“Ao làng” SEA Games bó tay: "Nam giả nữ" càn quét HCV, nhức nhối lịch sử

Sự kiện: Muôn màu thể thao

(Tin thể thao) Trong quá khứ đã có rất nhiều trường hợp các nữ VĐV chẳng khác gì nam giới được dự các giải đấu dành cho phái yếu.

Video Caster Semenya vô địch 800m nữ tại giải IAAF World Champs London 2017:

Lịch sử thể thao có rất nhiều những tình huống, hay các chiêu trò gian lận tinh vi nhằm che mắt ban tổ chức, qua đó giúp người chơi mang về kết quả có lợi nhất. Trong muôn vàn những "trò bẩn" thể thao, việc VĐV nam đóng giả thành nữ từng gây nhức nhối lịch sử các môn thi đấu.

“Ao làng” SEA Games bó tay: "Nam giả nữ" càn quét HCV, nhức nhối lịch sử - 1

Có một số VĐV, trải qua nhiều cuộc xét nghiệm vẫn không biết họ là nam hay nữ

Có những trường hợp cố ý như Dora Ratjen, nam VĐV người Đức đã hóa trang thành nữ để tham dự giải Olympic năm 1936 và sau đó giành HCV điền kinh thế giới 1937, mọi chuyện chỉ được phanh phui khi VĐV quá cố này bị đối thủ tố và những cuộc kiểm tra, xét nghiệm sau đó cho thấy Dora là đàn ông đích thực.

Cố ý lừa dối thật đáng trách nhưng cũng có những VĐV ngay từ bé đã tin mình là phụ nữ và sống cả đời như vậy, dù cơ thể của họ thì lại như đàn ông. Họ, các VĐV không hẳn là phụ nữ cũng chẳng phải là đàn ông luôn đứng giữa ranh giới của nam và nữ và họ luôn bị nghi ngờ khi tham dự các giải đấu.

“Ao làng” SEA Games bó tay: "Nam giả nữ" càn quét HCV, nhức nhối lịch sử - 2

Stella Walsh (phải) đã tố cáo đối thủ Helen Stephens (trái) vào năm 1936 sau khi nói chuyện và biết đối thủ là đàn ông, tuy nhiên sau khi ủy ban Olympic vào cuộc kiểm tra thì thấy Stephens có bộ phận sinh dục của nữ. Nhưng 40 năm sau khi Helen Stephens bị bắn chết tại Ohio (Mỹ), cuộc khám nghiệm tử thi cho thấy cựu VĐV có bộ phận sinh dục "lưỡng tính"

“Ao làng” SEA Games bó tay: "Nam giả nữ" càn quét HCV, nhức nhối lịch sử - 3

Ewa Klobukowska của Ba Lan tham dự Thế vận hội Tokyo vào năm 1964, giành HCV và phá kỷ lục 100m nữ. Sau khi nghi ngờ Ewa là đàn ông, ban tổ chức cho tiến hành kiểm tra nhiễm sắc thể họ tuyên bố bà là đàn ông và tước HCV thế vận hội, cấm thi đấu ở các giải nữ. Bà Ewa gọi nó là kết quả "dơ bẩn, ngu xuẩn". Bà có một con trai vào năm 1968. Ba mươi năm sau, IOC đã trả lại tấm huy chương vốn thuộc về bà

“Ao làng” SEA Games bó tay: "Nam giả nữ" càn quét HCV, nhức nhối lịch sử - 4

Sau một cuộc kiểm tra nhiễm sắc thể, VĐV Tây Ban Nha - Martínez Patino cũng bị cho là nam giới và bà đã bị đuổi khỏi đội tuyển Tây Ban Nha tham dự Olympic. "Tôi đã mất bạn bè và vị hôn thê của tôi, tôi là một người phụ nữ, vì có đủ cơ quan cần có. Tôi chưa bao giờ lừa dối", Martinez từng nói

“Ao làng” SEA Games bó tay: "Nam giả nữ" càn quét HCV, nhức nhối lịch sử - 5

Cũng giống như Martínez Patino, mặc dù sống như một người con gái từ bé nhưng Santhi Soundarajan (Ấn Độ) đã bị nghi ngờ là nam giới, bà bị tước tấm HCB giành được trong môn điền kinh tại Á vận hội 2006 vì ban tổ chức tuyên bố là đàn ông

“Ao làng” SEA Games bó tay: "Nam giả nữ" càn quét HCV, nhức nhối lịch sử - 6

Caster Semenya (Nam Phi) là một trường hợp đặc biệt, VĐV 26 tuổi có cơ thể như người đàn ông bởi đơn giản cô có hoóc môn nam (testosterone) rất cao nhưng nó chưa đạt tới ngưỡng của phái mạnh nên cô vẫn được dự thi ở những cuộc đua dành cho nữ giới. Hiện tại VĐV Nam Phi có 3 chức vô địch thế giới và 2 HCV Olympic

“Ao làng” SEA Games bó tay: "Nam giả nữ" càn quét HCV, nhức nhối lịch sử - 7

Cũng giống như Caster Semenya, VĐV 21 tuổi người Ấn Độ có thân hình rất nam tính và từng bỏ lỡ nhiều cuộc thi vì ban tổ chức nghĩ rằng cô là nam giả nữ, dù vậy các cuộc xét nghiệm đều cho thấy hàm lượng hoóc môn nam (testosterone) của cô ở mức cho phép. Cô gái 21 tuổi giờ tiếp tục được cạnh tranh ở các giải đấu dành cho nữ trên thế giới

“Ao làng” SEA Games bó tay: Trò bẩn ”nam giả nữ” càn quét HCV

Thêm một trò gian lận lịch sử thể thao thế giới khiến nhiều người phải giật mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Q.H (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Muôn màu thể thao Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN