Trận đấu nổi bật

taylor-vs-jenson
Australian Open
Taylor Fritz
3
Jenson Brooksby
0
francisco-vs-alexander
Australian Open
Francisco Cerundolo
3
Alexander Bublik
0
elena-vs-emerson
Australian Open
Elena Rybakina
2
Emerson Jones
0
kasidit-vs-daniil
Australian Open
Kasidit Samrej
2
Daniil Medvedev
3
facundo-diaz-vs-zizou
Australian Open
Facundo Diaz Acosta
3
Zizou Bergs
2
hubert-vs-tallon
Australian Open
Hubert Hurkacz
3
Tallon Griekspoor
0
matteo-vs-lorenzo
Australian Open
Matteo Arnaldi
1
Lorenzo Musetti
3
lorenzo-vs-stan
Australian Open
Lorenzo Sonego
3
Stan Wawrinka
1
camila-vs-maria
Australian Open
Camila Osorio
1
Maria Sakkari
0
botic-vs-alex
Australian Open
Botic Van De Zandschulp
0
Alex De Minaur
2
andrey-vs-joao
Australian Open
Andrey Rublev
0
Joao Fonseca
0

Nadal vô địch US Open: Một trận đấu, một đời người

(Tin tennis) Trận chung kết US Open đánh bại Medvedev với tỉ số 7-5 6-3 4-6 5-7 6-4 phản ánh cả sự nghiệp và con người của Nadal.

Video tổng hợp những pha bóng hay của Nadal trong trận CK US Open 2019:

Bởi khác với tất cả, sự vĩ đại của Nadal được vun đắp cả từ những lần chiến thắng sau khi anh vượt qua những thất bại đau đớn, những hoài nghi ám ảnh.

Nếu Medvedev bẻ được game của Nadal ngay đầu set 5 sau khi đã dẫn 1-0, điều gì sẽ xảy ra? Nadal một lần nữa thất bại sau khi đã dẫn trước 2 set ở US Open, sau khi đã chịu một thảm bại trước Fognini ở vòng 3 năm 2015?

Nadal luôn biết cách vượt qua những thời khắc khó khăn

Nadal luôn biết cách vượt qua những thời khắc khó khăn

4 năm trước, thế giới chứng kiến Nadal lần đầu tiên thua sau khi đã dẫn 2-0 trong sự nghiệp chinh phục các giải Grand Slam đầy thử thách.

Thất bại năm đó đã đẩy Nadal rơi vào một cuộc khủng hoảng lớn nhất, trắng tay 4 giải Grand Slam liên tiếp, trong đó có cả Roland Garros.

Nadal bước vào giải đấu ở vị trí thứ 8 thế giới và sau giải rơi xuống vị trí thứ 10. Những kết luận về sự bền bỉ đã mất đi, sự lạnh lùng đã suy chuyển, sự cáo chung của một trong hai tay vợt vĩ đại nhất mọi thời đại (lúc đó đã có 14 Grand Slam) sắp điểm; tất cả đều trở nên có cơ sở hơn bao giờ hết.

Vì thế, khi camera lia từ Medevev vẫn lạnh lùng qua Nadal đầy âu lo, rồi tới khu dành riêng cho ê kíp của Nadal, không khí nặng nề bao trùm. Ngay cả Xisca, bạn gái (mới thành hôn thê) của Nadal cũng không còn kiểm soát được cảm xúc.  

Nhưng, Nadal đã cứu được cả 3 break point đó, rồi vượt lên dẫn 5-2, và rồi thêm một lần bị đẩy tới một nguy cơ khác, bị bẻ game khi cầm giao bóng để kết thúc giải đấu.

Khi Nadal bị phạt vì lỗi quá 20 giây chưa giao bóng, Xisca một lần nữa không thể kiểm soát nổi cảm xúc, bật dậy la ó trọng tài. Thật khó để rành rẽ những giọt nước mắt của Xisca là tức giận (trước sự lạnh lùng của trọng tài), hay sợ hãi về sự sụp đổ tâm lý sẽ dẫn tới thất bại.

Chỉ biết, cái giá của một thất bại nếu có là cơ hội bám đuổi lịch sử, là những vết xước với một sự nghiệp huy hoàng.

Và Nadal bị bẻ game đó. Và gần như không có cơ hội khi Medvedev cầm giao bóng để gỡ 4-5. Và tiếp tục để cho Medvedev có break point nữa khi cầm giao bóng.

Nếu bị bẻ 3 game liên tiếp còn hơn cả nỗi hổ thẹn. Nó là nguy cơ vì Medvedev cho thấy nền tảng thể lực ấn tượng, của chất lượng cú quả được nâng lên, của sự thích ứng với hầu hết các chiến thuật của Nadal đã bày ra trong suốt gần 5 giờ đồng hồ trước đó.

Gần nhất là việc Nadal sử dụng những cú cắt trái nhiều hơn để Medvedev không thể chơi bóng bạt trái tay và đã thường xuyên có những cú đè bóng thuận tay cực nặng.

Nhưng, lại nhưng, và là sự giải thoát khỏi nguy cơ, khỏi ám ảnh để kết thúc trận đấu với một sự đổi hướng trong cú serve.

Cú giao bóng cuối cùng vào góc chữ T ấy từ Nadal làm bất ngờ Medvedev, người đã thỏa mãn được sự kỳ vọng của số đông và chính bản thân với thứ tennis càng chơi càng ấn tượng.   

Nadal quá bản lĩnh

Nadal quá bản lĩnh

* Khi Nadal không phải cỗ máy

Trong một trận đấu mà Nadal được đánh giá cao hơn hẳn, những nút thắt được tạo ra lẽ thường đến cả từ những sơ sẩy của chính anh, bên cạnh những nỗ lực xuất sắc của Medvedev.

Cũng giống như 4 năm trước khi thua ngược Fognini, Nadal dẫn trước ở set 3 và có cơ hội rõ rệt để kết thúc trận đấu chỉ sau 3 set giản đơn. Nadal bị bẻ game vì những lỗi tự đánh hỏng, tạo ra cảm hứng cho Medvedev xoay chuyển cục diện.

Các kế hoạch của Medvedev chuẩn bị từ đầu trận được thi triển chính xác hơn khi vượt qua cái ngưỡng áp lực tâm lý đè nặng.

Khi gặp nhau trong trận chung kết ở Rogers Cup thua 3-6 0-6 hơn 1 tháng trước đó, Medvedev chỉ thực hiện đúng 3 cú trái tay dọc dây.

Chiến thuật cầu toàn đó đẩy sở trường trái tay của Medvedev đấu với sở trường thuận tay của Nadal tay chiêu.

Còn ở chung kết US Open, Medvedev thực hiện trái tay dọc dây thường xuyên hơn, với tần suất tăng dần qua từng set. Kể cả khi lần thử đầu tiên của Medvedev đưa bóng đi ra ngoài dây dọc, tay vợt người Nga vẫn không thay đổi chiến thuật.

Medvedev đạt được nhiều hơn cả so với việc có 14 cú trái tay ăn điểm trực tiếp. Nadal phải bao sân nhiều hơn, và thực tế cũng đã di chuyển nhiều hơn, bình quân 1,2m/điểm so với đối thủ kém mình 10 tuổi (19,6m/điểm - 18,4m/điểm).

Khi tâm lý được cởi bỏ, Medvedev ôm sân gần hơn, với chiều cao gần 2m lại sẵn sàng thực hiện các cú “jumping backhand” (bật cao đè bóng trái tay)  và thực hiện cả những cú thuận tay đè bóng dọc dây cực nặng.  

Trận chung kết từ chỗ tưởng không hay lại trở nên hay không tưởng, các set đấu chỉ được định đoạt qua những điểm số quan trọng của những game bản lề.

Thông số trận chung kết US Open

Nadal

7-5, 6-3, 5-7, 4-6, 6-4

Medvedev

5

Aces

14
5

Lỗi kép

4
58%

Tỷ lệ giao bóng 1

64%
77% (72/93)

Giao bóng 1 ăn điểm

65% (76/117)
52% (34/66)

Giao bóng 2 ăn điểm

54% (35/65)
29% (6/21) Điểm break 33% (5/15)
52% (177/341) Tổng số điểm 48% (164/341)

* Một set đấu – một đời người

Cả sự nghiệp và phong cách chiến đấu – chiến thắng của Nadal bỗng được lột tả chỉ trong một trận chung kết, trước một trong những niềm hy vọng ít ỏi của thế hệ tương lai.

Giao bóng lên lưới, bước vào trong sân để tấn công xưa nay vẫn được coi là điển hình nhất cho quá trình tự hoàn hiện trong sự nghiệp của Nadal – một người vốn được coi là Vua đất nện.

Nadal volley nhiều nhất ở những thời khắc quyết định. Set 3 là 6 lần. Set 5 là 7 lần. Và giành điểm 11 trên 13 lần áp dụng lối đánh đó.

Nó bù đắp cho một tỉ lệ bắn lưới thành công thấp một cách lạ kỳ của tay vợt người Tây Ban Nha : 9/19 lần.

Nadal trong trận chung kết cũng đã thể hiện sự đa dạng khi pha trộn những cú giật bóng cồng lên, nhồi về phía trái tay của Medvedev vốn ưa thích bóng thấp hơn do kỹ thuật với mặt vợt ngửa lên khi chạm bóng, và khi cần lại đánh bóng sớm, đè bóng tấn công.

Khi được hỏi về những bài học kinh điển từ ngày còn bé, Nadal chưa bao giờ giấu giếm một nguyên tắc là hãy kiên nhẫn chờ đợi, rồi tới lúc nào đó đối thủ cũng không thể duy trì sự hoàn hảo. Đó gần như là cơ hội duy nhất để thấy Nadal tránh được một cái kết bi thảm mà vươn tới đỉnh cao mới trong sự nghiệp.  

Và quả nhiên, Medvedev chơi tuyệt hay cả tấn công lẫn phòng thủ từ cuối set 3 cho tới set 4 và đầu set 5 đột nhiên đánh mất mình.

Medvedev từ chỗ giành tới 8/11 điểm cầm giao bóng của những game đầu set 5 bỗng mất điểm liên tiếp và bị bẻ game.   

Medvedev, từ chỗ lấy chính những vũ khí của Nadal để khắc chế Nadal, như kỹ năng  phòng ngự siêu hạng, chuyển từ thế bị dồn ép sang tấn công trở lại chỉ bằng một cú đánh, ghi những điểm winner dù cơ hội chỉ là sợi tóc mỏng manh (như cú trả giao từ phía xa ngoài sân vào góc chết), không thể duy trì sự tập trung liên tục.  

Nadal qua 83 lần vô địch trong đó có 18 Grand Slam trước US Open 2019 đa phần kết thúc trận đấu theo kịch bản đối thủ đánh hỏng điểm cuối cùng, thì lần này, cũng đã bỏ lỡ những cơ hội khi cố gắng tự giải quyết điểm quan trọng, nhưng sau cùng biết làm cho Medvedev đánh hỏng.

Cú serve vào góc chữ T ở ô lẻ đã làm bất ngờ Medvedev vốn thường đón nhận những cú giao bóng chéo sân nhiều hơn.

Nadal có cơ hội san bằng kỷ lục 20 Grand Slam của Federer

Nadal có cơ hội san bằng kỷ lục 20 Grand Slam của Federer

Đó là một Nadal serve khó lường của năm 2010, với sự trợ giúp của công nghệ (dây vợt mới), đã làm nên mùa giải kỳ vĩ nhất trong sự nghiệp của mình (3 Grand Slam), sau khi trải qua năm 2009 đáng quên với những thất bại và chấn thương.

Là một Nadal mang hơi hướm của thời Toni Nadal, người giờ đây chỉ còn dõi theo những trận đấu của Nadal qua truyền hình, chứ không phải Nadal bắt đầu những khám phá mới thời Carlos Moya từ 2017.

Nếu cho rằng 5 danh hiệu Grand Slam gần nhất của Nadal có được khi đối đầu với các tay vợt nằm ngoài Big3 là sự tận dụng thời cơ ; thì chính Nadal cổ điển đã khiến những đối thủ của anh là những người nằm ngoài nhóm Big3 cảm thấy đối đầu với Nadal là thử thách gian khó nhất.

Nadal cho tới hôm nay mới chỉ một lần thất bại trong trận chung kết Grand Slam trước một tay vợt không phải là 1 trong số 2 kỳ phùng địch thủ (hoặc Federer hoặc Djokovic): Wawrinka ở Australian Open 2014.

Một Nadal cổ điển thực ra cũng đã chiến thắng trên các mặt sân khác nhau, đã đánh bại Federer ở chung kết Wimbledon và Australian Open, đã vượt qua Djokovic ở chung kết US Open, để với thêm một trận đấu cuộc đời này, giờ chỉ còn cách huyền thoại người Thụy Sĩ chỉ đúng 1 danh hiệu lớn : 19 và 20.

Nadal và số Grand Slam khi kết thúc sự nghiệp
Theo bạn sau khi Nadal giải nghệ sẽ có được bao nhiêu danh hiệu Grand Slam?

Nadal vô địch US Open sáng cửa số 1 thế giới: Djokovic dễ nghỉ hết năm

Djokovic đang khiến những người yêu mến mình phải lo âu vì chấn thương.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Rafael Nadal Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN