Trận đấu nổi bật

kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
1
Tommy Paul
3
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
3
Felix Auger-Aliassime
2
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
1
Jakub Mensik
3
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
0
Alexander Zverev
3
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
2
Talia Gibson
0

"Nghi án" Đổ Hồng Ngọc và trò lừa nam giả nữ nhức nhối làng thể thao

Sự kiện: Muôn màu thể thao

Câu chuyện võ sĩ "nam giả nữ" Đổ Hồng Ngọc đang gây xôn xao làng boxing Việt Nam khi những nguồn tin chưa được kiểm chứng lan rất nhanh, đẩy nhà vô địch trẻ châu Á 2018 vào tình cảnh dở khóc dở cười.

Ngay cả khi đơn vị chủ quản Cần Thơ trưng ra những bằng chứng cho thấy nữ võ sĩ 18 tuổi này hoàn toàn là… nữ, câu chuyện vẫn chưa thể tạm thời lắng xuống. Không những thế, người trong giới còn chuyền tay nhau văn bản trả lời mà Hiệp hội quyền Anh thế giới (AIBA) gửi trực tiếp đến lãnh đạo Liên Đoàn quyền Anh Việt Nam (BAV), khẳng định đã điều tra chi tiết, bao gồm cả xét nghiệm nhiễm sắc thể, để kết luận Đổ Hồng Ngọc không đáp ứng tiêu chuẩn thi đấu tại các giải quyền Anh dành cho nữ. AIBA theo đó cũng đã tước quyền tham dự Giải Vô địch trẻ thế giới 2018 và Olympic trẻ 2018 của võ sĩ này.

"Nghi án" Đổ Hồng Ngọc và trò lừa nam giả nữ nhức nhối làng thể thao - 1

Nữ võ sĩ Đổ Hồng Ngọc (phải) bị nghi ngờ là nam - Ảnh: FBNV

Thực hư của câu chuyện "nam giả nữ" này có lẽ phải chờ đến khi Tổng cục TDTT vào cuộc nhằm đưa ra kết luận chính xác, nếu có, trả lại thanh danh cho VĐV và xua tan mối nghi ngờ của các đoàn tham dự môn quyền Anh tại Đại hội TDTT toàn quốc 2018. Trong trường hợp ngược lại, đây cũng sẽ là một lời cảnh báo mạnh mẽ đối với những chiêu trò phản thể thao, thiếu trung thực đang chực chờ khuynh đảo kết quả cuối cùng tại kỳ đại hội đang diễn ra ở Hà Nội.

"Nghi án" Đổ Hồng Ngọc và trò lừa nam giả nữ nhức nhối làng thể thao - 2

Văn bản AIBA được giới làm nghề quyền Anh chuyền tay nhau

Đây không phải lần đầu tiên nghi án "nam giả nữ" xuất hiện ở một sự kiện thể thao cấp độ quốc gia. Năm 2000, tại Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc diễn ra ở Đồng Tháp, từng có chuyện một nam sinh lớp 11 giả… gái để tham dự nội dung nhảy xa, môn điền kinh trong màu áo An Giang. Sự việc bị phát hiện khi người ta thấy cô gái N.T.P.K có vóc dáng như nam giới và thành tích thi đấu tương đương của nam.

Qua khám nghiệm, P.K được xác định mang giới tính… nam và vấn đề được cho là xuất phát từ sự nhầm lẫn của gia đình ngay lúc cô vừa chào đời, kéo dài suốt mười mấy năm mang khai sinh nữ giới, đi học mặc áo dài và ngồi chung với các bạn nữ. Lỗi không hoàn toàn thuộc về P.K, cũng chẳng hề có sự gian dối, ham thành tích trong sự việc đáng tiếc này. Sau đó không lâu, P.K được giải phẫu, mang một cái tên rất thanh niên là N.M.C và như cam đoan của các bác sĩ, có thể lấy vợ và sinh con bình thường như bao nhiêu người đàn ông khác. Chàng trai N.M.C đã thi đậu vào hệ cao đẳng, chuyên ngành Sư phạm thể dục thể thao và hiện đang là giáo viên dạy thể chất ở một trường trung học cơ sở.

"Nghi án" Đổ Hồng Ngọc và trò lừa nam giả nữ nhức nhối làng thể thao - 3

Heinrich Ratjen khi mang tên Dora Ratjen và phá KLTG

Nếu như hai trường hợp điển hình của thể thao Việt Nam có thể do nhầm lẫn từ gia đình hoặc đồn đại của dư luận thì trong lịch sử thể thao thế giới, việc VĐV nam giả nữ từng gây ra nhiều vụ việc đình đám, thậm chí mang tính gian lận có tính toán.

Heinrich Ratjen, nam VĐV người Đức đã cải trang thành nữ, mang tên Dora Ratjen để tham dự Thế vận hội 1936 diễn ra trên sân nhà và chỉ giành hạng 5 môn nhảy cao. Đỉnh điểm của sự việc này là việc "cô" Dora Ratjen giành HCV, phá kỷ lục với thành tích 1,67m tại Giải Vô địch điền kinh thế giới một năm sau đó rồi tiếp tục lập kỷ lục thế giới mới sau đó 2 năm.

Mọi chuyện chỉ bị phanh phui sau khi các đối thủ lên tiếng tố cáo và những cuộc kiểm tra cho thấy Dora là đàn ông đích thực. Chỉ vì khi còn bé, bộ phận sinh dục quá nhỏ nên anh chàng đã được gia đình nuôi dạy như một cô gái cho đến tuổi trưởng thành. Một bác sĩ qua kiểm tra Dora khẳng định cô là đàn ông, nhưng vị này cũng khẳng định có thể anh "lưỡng tính". Heinrich Ratjen qua đời năm 2008 ở tuổi 90 tuổi và lịch sử điền kinh thế giới ghi nhận tên tuổi ông cùng sự cố hy hữu này.

"Nghi án" Đổ Hồng Ngọc và trò lừa nam giả nữ nhức nhối làng thể thao - 4

Ewa Klobukowska và nghi án gây xôn xao làng điền kinh thế giới

Ewa Klobukowska, VĐV Ba Lan tham dự Thế vận hội Tokyo năm 1964, giành HCV và phá kỷ lục trên đường chạy 100m nữ. Nghi ngờ Ewa là đàn ông, ban tổ chức cho kiểm tra nhiễm sắc thể và tuyên bố bà "là đàn ông", tước HCV Thế vận hội và cấm thi đấu ở các giải nữ. Bà gọi đó là "một kết quả dơ bẩn, ngu xuẩn" và ba mươi năm sau, IOC đã phải trả lại tấm huy chương vốn thuộc về bà.

"Nghi án" Đổ Hồng Ngọc và trò lừa nam giả nữ nhức nhối làng thể thao - 5

Caster Semenya

Caster Semenya (Nam Phi) là một trường hợp đặc biệt. Nữ VĐV 26 tuổi này có cơ thể vạm vỡ như đàn ông bởi đơn giản cô có hàm lượng hormone nam (testosterone) rất cao nhưng chưa đạt tới ngưỡng của "phái mạnh" nên cô vẫn được tham gia ở những cuộc tranh tài dành cho nữ giới. Cô có được bản thành tích đáng gờm vớ 3 chức vô địch thế giới và 2 HCV Olympic.

"Nghi án" Đổ Hồng Ngọc và trò lừa nam giả nữ nhức nhối làng thể thao - 6

Chand Dutee (296) giành HCB 100 và 200m nữ tại ASIAD 2018

Tương tự Caster Semenya, VĐV người Ấn Độ Dutee Chand có dáng vóc cực kỳ nam tính và từng bỏ lỡ nhiều cuộc thi vì ban tổ chức nghĩ rằng cô là nam giả nữ, bất chấp kết quả xét nghiệm đều cho thấy hàm lượng testosterone ở mức cho phép. Cô vừa góp mặt tại Á vận hội 2018 vừa qua tại Indonesia.

Gia đình khẳng định nhà vô địch boxing nữ châu Á 2018 Đổ Hồng Ngọc là nữ

Cha mẹ của Đổ Hồng Ngọc khẳng định Ngọc là nữ và thông tin Ngọc là nam giới không chính xác.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đông Linh ([Tên nguồn])
Muôn màu thể thao Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN