Trận đấu nổi bật

koolhof-va-mektic-vs-heliovaara-va-patten
Nitto ATP Finals
N. Mektic & W. Koolhof
1
H. Patten & H. Heliovaara
2
taylor-vs-alex
Nitto ATP Finals
Taylor Fritz
2
Alex De Minaur
1
granollers-va-zeballos-vs-purcell-va-thompson
Nitto ATP Finals
M. Granollers & H. Zeballos
-
M. Purcell & J. Thompson
-
jannik-vs-daniil
Nitto ATP Finals
Jannik Sinner
-
Daniil Medvedev
-

Nadal: “Khắc tinh” của cú trái 1 tay

Cú trái 1 tay của Wawrinka trở thành tử huyệt để Nadal khai thác trong trận chung kết Madrid Open.

Chiến thuật hoàn hảo

Rafael Nadal đã lần thứ 3 vô địch Madrid Open theo một cách quen thuộc: Hủy hoại cú trái tay (backhand) của đối thủ. Rafa đánh bại Stanislas Wawrinka 6-2, 6-4 trong trận chung kết chủ yếu bằng những cú thuận tay nặng đưa bóng nảy cao cùng độ xoáy lớn để tàn phá cú trái một tay của đối thủ.

Wawrinka mắc tổng cộng 22 lỗi trái tay (errors, tính cả lỗi tự đánh hỏng - unforced errors và lỗi buộc đánh hỏng - forced errors) bao gồm 15 cú groundstroke (cú đánh khi bóng nảy lên) từ cuối sân và trả bóng (return). Trong khi đó Nadal chỉ mắc 5 lỗi trái tay gồm 4 cú groundstroke và 1 cú trả bóng. Chính yếu tố này đã tạo nên “hiệu ứng domino” giúp Rafa kiểm soát khắp mặt sân.

Nadal: “Khắc tinh” của cú trái 1 tay - 1

Nadal giành danh hiệu Masters 1000 thứ 23 trong sự nghiệp

Sau trận đấu Wawrinka phải thốt lên rằng chính chiến thuật bên phần sân bên trái (ad-court) khi những cú thuận tay (forehand) của Nadal tấn công vào cú trái của tay vợt người Thụy Sỹ là sự khác biệt trong kết quả cuối cùng. “Nadal là tay vợt thuận tay trái (lefty) và luôn tạo nên những cú thuận tay topspin (bóng xoảy nảy cao khi chạm sân), vì vậy tôi phải đánh trái tay ở tầm cao,” Wawrinka nói. “Do đó tôi cần thời điểm hoàn hảo để tung ra cú đánh mạnh nhất. Bạn có thể nhìn thấy những gì diễn ra hôm nay, nếu tôi không có đủ bước chân di chuyển, tôi không có cơ hội trở lại trong mỗi điểm số.”

Rõ ràng những cú thuận tay của Nadal liên tục đẩy đối thủ phải lùi sau sau vạch cuối sân (baseline) và đó là lý do vì sao những cú trái của Wawrinka mắc nhiều lỗi như vậy.

Nadal: “Khắc tinh” của cú trái 1 tay - 2

Những cú đánh của Nadal khiến Wawrinka mắc lỗi trái tay

Wawrinka có khởi đầu khó khăn, chỉ giành được 6 điểm trong 3 game đầu set 1, nhưng mở màn kém cỏi như vậy lại không phải vì những cú trái tay khi mà Wawrinka có 23 cú trái tay đầu tiên trong trận đấu mà không có 1 lỗi nào. Nhưng 13 cú trái tay tiếp theo mắc tới 6 lỗi khiến cho Wawrinka mất set 1 nhanh chóng và đồng thời giúp Nadal tự tin kiểm soát ad-court ưa thích của mình.

Nhìn chung, số lỗi trái tay của Wawrinka cao hơn 4 lần so với Nadal (22 so với 5)  và thực hiện số lượng cú groundstroke bằng thuận tay hay trái tay gần như tương đương nhau. Những cú đánh này lại đưa bóng đi vào hướng thuận tay của Nadal.

Nadal: “Khắc tinh” của cú trái 1 tay - 3

Nadal tung ra nhiều cú thuận tay và buộc Wawrinka chơi trái tay nhiều hơn

Mục đích chính của Nadal là kiểm soát ad-court với cú thuận tay đưa bỏng nảy cao về phía trái tay của đối thủ và điều này dường như có thể thực hiện một chiều khi Wawrinka chơi trái 1 tay và trái bỏng nảy cao trong điều kiện nắng ấm như ở Madrid trong trận chung kết.

Thêm một yếu tố khác, đây là trận đấu thứ 9 của Wawrinka trong vòng 10 ngày sau khi đánh bại tay vợt số 4 thế giới David Ferrer trong trận chung kết Portugal Open và sức mạnh đôi chân của tay vợt người Thụy Sỹ trong trận chung kết không còn như trước để có thể có cơ hội đánh bại Nadal.

Cú trái của Nadal cũng đứng vững trước những áp lực với 2 cú groundstroke giành điểm winners và chỉ có 4 lỗi trong cả trận chung kết. Rafa cũng chơi tốt hơn hẳn Wawrinka ở khía cạnh né trái đánh phải ở phần sân bên phải (deuce-court) để khắc phục điểm yếu cú trái.

Nadal: “Khắc tinh” của cú trái 1 tay - 4

Những cú thuận tay của Nadal có tỷ lệ giành điểm cao hơn

Nadal tung ra 9 cú thuận tay giành điểm winners với 5 điểm ở ad-court và 4 điểm ở deuce-court. Wawrinka tung ra 6 cú thuận tay giành điểm winners với số điểm chia đều ở ad-court và deuce-court.

Nadal kiểm soát baseline với những cú thuận tay để tạo điều kiện lên lưới (approach shot) có tỷ lệ cao hơn hẳn, Rafa đạt tỷ lệ giành điểm 100% (6/6) trong cả trận. Wawrinka có nhiều cú approach shot để có thể lên lưới nhưng tỷ lệ giành điểm chỉ là 40% (4/10).

Cả 2 tay vợt đã cố gắng tìm kiếm cú thuận tay ngay trong cú đánh đầu tiên sau khi giao bóng nhưng một lần nữa Nadal lại là người tận dụng tốt nhất những số liệu quan trọng này.

Nadal giao bóng và sau đó tung được 89% cú thuận tay (26/29 điểm) trong khi Wawrinka cũng tung ra được 88% cú thuận tay (31/35 điểm) sau khi giao bóng. Nhưng Nadal giành tới 80% số điểm trong khi với Wawrinka chỉ là 54%. Ngay cả giao bóng 2, Nadal cũng có tỷ lệ giành điểm tới 73% trong khi Wawrinka chỉ có 48%.

Trong những điểm break quyết định, Nadal giành được 3/11 điểm (27%) trong khi Wawrinka không có bất cứ cơ hội có điểm break nào.

Quá khó cho Wawrinka có thể đánh bại Nadal trong trận chung kết Madrid Open nhưng với thành tích thắng 12/14 trận gần nhất, tay vợt người Thụy Sỹ sẽ nổi lên như một chú “ngựa ô” tại những giải đấu sắp tới tại Rome và Roland Garros.

Nadal là “khắc tinh” của cú trái 1 tay

Trận chung kết Madrid Open một lần nữa chỉ ra Rafael Nadal thực sự là khắc tinh của những tay vợt chơi cú trái 1 tay như Stanislas Wawrinka. Những cú thuận tay topspin của Nadal với độ xoáy cực lớn đưa bóng đi nảy cao, đặc biệt trên mặt sân đất nện khiến cho những tay vợt sử dụng cú trái 1 tay dù linh hoạt và khó lường cũng rất khó khắc chế được Rafa.

Không đi đâu xa, ngay cả Roger Federer cũng là “nạn nhân” của những cú thuận tay topspin của Nadal. Trong 29 lần đối đầu, Federer thua tới 19 trận và thắng 10 trận nhưng tính riêng trên sân đất nện, cán cân nghiêng hẳn về Nadal với 12 trận thắng và chỉ để thua có 2 trận ở chính Madrid năm 2009 và Hamburg năm 2007. Còn lại ở mọi mặt sân, đặc biệt là 5 lần gặp nhau ở Roland Garros, Federer hầu như đều bị tấn công vào cú trái 1 tay và đón nhận thất bại.

Nadal: “Khắc tinh” của cú trái 1 tay - 5

Đến cú trái 1 tay huyền thoại của Federer cũng chịu thua Nadal trên sân đất nện

Khoảng thời gian mà Federer nâng tầm cú trái 1 tay có khả năng đè bóng trên cao ở cuối mùa giải 2011, sau khi hợp tác với HLV Paul Annacone, để đánh bại Nadal với tỷ số 6-3, 6-0 trong trận chung kết ATP World Tour Finals đáng tiếc không phải là trên sân đất nện để kiểm chứng liệu cú trái 1 tay khi đó của tay vợt người Thụy Sỹ có thể đánh bại Nadal trên sân đất nện hay không.

Nếu như cú trái 1 tay huyền thoại của Federer thắng được Nadal 10 trận và chỉ có 2 trận trên sân đất nện thì những cú trái 1 tay xuất sắc khác trong làng banh nỉ cũng chịu chung “số phận” thất bại. Wawrinka, tay vợt vừa lọt vào tốp 10 thế giới, nhận trận thua thứ 9 liên tiếp trước Nadal mà chưa có nổi một set thắng. Tay vợt người Pháp, Richard Gasquet, số 9 thế giới, người thậm chí còn được coi là có cú trái 1 tay xuất chúng nhất làng banh nỉ, cũng thua Nadal cả 10 trận khi đối đầu, trong đó có 6 trận trên sân đất nện.

Xa hơn là người đồng hương của Nadal, số 12 thế giới Nicolas Almagro, cũng giống Gasquet khi thua cả 10 trận trước Nadal (8 trận trên sân đất nện). Và nếu tính nốt tay vợt cuối cùng trong tốp 20 thế giới sử dụng cú trái 1 tay là tay vợt người Đức, Tommy Haas thì cũng không có gì khác. Số 14 thế giới thua Nadal cả 5 trận đối đầu, đều trên sân cứng chứ chưa nói tới sân đất nện.

Cả 5 tay vợt chơi cú trái 1 tay trong tốp 20 thế giới đều ôm hận trước Nadal. Vậy đã đủ để kết luận “Vua đất nện” là khắc tinh của những cú trái 1 tay?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phong Lan ([Tên nguồn])
ATP World Tour Masters 1000 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN