Trận đấu nổi bật

dabrowski-va-routliffe-vs-errani-va-paolini
WTA Finals
E. Routliffe & G. Dabrowski
0
S. Errani & J. Paolini
1
jessica-vs-barbora
WTA Finals
Jessica Pegula
-
Barbora Krejcikova
-
manuel-vs-zizou
Moselle Open
Manuel Guinard
-
Zizou Bergs
-
andrey-vs-lorenzo
Moselle Open
Andrey Rublev
-
Lorenzo Sonego
-
iga-vs-coco
WTA Finals
Iga Swiatek
-
Coco Gauff
-
dolehide-va-krawczyk-vs-chan-va-kudermetova
WTA Finals
C. Dolehide & D. Krawczyk
-
V. Kudermetova & Hao-Ching Chan
-
alex-vs-richard
Moselle Open
Alex Michelsen
-
Richard Gasquet
-
roberto-vs-benjamin
Moselle Open
Roberto Bautista Agut
-
Benjamin Bonzi
-

Nadal vô địch liền 2 giải: Đừng vội ảo tưởng sức mạnh

Chỉ trong vòng 2 tuần liền trở lại đây, Rafael Nadal đã giải cơn khát danh hiệu từ đầu năm để lần lượt lập kỉ lục 10 lần đăng quang ở cả Monte-Carlo Masters và Barcelona Open. Nhưng liệu đó có phải là bệ phóng để anh thăng hoa trong phần còn lại của mùa này?

Video Rafael Nadal đánh bại Dominic Thiem ở chung kết Barcelona Open 2017:

“Thuốc thử” chưa đủ tầm

Rafael Nadal và các fan của mình đang tận hưởng men say chiến thắng của 2 tuần thiên đường khi “Bò tót” liên tiếp lập kỉ lục “Decima” (lần thứ 10 vô địch) ở hai giải đấu trên mặt sân đất nện sở trường ở Monte-Carlo Masters và Barcelona Open.

2 danh hiệu tại Công quốc Monaco và quê nhà Tây Ban Nha vừa qua có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ giúp Rafa tìm lại sự tự tin mà còn giúp anh giải cơn khát danh hiệu khi liên tiếp thất bại trong 3 trận chung kết góp mặt ở đầu năm tại Australian Open, Acapulco và Miami Masters.

Nadal vô địch liền 2 giải: Đừng vội ảo tưởng sức mạnh - 1

Nadal liên tiếp đăng quang ở Monte-Carlo Masters và Barcelona Open năm nay

Nhưng Nadal không nên ngủ quên trên chiến thắng khi Monte-Carlo Masters và Barcelona Open chưa thể đánh giá đúng sự trở lại hoàn hảo của cựu tay vợt số 1 thế giới người Tây Ban Nha này như cách Federer thâu tóm cú hat-trick vô địch ở Úc mở rộng, Indian Wells và Miami vừa qua.

Trong cả 3 lần đăng quang đó kể từ đầu năm, “Tàu tốc hành” đều chiến thắng chính Nadal trên con đường vô địch, trong đó có 2 lần ở các trận chung kết tại Australian Open và Miami.

Đó mới là những danh hiệu thể hiện đúng nhất bản lĩnh của một nhà vô địch thực sự khi vượt qua những đối thủ sừng sỏ, thậm chí là khắc tinh của mình để lên ngôi.

Còn Monte-Carlo Masters và Barcelona Open thì sao? Đó chỉ là một giải Masters 1000 và một giải ATP 500, nghĩa là chưa đạt đến tầm kỳ vĩ bậc nhất như Grand Slam về độ khó (thi đấu 5 set thắng 3, số vòng đấu nhiều hơn, đòi hỏi thể lực sung mãn hơn).

Đối thủ của Nadal trên con đường vô địch ở Monte-Carlo và Barcelona Open cũng không phải là những đại kình địch trong nhóm “Big 4” như Federer, Djokovic hay Murray mà chỉ là những tay vợt chiếu dưới hoặc những “hiện tượng” nhất thời.

Tại Monte-Carlo, Rafa trên con đường giành cú “Decima” đầu tiên trong sự nghiệp của mình chỉ phải lần lượt vượt qua Kyle Edmund, Alexander Zverev, Diego Schwartman, David Goffin và Albert Ramos-Vinolas.

Nadal vô địch liền 2 giải: Đừng vội ảo tưởng sức mạnh - 2

Nadal chỉ phải gặp Ramos-Vinolas ở trận chung kết Monte-Carlo Masters năm nay

Còn ở Barcelona Open, trên sân đấu chính vừa được đổi tên thành tên mình, Nadal thậm chí còn gặp may hơn khi 2 hạt giống hàng đầu là Murray và Nishikori kẻ bị loại sớm, người bỏ cuộc vì chấn thương.

Trên con đường lần thứ 10 giành cúp tại giải ATP 500 này, Nadal cũng chỉ phải giải quyết những đối thủ không xứng tầm như Dutra Silva, Kevin Anderson, Chung Hyeon, Horacio Zeballos hay tài năng trẻ Dominic Thiem.

Thành công với việc rinh 2 chiếc cúp đều lần thứ 10 trong sự nghiệp có thể khiến Nadal và các fan của anh quên rằng đó chưa là những giải đấu mà người ta thật sự đánh giá cao khi anh chưa có dịp so tài với những đối thủ mạnh thật sự.

Trong 2 giải đấu mà Rafa đăng quang trong 2 tuần qua, anh vẫn bộc lộ một bài điểm yếu từ khả năng giao bóng gây áp lực chưa thật tốt hay việc đôi lúc hơi chủ quan trước một số đối thủ đàn em thua kém mình cả về tuổi đời và kinh nghiệm trận mạc.

Bài học xương máu từ năm ngoái

Có một sự tương đồng lớn khi năm ngoái, Nadal cũng vô địch cũng giải cơn khát danh hiệu từ đầu mùa để nối dài kỷ lục của mình khi vô địch liên tiếp ở Monte-Carlo và Barcelona như năm nay.

Nhưng sau đó thì sao? Nadal chơi khá tệ và bị loại sớm ở 2 giải Masters Madrid (thua Murray ở tứ kết) và Rome (thất bại bởi Djokovic ở bán kết) trước khi dính chấn thương cổ tay và phải bỏ dở Roland Garros từ vòng 3.

Chức vô địch ở Monte-Carlo và Barcelona cũng là 2 danh hiệu đánh đơn ít ỏi mà Nadal giành được trong mùa trước khi phần còn lại của mùa giải là “ác mộng” với anh khi trắng tay ở nội dung đánh đơn cả 5 giải lớn nhỏ như Olympic Rio, Cincinnati Masters, US Open, China Open và Shanghai Masters.

Nadal vô địch liền 2 giải: Đừng vội ảo tưởng sức mạnh - 3

Khó khăn vẫn chờ đón "Ông vua trên mặt sân đất nện" phía trước

Sau thất bại trước Viktor Troicki 3-6, 6-7 (3-7) ở ngay vòng 2 Masters tại Thượng Hải hồi giữa tháng 10 năm ngoái, Nadal phải nghỉ hết mùa để phẫu thuật chấn thương cổ tay. Với một tay vợt có tiền sử đa chấn thương như Nadal, chẳng thể nói trước bất kỳ điều gì.

Phía trước "Bò tót" vẫn còn 2 giải Masters trên sân đất nện ở Madrid và Rome, trước khi mơ về “cú Decima” thứ 3 trong năm ở Roland Garros. Khó khăn với “Ông vua trên mặt sân đất nện” là hiện hữu khi Djokovic và Murray cũng sẽ quyết tâm bảo vệ các danh hiệu của mình ở đó, Federer thì sẽ tái xuất ở Pháp mở rộng. Liệu Nadal có tiếp đà hồi sinh được như cách FedEx đã làm trong quý đầu của năm nay?

Nadal và danh hiệu Roland Garros
Theo bạn, Nadal có thể chinh phục Roland Garros 2017?

Chi tiết Nadal - Thiem: Phản công giành break (KT)

Nadal phòng ngự tuyệt vời và tấn công cũng quá xuất sắc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Đức ([Tên nguồn])
Rafael Nadal Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN