Trận đấu nổi bật

kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
1
Tommy Paul
3
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
3
Felix Auger-Aliassime
2
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
0
Alexander Zverev
3
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
2
Talia Gibson
0

Nadal, Federer, Djokovic & Kỷ nguyên không "Leicester"

Tại sao trong tennis lại khó có thể xảy ra những câu chuyện cổ tích kiểu Leicester City vô địch Ngoại hạng Anh?

Video Nadal - Monfils chung kết Monte Carlo

Grand Slam gần nhất Djokovic lên ngôi vô địch, anh thắng Murray ở chung kết Australian Open. Nếu thắng Roland Garros, Djokovic sẽ thâu tóm cả bốn Grand Slam – điều chưa từng ai làm được kể từ thời của Rod Laver.

Nadal, Federer, Djokovic & Kỷ nguyên không "Leicester" - 1

Bộ 3 quyền lực làng tennis

Một Kỷ nguyên có bất ngờ…

Rod Laver không chỉ vĩ đại, mà ông còn là con người của lịch sử: Giữa hai năm ông vô địch cả bốn Grand Slam mỗi năm là sự ra đời của Kỷ nguyên Mở với một trong những thay đổi đáng kể nhất là bất cứ tay vợt chuyên nghiệp nào cũng được tham dự Grand Slam chứ không chỉ các tay vợt nghiệp dư.

Nhưng không chỉ vì Djokovic, nếu không muốn nói rằng đó chỉ là sự tiếp nối những giá trị gần như tuyệt đối mà Federer và Nadal đã tạo nên trong suốt một thời gian dài đủ tính bằng thập kỷ.

Từ 2004 tới 2014, Nadal và Federer đã cùng nhau giành 31 danh hiệu Grand Slam trong tổng số 44 lần diễn ra giải.  Hoặc nếu tính cả nhóm Big 4 (có Djokovic và Murray) thì cho tới trước Australian Open 2014 thì họ đã vô địch tới 34/35 Grand Slam.

Sự thống trị ấy chính giá trị mà ở góc độ chuyên môn có thể lý giải là phải ở một trình độ rất cao thì mới có thể đăng quang ở Grand Slam. Nó chính là thứ duy nhất có thể và trên thực tế đã tạo nên đẳng cấp cho các giải đấu đỉnh cao và môn thể thao này.

Nhưng, thể thao mà không có bất ngờ thì lại thiếu hấp dẫn. Những bất ngờ thường tạo nên những cảm hứng mới, quyến rũ một thế hệ người hâm mộ mới bất kể tuổi tác.

Khi Roberta Di Vinci đánh bại Serena Williams, cả thế giới đã nói về cuộc lật đổ ở bán kết US Open 2015 của nữ như một trong những bất ngờ vĩ đại nhất. Nó đẹp tới mức, Vinci được coi như nhà vô địch của giải đấu đó dù cho ở chung kết, cô thất bại trước Flavia Pennetta, người thực ra khi vô địch cũng là một bất ngờ. Tỉ lệ đặt cược cho việc Pennetta vô địch trước khi giải diễn ra là cứ bỏ ra 1 đồng thì ăn 99 đồng (100-1), trong khi bỏ cho cửa Serena là 5 đồng thì ăn có 4 đồng (9-5).

Nhớ hồi Melanie Oudine vào tới tứ kết US Open 2009 nữ hay khi Cici Bellis mới 15 tuổi (vẫn chỉ là tay vợt nghiệp dư) hạ Cibulkova cách nay 3 năm thì chuyện cổ tích (dạng Cinderella) của cả hai là những sự kiện đặc biệt với không chỉ người Mỹ mà cả giới tennis.

Với tennis thế giới nam thì những cuộc lật đổ ngoạn mục như khi Nadal hai năm liền bị loại sớm ở Wimbledon (trong đó có thua người trước kia nghèo tới mức ngủ trong xe tải như Dustin Brown), rồi nhà vô địch huyền thoại Federer cũng trở thành nạn nhân ở đó trước Stakhovsky đều làm chấn động thế giới và những ai không phải là fan của các ngôi sao nói trên có thể cảm thấy phấn khích.

Nadal, Federer, Djokovic & Kỷ nguyên không "Leicester" - 2

Họ chính là những biểu tượng đương đại

Những cuộc lật đổ hoàn hảo hơn (hoặc gần như hoàn hảo) vì người chiến thắng sau đó cũng là nhà vô địch (hoặc vào chung kết) còn phải kể tới việc trong năm 2009 thì người ta thấy Soderling đã quật ngã Nadal rồi vào chung kết Roland Garros, và sự kiến thứ hai là Del Potro lên ngôi ở US Open sau khi đánh bại Federer, người đã 5 lần vô địch liên tiếp ở đó.

Và gần đây có Wawrinka đánh bại Nadal để lên ngôi ở Australian Open 2014 và hạ gục Djokovic để đăng quang tại Roland Garros 2015.  

Nhưng, hàng loạt những sự kiện kể trên đều chưa là gì so với những bất ngờ vĩ đại, những câu chuyện cổ tích thực sự trong quá khứ của tennis mà nó sau này được coi như những cột mốc lịch sử.

Năm 1985, Boris Becker vô địch Wimbledon lúc mới hơn 17 tuổi. Đó là bất ngờ vĩ đại của tennis,  để rồi hôm nay, người ta đang mang nó ra so sánh với chức vô địch của Leicester bên bóng đá ở giải Ngoại hạng Anh.

Năm 1989, Michael Chang đã quật ngã Stefan Edberg để lên ngôi ở Roland Garros. Năm ấy, Chang chưa đầy 17 tuổi.

Năm 1996, Krajicek vô địch Wimbledon và trên con đường ấy anh đánh bại huyền thoại Sampras.

Năm 2001, Ivanisevic không được xếp hạt giống đã thẳng tiến tới trận chung kết và hạ đẹp tay vợt người Australia lừng danh Pat Rafter để trở thành người hùng dân tộc Croatia.

Năm 2004, Sharapova ở tuổi 17 đánh bại Serena để vô địch Wimbledon để hoàn tất không chỉ một câu chuyện cổ tích mà kể cho cả thế giới giấc mơ Mỹ: Cô gái theo cha từ Nga tới Mỹ mà trong người họ chỉ có vài đồng đô la rồi sau đó trở thành nhà vô địch.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN