Trận đấu nổi bật

yoshihito-vs-carlos
Australian Open
Yoshihito Nishioka
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
3
Jaime Faria
1
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
1
Tommy Paul
3
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
3
Felix Auger-Aliassime
2
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
1
Jakub Mensik
3
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
0
Alexander Zverev
3
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
2
Talia Gibson
0

Nadal sinh ra không phải để biểu diễn

Chỉ trước những thách thức chạm tới giới hạn danh dự và chuyên môn như đấu với Kyrgios thì những phẩm chất của Nadal mới bộc lộ.

Video Nadal vô địch China Open:

Kyrgios mới chỉ gặp Nadal 4 lần trước tối chung kết ở Bắc Kinh. Và hiệu số đối đầu là 2-2.

Đối đầu như vậy quá mỏng để gọi là kỳ phùng địch thủ, lại càng không thể so với 50 lần gặp nhau đã trở thành kỷ lục của Nadal đấu với Djokovic hay 37 lần của Nadal với Federer bao gồm những trận đấu được xếp hạng hay nhất lịch sử.

Nadal sinh ra không phải để biểu diễn - 1

Nadal cứ ra sân là như 1 chiến binh

Nhưng có những trận đấu mà khi Nadal thua Kyrgios lại là một trong những chương bi kịch của sự nghiệp Nadal, như trận thua ngay vòng 1 ở Wimbledon, hoặc được Kyrgios thổi bùng lên như một chiến công hiển hách là tứ kết Cincinnati chẳng hạn.

Còn Nadal thắng thì đều trên sân đất nện và dù cũng là Masters 1000 nhưng ở vòng 3. Tức là Nadal thắng ai trên sân đất nện cũng đều được coi là chuyện đương nhiên phải thế, không có gì quá xuất sắc cả.

Một trong những yếu tố khiến cho Nadal được coi là người phải thắng trên mặt sân đất nện, và là một tay vợt tầm thường khi bước ra các mặt sân khác trong đó có sân cứng là vì tay vợt này có một nền tảng thể lực hơn người, hay nói cách khác là anh ta thắng nhờ khoẻ.

Nhưng nếu quá đề cao thể lực của Nadal thì tức là chúng ta đang đánh giá quá thấp những phẩm chất về lối chơi, về chiến thuật và cú quả của Nadal. Nó là một sai lầm, tương tự như việc nhầm tưởng rằng Federer xưa nay chỉ chơi bằng kỹ thuật, nhờ sự tinh tế của đôi tay mà hạ thấp đi một phẩm chất ưu việt khác của tay vợt người Thuỵ Sĩ ấy là một nền thể lực dồi dào và luôn được chuẩn bị kỹ lưỡng trong suốt sự nghiệp từ khi còn trẻ.

Và kết cục, đặc biệt là diễn biến ở chung kết Bắc Kinh 2017 cho thấy một lần nữa sự xuất sắc của Nadal trên mặt sân cứng một khi anh đạt trạng thái phong độ đỉnh cao.

Tưởng như kịch bản phải là Nadal cầm giao bóng game nào cũng khó khăn còn Kyrgios cầm giao bóng sẽ thắng dễ dàng thì trận chung kết lại trái ngược hoàn toàn.

Nadal cầm giao bóng tấn công nhanh, giải quyết chỉ sau vài lần chạm vợt, các game kết thúc nhanh gọn, chỉ phải đối diện với 4 break points và cứu cả 4 (cả giải, Nadal cứu 26 break points sau 29 lần đương đầu).

Nó là những con số nói lên sự xuất sắc của các cú giao bóng của Nadal, cả bóng 1 lẫn bóng 2, vừa có điểm rơi biến hoá lại có cả sức nặng.

Còn Kyrgios cầm giao bóng ở game đầu của set đầu đã hơn 10 phút. Và sau 4 game 2-2 thì đã được khoảng nửa giờ thi đấu mà nguyên nhân cũng là bởi Kyrgios cầm gia bóng game 2 tiếp tục bị Nadal giằng co.

Cả trận, Kyrgios phải giao bóng nhiều hơn Nadal 7 lần, nhưng trong set 1 căng thẳng và then chốt thì Kyrgios phải giao nhiều gấp rưỡi (36/24).

Kyrgios giao bóng không quá tệ (8 cú ace), chỉ là không làm nên màn giao bóng xuất sắc nhất sự nghiệp mà thôi.

Vấn đề là Nadal trả giao bóng tốt, đủ sâu và đủ nặng để từ vị trí 5-7m sau vạch baseline khi trả giao trở lại và sẵn sàng ôm sân tấn công ở những đường bóng sau đó.

Và trận chung kết Bắc Kinh 2017 là sự tiếp nối của màn trình diễn trái tay xuất sắc của Nadal, như đã thể hiện ở US Open. Kyrgios ép trái và liên tục bị phản đòn bởi các cú trái cực nặng và sắc của Nadal cả khi đi dọc dây lẫn chéo sân.   

Còn thuận tay, ưu thế áp đảo của Nadal đã là một điều đương nhiên và xuyên suốt.

Trước sự áp đảo ấy của Nadal, Kyrgios thừa nhận đó là một thất bại tâm phục.

Những cấn cá về tâm lý với trọng tài ở phần đầu trận đấu không thể và không phải là nguyên do cho thất bại của Kyrgios. Cũng như cách nay tháng rưỡi rằng Del Potro thua Nadal ở bán kết US Open không chỉ vì thể lực, vì Nadal khoẻ hơn.

Sự thực là Nadal đang ở phong độ đỉnh cao, và chỉ trong những (dù không phải mọi lúc) cuộc chiến thực sự thì nó mới bộc lộ tất thảy, còn ở những trận biểu diễn, ai cũng có thể “hạ nhục” Nadal. 

Một chiến binh không biết biểu diễn

Mới tháng trước, Kyrgios trả lời trong cuộc họp báo ở Laver Cup (tổ chức ở CH Czech) là trong đội Quốc tế, bất cứ ai giao bóng tốt cũng đều có thể thắng tốt Nadal. Nói xong, Nick Kyrgios cười ngặt nghẽo. 

Đội Quốc tế của mà Kyrgios là một phần trong đó có Denis Shapovalov, John Isner, Jack Sock, Sam Querrey, Frances Tiafoe.

Nadal sinh ra không phải để biểu diễn - 2

Nadal đăng quang China Open đầy thuyết phục

Quả là một tập hợp gồm những chuyên gia giao bóng vì chỉ có Frances Tiafoe là mới 19 tuổi không phải dạng này.

Và quả là ngày hôm sau cuộc họp báo ấy, Nadal thua về tay John Isner sau 2 set 5-7 và 6-7(1).

Nadal ở Laver Cup đánh cả thảy 4 trận, đơn chỉ thắng được Jack Sock sau 3 set, đôi thì thua 1 khi đứng với Berdych và thắng 1 khi được Federer làm “Triển Chiêu”.

Xét về tầm vóc của một tay vợt lớn, một người được coi là chủ công của đội tuyển Châu Âu như thế là không đáng tự hào.

Nhưng Nadal sinh ra không phải để đánh biểu diễn dù thực tế là Nadal cũng vẫn nhận tiền để chơi những trận đấu như thế.

Năm 2013, Nadal được chọn làm diễn viên chính của BNP Paribas Showdown ở Madison Square Garden tại New York. Diễn viên phụ hôm đó là Juan Martin Del Potro. Sau trận “dọn bãi” của Serena Williams với Victoria Azarenka thì đến lượt trận chính. Dội vào sự háo hức của hàng ngàn người tới xem là trận thua và cách thua của Nadal trước Del Potro cũng sau 2 set.

Nhưng vài tháng sau, ở một sân đấu vừa lớn hơn lại chính thống hơn là US Open, Nadal chinh phục tất cả với danh hiệu vô địch ấn tượng, nhất là trận chung kết thắng Djokovic 3-1.

Năm 2013 cũng được coi là một trong những mùa giải thành công nhất của Nadal trước nay. Nadal vô địch US Open, Roland Garros và thắng thêm 8 giải đấu khác, lấy lại ngôi số 1 thế giới từ tay Djokovic.

Quả là một chiến binh như Nadal thì rất khó biểu diễn trong một trận đấu hay giải đấu “triển lãm”.

Nadal và tennis 2017
Theo bạn, sau chức vô địch US Open 2017, Nadal có đuổi kịp số danh hiệu Grand Slam của Federer?

Nadal vô địch China Open: Vượt Federer, ”số 1” tuyệt đối năm 2017

Nadal thống trị tuyệt đối làng banh nỉ năm 2017 sau chức vô địch China Open.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Rafael Nadal Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN