy gì làm đẹp mắt của chính những người trong cuộc và để lại nhiều bài học đáng suy ngẫm với chúng ta.

Ý thức giữ gìn hình ảnh của các vận động viên không tốt

Là người theo dõi trực tiếp giải Quần vợt VĐQG năm nay, BTV Thùy Dung - cựu tay vợt từng 4 lần vô địch quốc gia cho biết: “Bất cứ ai có mặt tại giải đều cảm thấy rất buồn bởi những tình huống như vậy đã làm xấu đi hình ảnh của giải đấu lớn nhất thuộc hệ thống quần vợt Việt Nam. Trong môn quần vợt, nếu có những hành động như phỉ báng trọng tài hay dọa đánh trọng tài thì sẽ bị kỷ luật rất nặng”.

Theo BTV Thùy Dung, giải quần vợt quốc gia năm nay đã được tổ chức một cách thiếu chuyên nghiệp từ khâu chuẩn bị, công tác trọng tài, truyền thông. Chính vì vậy, các VĐV thực sự không cảm thấy trân trọng giải đấu dẫn đến những hành động thiếu kiếm chế nói trên.

Những bài học nóng từ 1 giải tennis "lem nhem" - 1

Thùy Dung đã giải nghệ thi đấu quần vợt và đang thử sức trong vai trò một MC thể thao của VTV

Chia sẻ về công tác trọng tài ở giải năm nay, Thùy Dung nói: “Những trọng tài dây của chúng ta hầu như không có nhiều chuyên môn về quần vợt. Họ là những sinh viên ở trường (ĐH TDTT) Từ Sơn (Bắc Ninh) hoặc là những người khác không thực sự có chuyên môn về quần vợt để có thể nhìn được những đường bóng nhanh của các VĐV.

Thông thường, khi các trọng tài bắt những giải đấu lớn thì họ sẽ được tham gia những khóa “training” (tập huấn) rất gắt gao, đặc biệt với những trọng tài biên. Chúng ta cũng có những khóa như vậy. Tuy nhiên, chỉ một lần duy nhất trước khi giải đấu bắt đầu thì cũng không làm gì hết. Mà về công tác trọng tài hay công tác tổ chức thì việc đó phải diễn ra thường xuyên.

Dung cảm thấy rằng họ (các trọng tài ở giải VĐQG 2015) thường xuyên bị áp lực bởi các VĐV. Đôi lúc các VĐV vẫn chơi tiểu xảo trên sân. Có thể, họ nhìn thấy đường bóng đấy mấp mé trong ngoài. Họ sẽ hét lên thật to là “Ngoài!” thì trọng tài dây nhiều lúc cũng không để ý đường bóng, còn trọng tài chính thì cũng không theo dõi được đường bóng ấy, họ nghe nói “Ngoài” thì cũng giơ tay nói “Ngoài” luôn. Như thế cũng sẽ gây nên những bức xúc cho các VĐV.”

Có thể, một vài người cho rằng nếu công nghệ “Mắt diều hâu” (Hawk-Eye) được đưa vào sử dụng ở các giải quần vợt Việt Nam thì mọi chuyện đâu đến nỗi rắc rối như vậy. Tuy nhiên, công nghệ có thể giảm đi một vài tình huống gây tranh cãi nhưng cũng không thể tăng lên ý thức chuyên nghiệp trong từng VĐV của chúng ta. Đó là thứ mà họ phải tự rèn luyện để có được và dường như điều đó đang là thứ “khá xa xỉ” với không ít các tay vợt Việt Nam.

Video Thùy Dung chia sẻ về những vấn đề tồn tại ở giải Quần vợt VĐQG 2015 (bản quyền thuộc VTV):

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Đức (Tổng hợp từ VTV) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN