Trận đấu nổi bật

kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
1
Tommy Paul
3
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
3
Felix Auger-Aliassime
2
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
1
Jakub Mensik
3
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
0
Alexander Zverev
3
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
2
Talia Gibson
0

Nadal: Có trường sinh vĩ đại như Federer?

(Tin tennis, tin thể thao) Nadal tham dự Monte Carlo lần đầu năm 2003 và sau 14 năm anh vô địch 10 lần.

Video Nadal vô địch Monte Carlo 2017:

Trước khoảnh khắc nhận cúp, Nadal nhớ lại hành trình anh đến với Monte Carlo lần đầu năm 2003. Khi ấy, Nadal mới 17 tuổi: “Với người Tây Ban Nha chúng tôi, Monte Carlo là một giải đấu quan trọng”.

Ở thời điểm ấy, vẫn có ba giải Masters 1000 trên sân đất nện như hôm nay, nhưng Monte Carlo là giải đấu gần gụi nhất với người Tây Ban Nha nhất khi mà Madrid phải tới năm 2002 mới được nâng cấp lên thành Masters 1000 và phải tới 2009 mới thành giải đất nện.

Nadal: Có trường sinh vĩ đại như Federer? - 1

Chức vô địch xứng đáng của Nadal

Trong số các huyền thoại tennis của Tây Ban Nha chỉ có Manolo Santana là chưa từng vô địch ở Monte Carlo, dù cho ông từng vô địch Roland Garros hai lần trong những năm 1960s. Còn những Sergi Bruguera, Ferrero hay Moya, ai cũng đều vô địch ở đây ít nhất một lần.

Nó trở thành một dạng truyền thống của riêng người Tây Ban Nha theo sự nghiệp banh nỉ. Và Nadal, không bất ngờ gì khi đã chọn Monte Carlo là giải đầu tiên để anh trình làng trong hệ thống Masters 1000.

Giải năm ấy, bốn hạt giống hàng đầu thì có ba là người Tây Ban Nha, còn Roddick (người Mỹ) là hạt giống số 3.

Nadal mới 17 tuổi chưa được xếp hạt giống, lại cũng chưa giành được điểm nào kể từ đầu năm, nhưng ở vòng hai đã thắng Albert Costa (hạt giống số 4), rồi sau đó chỉ chịu gác vợt ở vòng 3 trước Guilermo Coria.

Coria cũng là một chuyên gia đất nện, đến từ Argentina và từng vào tới chung kết Roland Garros. Coria ở giải đó vào tới chung kết trước khi thua hạt giống số 1 là Ferrero.

Thua Coria nhưng lúc ấy Nadal đã làm tất cả phải kinh ngạc vì một chàng thiếu niên mới 17 tuổi đã sở hữu những phẩm chất đặc biệt.

So với những chỉ số hình thể hiện nay, Nadal lúc ấy vẫn còn đang “dậy thì”, vì mới chỉ cao 1m82, nặng 75kg (lúc cao nhất là 1m86 và nặng 86kg, rồi nay vừa thấp đi 1cm – theo ATP).

Nhưng Nadal chơi đầy tự tin trên một đôi chân nhanh không tưởng, thực hiện những cú thuận tay siêu xoáy, đầy sức mạnh và cũng không hề thiếu sự già dặn.

Các bình luận viên khi ấy đã phải dành rất nhiều thời gian để nói về phẩm chất của Nadal, để giới thiệu với thế giới những ai chưa từng xem tay vợt này hiểu rằng họ đang xem một hiện tượng có thể khuynh đảo tất cả.

Ở vòng 2, Nadal thực tế cũng đã làm kinh ngạc nhiều người khi đánh bại Albert Costa lúc đó đang là đương kim vô địch Roland Garros với những pha bóng làm choáng váng đối thủ.

Chơi trái rất ổn nhưng Nadal nhanh tới mức luôn né trái trả giao bóng của Costa, rồi qua những lần giằng co cuối sân, ép đối thủ lùi sâu rồi mở vợt rất kín để bỏ nhỏ cả trái lẫn phải. Khi Costa đứng ở giữa sân smash liên tục về hai góc sân, Nadal vẫn cứ cứu được tất thảy rồi sau đó còn chọn được cơ hội để thay vì lốp mà giật bóng dọc dây phản công.  

Nadal đã bắt đầu chín từ khi ấy – từ lần đầu tiên chơi ở Monte Carlo – để rồi một năm sau anh đánh bại số 1 thế giới lúc đó là Federer, vô địch ATP lần đầu tiên, rồi tới nay có 70 danh hiệu tất cả sau 15 năm thi đấu chuyên nghiệp.

Nó nếu được soi chiếu trên quy luật 10 năm đỉnh cao của tennis chuyên nghiệp thì phần nào đó giúp Nadal ở cùng một đẳng cấp với Federer (dù cao thấp có khác nhau) khi cả hai đều vẫn đang chinh phục thành công những danh hiệu lớn nhất của tennis thế giới, dù đã bước tới tuổi mà nhiều tay vợt đã tính chuyện bỏ nghề. 

Vô địch Monte Carlo và vô địch Roland Garros?

Con đường giành chức vô địch thứ 10 của Nadal ở Monte Carlo không quá nhiều thách thức. Nadal không phải đối diện với một tay vợt nào nằm trong Top 10. Goffin phải tới ngày thứ Hai của tuần này mới nhảy được ba bậc và đứng thứ 10 ATP nhờ thành tích vào tới bán kết rồi thua Nadal 6-4 6-1. 

Giải đấu năm nay thực ra cũng có nhiều hảo thủ, nhưng Murray và Djokovic lại không có phong độ tương xứng với vị trí số 1 và 2 thế giới mà họ đang nắm giữ nên đã rơi rụng trước khi có thể gặp Nadal.

Nadal: Có trường sinh vĩ đại như Federer? - 2

Hình ảnh này sẽ lặp lại ở Roland Garros 2017?

Nó trái ngược với những thử thách mà Nadal phải đương đầu trước kia mỗi khi anh đăng quang ở Monte Carlo.

Như lần đầu Nadal vô địch năm 2005, anh phải gặp lại Coria ở chung kết. Ba lần vô địch tiếp theo Nadal đều chạm trán Federer ở trận đấu cuối cùng.

Trong chuỗi tám chức vô địch liên tiếp ở giải đấu này, Nadal ngoài việc hạ các tên tuổi sừng sỏ kia còn có hai lần đánh bại Djokovic và các tay vợt đáng nể khác như Verdasco và Ferrer – những người hoặc đang trong Top 10, hoặc được coi là chuyên gia sân đất nện.

Sự thống trị này của Nadal khiến cho Monte Carlo trở nên nhàm chán, hoặc các đối thủ của anh trở nên nản chí và có người tận dụng tư cách của giải đấu (các tay vợt Top 30 không bị buộc phải tham dự) để không tham dự nữa.

Federer là một trong số đó, đã không tham dự giải ít nhất ba lần trong giai đoạn 2009-2016.

Monte Carlo dù có lịch sử 120 năm nhưng vì sự thống trị của Nadal như thế nên có cảm giác giải đấu này là lãnh địa của Nadal, để tôn vinh những kỹ năng chuẩn mực chuyên dành cho sân đất nện.  

Thực tế cũng có thể thế thật. Mặt sân Monte Carlo chậm nhất trong hệ thống các giải đất nện 1000. Sân nằm ngay bên biển Địa Trung Hải mà Nadal lại sinh ra và lớn lên ở Mallorca cũng sát ngay bên biển Địa Trung Hải.

Nhưng cú decima 10 chức vô địch ở Monte Carlo liệu có trở thành tiền đề mở ra cho một sự hồi sinh thực sự hay không để thấy rằng Nadal có một sự trường sinh vĩ đại như Federer đã làm được?

Sau Monte Carlo là Barcelona Open – nơi mà Nadal cũng đã 9 lần vô địch, rồi cơ hội để có thể sánh ngang với Djokovic ở kỷ lục 30 danh hiệu Masters nếu anh thắng một trong hai giải Madrid và Rome Masters (còn Nole trắng tay). Nhưng trường sinh trên đỉnh cao thì phải cần vô địch Roland Garros.

Nhưng thực ra, đánh giá về triển vọng của Nadal giờ đây không thể dựa trên một quy luật nào cả, mà cần phải nhìn từ những thực tế.

Thực tế về thể trạng của Nadal liệu có trục trặc gì không, và câu trả lời ở thời điểm hiện tại là Nadal đã và đang chơi kể từ đầu năm 2017 tới nay là anh hoàn toàn lành lặn.

Thực tế về đối thủ của Nadal, chỉ có Federer là ở phong độ đỉnh cao, còn Murray và Djokovic vẫn đang nỗ lực đề hồi phục. Cả hai mới chỉ có mỗi người một danh hiệu nhỏ trong khi chưa ai lọt vào tới trận chung kết của bất cứ giải nào ở đẳng cấp Masters 1000 trở lên.

Và thực tế sắp xảy ra ở Madrid và Rome Masters sẽ có giá trị tham khảo khác nữa khi chúng ta không chỉ xem Murray và Djokovic có chạy đua kịp với thời gian hay không, trong khi Wawrinka cũng là một nhà vô địch thực sự trên sân đất nện.

Còn lúc này, Roland Garros để ngỏ cho tất cả những nhà vô địch nói trên, dù ai cũng nói Nadal nhiều cơ hội nhất!

Trong lịch sử giải Roland Garros có tất cả 18 lần các tay vợt sau khi vô địch Monte Carlo rồi sau đó vô địch Roland Garros. Nhưng trong vòng 23 năm mới thực sự khiến chúng ta phải suy nghĩ rằng có thể có một quy luật tồn tại vì có tới 12 lần các tay vợt đã giành được cú đúp Monte Carlo và Roland Garros trong cùng một năm.

Riêng Nadal đã đóng góp cả thảy 7 lần (2005 – 2012) trong số 12 lần nói trên.

Cũng có hai năm mà Nadal vô địch Monte Carlo, rồi vẫn thất bại ở Roland Garros như 2009 (thua Soderling ở vòng 4), năm 2016 (rút lui ở vòng 3 vì chấn thương cổ tay). 

Nadal và danh hiệu Roland Garros
Theo bạn, Nadal có thể chinh phục Roland Garros 2017?

Nadal & 3 cú Decima: Huyền thoại, vua cũng

Sự vĩ đại của Rafael Nadal sẽ không dừng lại ở con số 50 danh hiệu đất nện.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Rafael Nadal Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN