Trận đấu nổi bật

yoshihito-vs-carlos
Australian Open
Yoshihito Nishioka
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
3
Jaime Faria
1
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
1
Tommy Paul
3
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
3
Felix Auger-Aliassime
2
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
1
Jakub Mensik
3
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
0
Alexander Zverev
3
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
2
Talia Gibson
0

Nadal: Sẵn sàng cho đỉnh cao cuối cùng

Hy vọng vô địch Roland Garros của Nadal đã được nhen lên từ chức vô địch Monte Carlo.

Cụ thể hơn, khi Nadal tốn sức để bẻ game của Monfils mà ngay sau đó hai tay vợt không đổi sân và không có quãng nghỉ 90 giây thì anh không thể duy trì được nhịp độ, cường độ thi đấu cao mà chính xác.

Cũng tưởng như là chỉ khi đối đầu với Djokovic thì Nadal mới thua nhiều hơn trong các loạt bóng bền trên chín lần chạm vợt nhưng trước Monfils thì tình thế cũng không khác.

Khả năng tận dụng break point của Nadal cũng không thực sự tốt, bởi ở trận chung kết, anh có tới 21 cơ hội mà vẫn để trận đấu kéo dài sang set thứ ba. Nadal chỉ tận dụng được tám trong số ấy.

Những cải thiện mới

Trong một trận đấu mà khoảng một phần tư (25%) đường bóng là bền (trên chín lần chạm vợt), dù chỉ thắng 26 so với 29 của Monfils, Nadal lại vượt trội ở số điểm trong các loạt bóng ngắn hơn: Giành 34/58 điểm của loạt bóng từ 5-9 lần chạm vợt và 45/79 điểm của loạt bóng dưới năm lần chạm vợt. 

Nadal rõ ràng đã thay đổi cách chơi trên sân đất nện: Chủ động tấn công nhiều hơn thay vì phòng ngự và kiên nhẫn chờ đợi cho tới khi đối phương mắc sai lầm hoặc có một đường bóng dọn cỗ.

Nadal đổi hướng đánh liên tục ngay cả khi chưa dồn được đối thủ, và sử dụng cú trái một cách đa dạng hơn: Không chỉ để cài bóng mà còn để tấn công kết thúc một đường bóng hoặc ép đối thủ phải mở sân rồi sau đó anh dứt điểm thuận tay dễ dàng hơn.

Nadal: Sẵn sàng cho đỉnh cao cuối cùng - 1

Hi vọng Nadal sẽ đạt phong độ cao, chinh phục Roland Garros

Trước Murray chơi trái hay nhất nhì thế giới, Nadal có chín điểm trực tiếp từ trái tay. Trước Monfils cực kỳ hiệu quả khi chọn bóng thấp để đánh trái chéo sân, Nadal cũng có 5 điểm trái tay ăn điểm giống đối thủ người Pháp.

Nadal cũng không thiên về xoáy, mà kết hợp hiệu quả giữa những pha bóng topspin nảy cao với những cú đánh tăng lực, nặng hơn, nhanh hơn để khiến đối thủ phải bối rối.

Một phẩm chất quen thuộc của Nadal cũng được phô diễn, đó là khả năng điều chỉnh qua từng set đấu để hoá giải những thách thức: Khi Murray tấn công áp đảo nhờ dùng lợi thế giao bóng rất tốt trong set 1, thì sang set 2 của trận bán kết, Nadal tăng tốc độ cú thuận tay trung bình nhiều hơn 10km so với trước đó.

Một Nadal tấn công sẽ phù hợp hơn với một thực tế là ngày 3-6 tới đây anh sẽ tròn 30 tuổi, và chơi chuyên nghiệp ở năm thứ 15.

Cũng liên quan tới vấn đề thể lực, chiến thắng ở Monte Carlo cho thấy một điều: Nadal trong hai năm qua không còn tập thể lực và tập bổ trợ nhiều như cách đây 8-10 năm, mà lấy các trận đấu đỉnh cao liên tục làm chỗ rèn luyện.

Nhưng việc căng sức trên tất cả các giải đấu diễn ra nối tiếp nhau là một thách thức tới khả năng hồi phục. Nadal đã bị loại ở Miami Open từ vòng hai và nhờ thế mà anh trụ được cho tới cuối giải đấu dù cho cả bán kết và chung kết đều diễn kéo dài khoảng 2 giờ 45 phút mỗi trận.  

Chưa khi nào trong hai năm qua, Nadal bị mất nước (đổ mồ hôi) nhiều như khi gặp Monfils, cả thảy 13 lít sau ba set.

Liệu Nadal có chọn cách vô địch cả Barcelona, Madrid và Rome Masters để làm bước đà về tâm lý hay phân phối sức cho cuộc chinh phục danh hiệu Roland Garros lần thứ 10 vĩ đại?

Video Nadal đánh bại Monfils vô địch Monte Carlo 2016:

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN