Hiệp hội Quần vợt Chuyên nghiệp nam (ATP) sẽ bước sang năm thứ 50 tồn tại vào tháng 9 tới và trong lịch sử tồn tại, ATP đã tổ chức nên hệ thống giải đấu ATP Tour nay đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tennis quốc tế. Và đó cũng là sân khấu của những trận đấu nổi tiếng nhất trong lịch sử tennis nam.
Nhân kỷ niệm 50 năm thành lập, ATP đưa chúng ta ngược dòng thời gian để đến với 5 trận chung kết tennis hay nhất trong lịch sử tồn tại của Hiệp hội. Không cần đến những trận tranh chức vô địch Grand Slam, các giải đấu ATP Tour cũng đủ để chúng ta lưu giữ ký ức qua những cuộc thư hùng của Sampras, Agassi, Federer và Nadal.
Một trong những cuộc đối đầu tennis hay nhất trong lịch sử, Sampras và Agassi có lối đánh, tính cách và hình ảnh khác nhau khiến mọi cuộc đấu đầu giữa họ đều đáng xem. Và không cuộc đối đầu ngoài Grand Slam nào thú vị bằng cuộc gặp tại Miami Open 1995, tức trước sự chứng kiến của dư luận trong nước Mỹ.
Chưa nói đến trận đấu, bối cảnh của nó đã cực kỳ thú vị. Tại Miami Open 1994 Sampras đã thắng Agassi ở chung kết sau khi Agassi đồng ý hoãn thời gian diễn ra trận đấu để một Sampras không được khỏe có thể thi đấu. Vài tháng trước màn tái đấu tại Florida, Sampras lại hạ Agassi ở chung kết Indian Wells sau 3 set, do đó cuộc gặp ở Miami là một cơ hội phục thù cho Agassi được cả nước Mỹ đón chờ.
Sampras một lần nữa khiến các khán giả nghĩ đến một thắng lợi thứ 3 liên tiếp cho anh khi thắng set 1 với tỷ số 6-3. Nhưng Agassi có một màn ngược dòng không thể chê vào đâu được: Thắng 17 điểm liên tiếp chỉ trong set 2 để áp đảo set này với tỷ số 6-2, và khi set 3 phải vào tie-break, Sampras dẫn 3-2 trước khi Agassi ghi một lúc 5 điểm để định đoạt trận đấu.
Đó là danh hiệu ATP Masters 1000 thứ 5 trong sự nghiệp cho Agassi và châm ngòi cho một chuỗi 26 chiến thắng liên tiếp của anh, bao gồm cả một thắng lợi trước Sampras ở chung kết Montreal Open. Trớ trêu làm sau, chuỗi trận đó được kết thúc bởi chính Sampras ở chung kết US Open cùng năm.
K
hông khác gì một cuộc đối đầu giữa những tay đấm hạng nặng hay nhất của làng boxing thế giới, Pete Sampras là tay vợt số 1 thế giới trong năm 1996 với 7 chức vô địch ATP Tour trước khi bước vào chung kết ATP Tour Championship. Nhưng Becker lúc đó đã nổi lên trở thành đối trọng đáng gờm cho Sampras, sau khi hạ tay vợt người Mỹ trong 5 set kịch tính tại Stuttgart Masters tháng 10 năm đó.
Trong cuộc tái đấu rất được chờ đợi, các khán giả đã không phải thất vọng với màn thể hiện của cả hai. Sampras bứt lên trước và đã dẫn 5-4 ở set 4 khi anh có 2 championship point trong tay. Becker, với ý chí sắt đá, không những cứu cả 2 điểm mà còn vùng dậy gỡ hòa 2-2 sau loạt tie-break. Đến thời điểm này đã có tới 3 set liên tiếp phải vào tie-break.
Trận đấu bước sang giờ thứ 4 và tưởng như sẽ phải bước vào thêm một loạt tie-break nữa, nhưng ở game áp chót bước ngoặt đã đến khi Sampras bẻ game thành công và thắng 6-4 ở set 5 quyết định. Sampras coi đây là một trong những trận đấu khó quên nhất trong sự nghiệp của anh.
M
ùa hè 2005 là mùa hè của Nadal, tay vợt trẻ 18 tuổi trỗi dậy trong sự trầm trồ của dư luận châu Âu với tư cách nhà vô địch Monte Carlo trẻ thứ 2 trong lịch sử trước khi tiến vào chung kết Rome Masters. Đối thủ của anh lại chính là đối thủ ở trận chung kết Monte Carlo, một Guillermo Coria khi đó 23 tuổi và chính là người nắm giữ ngôi vị “Vua đất nện” trong giai đoạn 2003-2005.
Trong màn gặp lại, các khán giả đã được chứng kiến một trận đấu kéo dài hơn 5 giờ đồng hồ. Set 1 chứng kiến Nadal bị dẫn trước 1 break nhưng đã ngược dòng thắng 6-4, trước khi Coria thắng 6-3. Trong set 3, Coria bị dẫn 1-5 nhưng rút ngắn 3-5 trước khi các khán giả được chứng kiến một game đấu kéo dài 15 phút với một loạt các pha bóng bền kịch tính, nhưng Nadal là người chiến thắng để giành set với tỷ số 6-3.
Coria không chịu thua, anh đánh bại Nadal 6-4 ở set 4 và đã dẫn 3-0 trong set 5 sau khi đoạt 2 break point. Nhưng Nadal cho thấy ý chí chiến đấu quật cường sẽ trở thành thương hiệu của anh trong tương lai: Anh cứu một game point ở ván 4 và sau đó đòi lại break để dẫn 4-3 trước khi Coria cứu một championship point để đưa set 5 vào tie-break. Nadal dẫn 5-1 trong loạt đấu quyết định này, Coria gỡ hòa 6-6 thành công, nhưng Nadal cuối cùng thắng 8-6 để kết thúc trận đấu.
Cuộc gặp tại Rome Masters hóa ra lại là cuộc đối đầu ý nghĩa cuối cùng giữa Coria với Nadal, rằng nó đã trở thành bệ phóng cho Nadal lên tới tầm cỡ siêu sao với danh hiệu Roland Garros sau đó không lâu, trong khi Coria bắt đầu sa sút. Đây có lẽ sẽ là trận đấu sân đất nện hay nhất trong lịch sử, nếu không vì những gì xảy ra 1 năm sau mà chúng ta sẽ sớm được nhắc lại.
J
ohn McEnroe năm 1984 đã lập kỷ lục có tỷ lệ thắng cao nhất trong kỷ nguyên Open với thành tích 82 thắng – 3 thua, và trong năm 2005 báo chí rất ngóng chờ Roger Federer phá được cột mốc đó khi anh bước vào trận chung kết Shanghai Masters với thành tích 81-3. Nalbandian không được cho là có thể cản Federer, người lúc đó đang thắng liên tiếp 24 trận chung kết.
Dù vậy Federer vào trận với một cơn đau nhẹ ở mắt cá và điều đó sẽ có ảnh hưởng quan trọng khi trận đấu kéo dài, trong khi Nalbandian lại có thành tích thắng 5 thua 3 trước Federer. Tay vợt người Argentina có lẽ không ngờ anh sắp có được trận thắng lớn nhất trong sự nghiệp: Federer thắng cả 2 set đầu tiên trong loạt tie-break, nhưng Nalbandian thắng dễ 6-2 6-1 ở 2 set kế tiếp.
Trận đấu phải vào tie-break ở set 5 và Federer lúc này đã gần như không còn có thể tiếp tục. Những cố gắng của anh rất đáng khâm phục nhưng không đủ, Nalbandian chiến thắng 7-3 trong loạt tie-break và trở thành người đầu tiên vô địch Masters Cup mà chưa từng vô địch Grand Slam hay Masters Series trước đó.
Trận chung kết hay nhất trong lịch sử ATP Tour, và cũng là trận đấu hay nhất của cuộc đối đầu Federer – Nadal ngoài Grand Slam. Lý do rất đơn giản, đây là trận đấu duy nhất giữa hai người phải phân thắng bại trong loạt tie-break set 5.
Federer trước trận này đang bị dẫn 1-4 trong cuộc đối đầu với Nadal và anh tỏ ra rất quyết tâm. Tay vợt người Thụy Sĩ chiến thắng hoàn toàn 7-0 trong loạt tie-break set 1, và chơi lấn lướt trong phần lớn set 2, nhưng Nadal vùng dậy và thậm chí đã có 1 cơ hội set point khi đang dẫn 5-4. Set này rốt cuộc lại vào tie-break, và Nadal thắng 7-5 để gỡ hòa 1-1.
Nadal theo đà đoạt một break quan trọng ở set 3 trước khi giành chiến thắng 6-4, nhưng đến lượt Federer áp đảo set 4 với tỷ số 6-2 trước khi tạo ra cách biệt 4-1 ở set 5. Trước sự sững sờ của các khán giả, Nadal đầu tiên gỡ hòa thành công 4-4, và khi bước vào game 12 anh cứu 2 championship point sau khi Federer 2 lần đánh hỏng.