Trận đấu nổi bật

laura-vs-qinwen
Australian Open
Laura Siegemund
2
Qinwen Zheng
0
aryna-vs-jessica
Australian Open
Aryna Sabalenka
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
yoshihito-vs-carlos
Australian Open
Yoshihito Nishioka
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
2
Jaime Faria
1
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
-
Tommy Paul
-
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
-
Felix Auger-Aliassime
-
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
-
Jakub Mensik
-
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
-
Alexander Zverev
-
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
-
Talia Gibson
-

Nadal "dứt tình" với chú Toni: Nên mừng cho “Bò tót”

Nadal và người hâm mộ chắc chắn sẽ rất nuối tiếc vì quyết định chia tay ông chú, nhưng nhìn rộng ra, đó là một quyết định đúng đắn và đáng mừng.

Cuộc vui nào cũng có lúc tàn

Người chú ruột Toni chẳng khác nào một người cha thứ hai của Rafael Nadal. Chính người đàn ông sinh năm 1961 ở Manacor, đảo Mallorca (Tây Ban Nha) là người đã phát hiện được tiềm năng thiên bẩm của cậu cháu Rafa và tập cho cậu bé bắt đầu tập cầm vợt chơi tennis từ khi mới 3 tuổi.

Nadal "dứt tình" với chú Toni: Nên mừng cho “Bò tót” - 1

Hai chú cháu nhà Nadal sẽ "đường ai nấy đi" từ năm 2018 sau 27 năm gắn bó tình thầy trò

Suốt 27 năm qua, ông Toni Nadal đã dày công huấn luyện cháu mình từ một người thuận tay phải trở thành một ngôi sao số 1 chơi thuận tay trái, đặc biệt nguy hiểm với những cú đánh bóng cồng topspin hay những cú móc bóng xoáy với tốc độ kinh hồn (khoảng 4000 vòng/phút)…

Người đàn ông 55 tuổi này cũng đã dạy cho Nadal biết hành xử vô cùng chuyên nghiệp khi thi đấu, luôn giữ tinh thần “thắng không kiêu, bại không nản” và đặc biệt, bắt anh tập thói quen không bao giờ được đập vợt khi tức giận trên sân đấu.

Trong thành công đặc biệt của Rafa trong sự nghiệp quần vợt chuyên nghiệp với 14 chức vô địch Grand Slam (trong đó có kỉ lục 9 chiếc cúp Roland Garros), ông Toni Nadal đóng vai trò  rất quan trọng.

Nhưng sau thất bại của Nadal trước Federer ở chung kết Úc mở rộng 2017 vừa qua, ở một sự kiện tại Budapest (Hungary), ông Toni đã thông báo quyết định sẽ chỉ đồng hành cùng Nadal cho đến hết mùa giải năm nay trước khi chuyển trọng tâm vào công tác huấn luyện các tài năng trẻ ở Học viện Rafa Nadal tại Manacor (đảo Mallorca, Tây Ban Nha).

Nadal và người hâm mộ của anh chắc chắn sẽ bị sốc với quyết định đó của ông chú – người thầy Toni. Đó là một quyết định có phần đau đớn nhưng cần thiết.

Thất bại của Rafa Nadal trước Federer ở chung kết Úc mở rộng vừa qua đã kéo dài cơn khát Grand Slam thứ 15 của “Bò tót” người Tây Ban Nha suốt từ khi anh lên ngôi vương Roland Garros 2014 lên 2 năm 5 tháng – một quãng thời gian dài đằng đẵng với một huyền thoại như anh.

Màn chia tay ông Toni Nadal từ mùa giải năm sau sẽ là điều khá đau đớn với Nadal và các fan của anh, nhưng là một sự điều chỉnh cần thiết. Rafa và ông Toni có quan hệ thân thiết, ruột thịt, giúp họ hiểu và gần gũi nhau dễ dàng. Nhưng cũng chính vì là “người trong nhà với nhau” mà nhiều khi cảm xúc lấn át lí trí, không thể sáng suốt và khách quan như người ngoài để tìm ra những điểm yếu cần khắc phục của Nadal để phát triển.

Tất cả ngón đòn lợi hại nhất được ông Toni truyền thụ, Nadal đã nằm lòng. Nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó, 2 năm qua, Nadal đã trải qua không ít thất bại mà giới chuyên môn cho rằng đối thủ đã bắt bài được anh.

Một HLV mới như Carlos Moya hiện tại hoặc ai đó khác ông Toni Nadal – người thầy 27 năm qua của Rafa sẽ là một giải pháp then chốt trên con đường tìm kiếm vinh quang trở lại của anh.

Chờ Nadal “hồi sinh” nhờ phong trào “Siêu HLV”

Ngay từ tháng 6 năm 2015, khi phát biểu trên tờ Marca, huyền thoại John McEnroe đã chia sẻ: “Đây là lúc mà Nadal cần sự mới mẻ trong đội của mình. Cậu ấy cần một HLV mới. Cậu ấy nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài và tiếp tục hoàn thiện những gì mà chú mình đã dạy giống như Boris Becker và Djokovic”.

Nhưng Nadal bỏ ngoài tai lời gợi ý thay thầy ấy và sự thất bại sau đó của anh trong 2 năm qua là minh chứng từ việc không thể thành công mãi theo một lối mòn từ thầy cũ. Đầu tháng 1 năm nay, Nadal bổ nhiệm cựu tay vợt số 1 thế giới Carlos Moya làm HLV và những tín hiệu khởi sắc đã đến. “Bò tót” bảo vệ thành công danh hiệu ở Mubadala World Tennis Championship, vào bán kết Brisbane và chung kết Úc mở rộng.

Nadal "dứt tình" với chú Toni: Nên mừng cho “Bò tót” - 2

Nadal kỳ vọng đàn anh Carlos Moya có thể giúp mình hồi sinh mạnh mẽ theo phong trào bổ nhiệm các huyền thoại quần vợt làm HLV của mình như Djokovic, Murray hay Federer 

Nadal cuối cùng đã chịu đi theo xu thế mà Federer, Djokovic hay Murray đã từng hoặc đang chọn lựa. Các đàn anh, huyền thoại như Stefan Edberg, Boris Becker, Ivan Lendt hay mới nhất là Ivan Ljubicic (HLV hiện tại của Federer giúp anh vô địch Úc mở rộng 2017) từng có công lớn mang về các danh hiệu mới cho 3 trong 4 tay vợt thuộc nhóm "Bộ tứ siêu đẳng". Nadal cũng đang hy vọng điều tương tự sẽ diễn ra giữa anh và HLV Carlos Moya.

Video Nadal thua đau Federer ở chung kết Úc mở rộng 2017:

Nadal và danh hiệu Roland Garros
Theo bạn, Nadal có thể chinh phục Roland Garros 2017?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Đức (Tổng hợp từ ESPN) ([Tên nguồn])
Rafael Nadal Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN