Trận đấu nổi bật

dabrowski-va-routliffe-vs-errani-va-paolini
WTA Finals
E. Routliffe & G. Dabrowski
2
S. Errani & J. Paolini
1
jessica-vs-barbora
WTA Finals
Jessica Pegula
0
Barbora Krejcikova
2
manuel-vs-zizou
Moselle Open
Manuel Guinard
0
Zizou Bergs
2
andrey-vs-lorenzo
Moselle Open
Andrey Rublev
1
Lorenzo Sonego
0
iga-vs-coco
WTA Finals
Iga Swiatek
-
Coco Gauff
-
alex-vs-richard
Moselle Open
Alex Michelsen
-
Richard Gasquet
-
roberto-vs-benjamin
Moselle Open
Roberto Bautista Agut
-
Benjamin Bonzi
-

Đại chiến sân đất nện Nadal và Schwartzman: Người khổng lồ đấu tí hon

Liệu có rủi ro nào cho Nadal khi gặp lại người vừa mới đánh bại anh trên sân đất nện, Diego Schwartzman?

  

Video trận đấu giữa Rafael Nadal và Diego Schwartzman ở tứ kết Rome Masters 2020:

Ba tuần trước, Schwartzman đánh bại Nadal chỉ sau hai set (6-2, 7-5) ở tứ kết của Rome Masters. Đó là chiến thắng đầu tiên của tay vợt người Argentina trong tổng số mười lần họ đối đầu với nhau ở tất cả các giải đấu.

Schwartzman cũng là chuyên gia sân đất nện. Bốn trong số chín trận chung kết, và hai trong số ba danh hiệu ATP của anh tới lúc này là sân đất nện.

27 tuổi, Schwartzman lần đầu lọt vào tới chung kết một giải Masters 1000 và bán kết một giải Grand Slam cũng là trên sân đất nện.

Nhưng Schwartzman có thể trở thành người thứ hai trong lịch sử môn thể thao này đánh bại được Nadal hai lần liên tiếp trong lịch sử môn thể thao này hay không?

Kỳ tích ấy rất không dễ. 14 người từng đánh bại được Nadal trên mặt sân đất nện mới chỉ có Djokovic làm được trong năm 2011 và 2015.

Năm 2011, Djokovic thắng ở chung kết Madrid Masters, rồi Rome Masters đều chỉ sau hai set.

Djokovic thắng cả hai trận bán kết trước Nadal ở Monte Carlo và Roland Garros bốn năm sau đó.

Nhưng Djokovic cũng từng hy vọng khi có những chiến thắng tiền đề, rồi thất vọng khi bước ra sân khấu lớn nhất, với thử thách thể thức năm set và khát vọng lớn nhất.

Năm 2013, Djokovic thắng Nadal ở chung kết Monte Carlo nhưng thua ở bán kết Roland Garros.

Năm 2014, Djokovic thắng Nadal ở chung kết Rome Masters nhưng thua ở chung kết Roland Garros.

Lý giải cho hai lần thành công 2011 và 2015 liệu có thể nguyên nhân nào khác ngoài việc năm đầu tiên Djokovic bắt đầu sự trỗi dậy, tạo nên những bất ngờ cho tất cả trong đó có Nadal; còn lần thứ hai là khi Djokovic đạt tới trạng thái gần như độc cô cầu bại (tiến rất gần tới việc thâu tóm cả bốn Grand Slam trong năm).

13 người khác có những huyền thoại, có những chuyên gia sân đất nện trứ danh, nhưng từ Federer tới Thiem cũng không thể. Thiem từng ba lần thắng các giải tiền Roland Garros, rồi tới Paris lại thất bại khi gặp lại Nadal.  

Schwartzman đánh bại Nadal chỉ sau hai set 6-2 7-5 ở tứ kết của Rome Masters

Schwartzman đánh bại Nadal chỉ sau hai set 6-2 7-5 ở tứ kết của Rome Masters

Một Roland Garros không còn ưu đãi Nadal

Nadal luôn nói thái độ thi đấu mọi giải như một. Chơi một trận hay một giải ATP 500 cũng như một trận chung kết ở Grand Slam. Thậm chí mọi điểm như một.

Mỗi người khác nhau có quyền nghi ngờ điều này, nhưng có một thực tế khó phủ nhận, là khả năng đáp ứng của Nadal trước các đòi hỏi của hoàn cảnh, của đối thủ để phải có một chiến thuật phù hợp đã tạo góp phần tạo nên sức mạnh.

Nadal đã làm như thế để đánh bại Thiem, tay vợt có khả năng đe doạ rõ ràng nhất đối với sự thống trị của Nadal trên mặt sân đất nện trong cả ba năm trước. Từ việc thực hiện các cú giao bóng vào người nhiều hơn tới việc ít né trái đánh phải hơn để ôm sân gần hơn hay cả tần suất tràn lưới cao hơn để dứt điểm đường bóng sớm hơn.

Nhưng lần này, có vẻ những thử thách là lớn hơn. Không hẳn là vì Diego Schwartzman đang chơi thứ tennis hay nhất trong sự nghiệp. Nó còn tới từ một Roland Garros đặc biệt trong lịch sử của giải đấu này.  

Việc lùi lại tới bốn tháng vì Covid đã khiến cho Roland Garros lần đầu tiên được tổ chức vào cuối mùa Thu trong khi trước kia các giải đấu đất nện được gói gọn trong mùa Hè.

Nhiệt độ xuống thấp ảnh hưởng tới tốc độ bay và đặc biệt độ nảy của bóng. Bóng đi chìm hơn, bớt xoáy hơn và đòi hỏi các tay vợt phải ra thêm lực nhiều hơn.

Roland Garros khánh thành mái che và hệ thống chiếu sáng lần đầu tiên trong lịch sử của giải đấu cũng đẩy các trận đấu diễn ra muộn hơn. Nadal kết thúc trận đấu ở tứ kết vào lúc 2:00 sáng trong khi trước kia muộn nhất là 8:00 tối khi nó chỉ sử dụng ánh sáng tự nhiên (Paris hoàng hôn muộn).    

Nadal quyết tâm phục thù trận thua ở Rome Masters

Nadal quyết tâm phục thù trận thua ở Rome Masters

9 năm gắn kết của Roland Garros với Babolat như một trong những nhà tài trợ lớn nhất (cung cấp bóng, dịch vụ căng dây vợt chính thức…) cũng đã khép lại. Thay vào đó là Wilson, nhà cung cấp bóng chính thức của US Open.

“Review” về bóng Wilson trên sân đất nện, từ những chuyên gia của mặt sân màu son là Thiem cho tới những người thiện nghệ trên mặt sân cứng như Daniel Evans, Kei Nishikori đều cho rằng nó hoàn toàn không phù hợp với mặt sân đất nện: Nặng hơn, chậm hơn, nảy thấp và càng đánh thì càng nở to hơn.

Chín năm trước, khi Roland Garros đổi từ Dunlop sang Babolat, hãng dụng cụ tennis của Pháp đã tạo ra một trái bóng phù hợp cho tất cả: bóng nảy cao, xoáy hơn, nhưng vẫn rất nhanh ngoại trừ một hạn chế là độ bền không tốt.

Federer cho rằng nó là hoàn hảo nếu người ta có thể khắc phục được nhược điểm  thay đổi chỉ sau vài game sử dụng. Djokovic cho rằng bóng Babolat lợi cho những tay vợt giao bóng nặng, yêu thích tấn công.

Những cảm giác của các tay vợt không sai. Một cuộc thử nghiệm trước giải bởi các chuyên gia như tờ L’quipe tiết lộ cho ra các thông số bóng Wilson trong điều kiện thời tiết Paris mùa Thu không phù hợp cho các chuyên gia đất nện.

Bóng Babolat, Wilson và Head ở điều kiện bình thường khi được thả từ độ cao 2,54m nảy tương ứng là 1.47m, 1.43m, và 1.38m. Khi điều kiện ngoại cảnh được điều chỉnh gần giống với Paris hiện tại (15 độ C), sự khác biệt giữa ba quả bóng trở nên rõ rệt hơn, chỉ còn nảy 1.4m, 1.32m và 1.25m.

Người muốn đánh bóng xoáy sẽ mất nhiều lực hơn đáng kể. Người thích ôm sân đánh bóng sớm có thể tiến vào sân hơn rõ rệt.

Nadal không thể xem thường Schwartzman 

Nadal không thể xem thường Schwartzman 

Vì sao Nadal vẫn đang bất bại?  

Những thay đổi của Roland Garros được nhận diện. Và các chuyên gia đất nện rời cuộc chơi từ sớm là thật, số này có Wawinka (vòng 3), Thiem (tứ kết), Fognini (vòng 1) của nam; hay Halep, Kerber (đều vòng 1), Muguruza (vòng 3) của nữ.

Nhưng ngoài Nadal và Djokovic vào tới bán kết là Schwartzman, một chuyên gia đất nện như đã nói, và cả Tsitsipas, một tay vợt toàn diện nhưng xưa nay vẫn có thành tích trên sân đất nện nhỉnh hơn các mặt sân khác.

Đất nện vẫn là đất nện. Chín năm trước Federer nói như thế. Và giờ chúng ta vẫn thấy như vậy. Nadal sau thất bại ở tứ kết Rome Masters đã thắng năm trận ở Roland Garros mà chưa thua set nào, chỉ phải đánh tie-break đúng một lần.

Các đối thủ chưa xứng tầm, hoặc ngoài Top 50 hoặc chưa phải hạt giống, là một lý do ai cũng thấy. Nhưng Nadal đã cải thiện được phong độ tốt hơn so với ba tuần trước ở Rome Masters sau sáu tháng không thi đấu cạnh tranh.

Khả năng thích ứng của Nadal trong các điều kiện khác nhau vẫn là điểm mạnh: Nadal sẵn sàng ôm sân, lên lưới (29 lần chỉ sau 3 set trước Sinner ở tứ kết), hoặc trung bình 6-7 lần mỗi set ở các trận đấu trước đó.

Được gặp Schwartzman có thể là điều Nadal không chờ đợi khi kết quả bốc thăm ban đầu dường như là sự sắp xếp cho cuộc tái đấu giữa Nadal và Thiem.

Nadal tưởng gặp khó ở nhánh này nhưng thử thách xứng tầm một giải đấu lớn với anh chỉ bắt đầu từ bán kết. Nó dễ dàng hơn so với chính Schwartzman, hay Djokovic và Tsitsipas – cả ba đều đã thua ít nhất một set sau năm trận đấu đã qua của mỗi tay vợt.

Nadal chỉ còn cách Federer một danh hiệu Grand Slam (19-20), nhưng trước tiên hãy nghĩ rằng tay vợt 34 tuổi người Tây Ban Nha còn cách Djokovic một trận đấu.

Nadal và số Grand Slam khi kết thúc sự nghiệp
Theo bạn sau khi Nadal giải nghệ sẽ có được bao nhiêu danh hiệu Grand Slam?

Nguồn: [Link nguồn]

Nadal mơ Grand Slam thứ 13 tại Roland Garros, huyền thoại chê tham lam

(Tin thể thao – Tin quần vợt) Với sự thống trị tuyệt đối tại giải Roland Garros, Nadal bất ngờ bị chê là một người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN