Người chăm sóc đồ nghề cho Federer (Phần cuối)
Roger Federer sử dụng khoảng 60 cây vợt và hơn 800 lần căng dây vợt lại trong một năm. Nate Ferguson là người chịu trách nhiệm trông nom dụng cụ làm việc quan trọng nhất cho Federer từ năm 2004.
Cất bằng đại học, đi đan vợt
Khi rời ghế sinh viên trường Đại học tổng hợp Dallas, Ferguson biết rằng mình không muốn làm một công việc đóng bộ đồ lớn và ngồi sau màn hình hàng ngày. Ông nhớ đến một người bạn cũ tên Warren Bosworth, người từng dạy ông chơi tennis và đang làm công việc chăm sóc vợt cho các tay vợt hàng đầu như Ivan Lendl, Hana Mandlikova, Kenvin Curren. “Tôi gọi ông ấy, và ông ấy cho tôi công việc, dạy tôi cách đan vợt”, Ferguson nhớ lại. Chuyện đó xảy ra cách đây 27 năm. Bây giờ, người đàn ông quê ở bang Connecticut (Mỹ) đã là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực vợt tennis, được nhiều tay vợt hàng đầu như Federer tìm kiếm.
Ferguson làm việc với Bosworth 12 năm trước khi lập công ty riêng năm 1998. ĐÓ là thời điểm ông trở thành người lên vợt cho Pete Sampras. “Anh ấy là người rất cầu kỳ với vợt, chú ý đến từng chi tiết nhỏ”. Ferguson nhớ lại. Cuối năm đó, Sampras trên đường trở thành tay vợt số 1 thế giới năm thứ 6 liên tiếp.
Theo lịch thì Sampras chỉ sang châu Âu thi đấu 1 tuần, nhưng vì anh thua ở giải Basel quá sớm nên anh thay đổi lịch đấu, ở lại châu Âu đánh giải đến 6 tuần để kiếm từng điểm một đảm bảo cho việc giữ ngôi số 1 năm thứ 6 liên tiếp. “Tôi ở châu Âu 6 tuần với quần áo trong hành lý chỉ dùng trong 1 tuần. Vì thế, tôi nảy ra ý định phải mở công ty riêng cho mọi việc chỉnh chu hơn”. Đồng thời khi thấy sự nghiệp Sampras gần đến lúc kết thúc, Ferguson nghĩ cần phải tìm những khách hàng mới. Vì vậy, công ty Priority One (P1) của ông phát triển dự án dịch vị căng vợt riêng cho từng tay vợt ở tất cả các giải Grand Slam và Masters 1000 với giá trọn gói 40.000 USD/năm. Một trong những khách hàng đầu tiên của P1 là Tim Henman, sau đó là Lleyton Hewitt, Mark Philippoussis. Ông tuyển thêm những cộng sự mới như Ron Yu, Glynn Roberts. Giờ P1 có “14 khách hàng vàng”, trong đó có Federer và Djokovic.
Cuộc thử nghiệm thành công
Federer cũng như một trong số những tay vợt đầu tiên có người căng vợt riêng: Frank Messerer, người Đức.
Họ chia tay năm 2003. Henman khuyên Federer nên đến P1 thử nhưng anh không nghe, dùng người căng vợt từ ban tổ chức các giải đấu một thời gian. “Cuối cùng, Roger đến gặp tôi và nói: tôi là số 1 thế giới, tôi không cần ông, nhưng tôi đang sẵn sàng thử ông đây”, Ferguson kể lại.
Cuộc thử nghiệm bắt đầu từ giải Hamburg năm 2004 với chức vô địch. Không lâu sau đó, Federer bảo vệ thành công chức vô địch Wimbledon. “Trên đường đến buổi tiệc dành cho nhà vô địch Wimbledon, Roger ghé qua chỗ tôi ở (Ferguson thuê một ngôi nhà gần cụm sân Wimbledon trong thời gian diễn ra giải đấu) cám ơn tôi.
Tôi hỏi anh ấy có muốn làm việc lâu dài với chúng tôi không, anh ấy trả lời: “Nhất định rồi”. Tình bạn giữa họ phát triển từ đó, thỉnh thoảng, Federer mời Ferguson về ngôi nhà của anh ở Thụy Sĩ ăn tối. Công việc của Ferguson và các cộng sự thường từ nửa đêm đến sáng. Họ làm việc ở phòng khách sạng để tránh việc phải thuê phòng làm việc của ban tổ chưc giải đấu. Cuối giờ chiều, họ đến thu vợt của các khách hàng, rồi trả lại vợt đã căng dây vào đầu mỗi sáng để họ sẵn sàng tập luyện, thi đấu.
Làm việc lâu năm với Federer, Ferguson hiểu Federer muốn những cây vợt của anh được căng ra sao. “Tùy vào đối thủ, độ cao so với mặt nước biển của địa điểm thi đấu, nhiệt đọ, thời tiết, mặt sân, giờ đấu trong ngày mà anh ấy quyết định sẽ căng dây thế nào ở khoảng giữa 21 và 23,5 ka. Chúng tôi trao đổi những điều này qua tin nhắn điện thoại”. “Thường ở các giải Grand Slam, Federer mang 8-9 cây vợt với lực căng dây khác nhau ra sân. Ví đụ tại Roland Garros là 2 cây 22 kg, 4 cây 22,5 kg, 2 cây 23 kg. Dâu căng vợt được Wilson cung cấp. Dây đứng làm bằng sợi tự nhiên từ ruột động vật để tối ưu hóa cảm giác, dây ngang làm bằng sợi tổng hơp Luxilon để mặt vợt ổn định, các sợi không bị trượt”.
Nhà sưu tập “chẳng giống ai”
Ferguson sống ở Tampa (bang Florida, Mỹ) với vợ và hai con 18 và 16 tuổi. Ông xa nhà khoảng 20 tuần trong năm. “Vợ tôi nói tôi làm việc đủ lâu, kiếm đủ tiền để có thể nghỉ hưu rồi. Nhưng tôi tieép tục làm việc vì đó là thử thách chứ không phải để kiếm tiền làm giàu. Tôi vẫn đi chiêc xe Honda, chứ không đi Ferrrari. Tôi có một ngôi nhà dễ thương và một cuộc sống thú vị. Khi tôi không đi đến các giải đấu thì tôi ở nhà, dành hết thời gian cho gia đình. Tuy vậy, ở các giải đấu, tôi thậm chí không có thời gian để xem một trận tử tế, làm việc đến 80 giờ trong tuần”.
Mỗi mùa giải. Federer nhận 5 đợt vợt mới từ Wilson, mỗi đợt 12 chhiếc, vào các tháng 3, 5, 7, 9 và 12. Mỗi cây vợt thay dây lại khoảng 15 lần. Khi mỗi cây vợt hết “nghĩa vụ” của nó, anh cất sang một bên với mục đích tặng, bán đấu giá gây quỹ từ thiện. “Có lần, một cây vợt cũ của anh ấy được bán đấu giá với giá 40.000 USD”, Ferguson cho biết.
Ferguson cũng có bộ sưu tập vợt riêng “chẳng giống ai”, đó là những cây vợt gãy. Có lẽ cây giá trị nhất là cây Sampras đập gãy tại Stockholm năm 1998. “Nguồn” lớn nhất cho bộ sưu tập của ông là chuyên gia đập vợt Stanislas Wawrinka, cũng là một khách hàng của ông. Ông cũng có cây vợt đập gãy của Federer trong trận chung kết gặp Rafael Nadal tại Miami năm 2005.
Nhưng Ferguson không có cây vợt Federer đập vỡ trong trận đấu gặp Djokovic tại Miami năm 2009. Đó là lần hiếm hoi Federer nổi nóng trong những năm gần đây. “Thời điểm đó, chúng tôi không biết la anh ấy vừa biết tin mình sắp trở thành cha của hai bé gái sinh đôi. Đó là thời điểm anh ấy gặp nhiều sức ép. Nhưng khi tôi hỏi xin anh ấy cây vợt đó, anh ấy từ chối, nói rằng muốn giữ cây vợt đó để tự nhắc mình không bao giờ mất bình tĩnh trước sức ép”, Ferguson kể.