Trận đấu nổi bật

casper-vs-jaume
Australian Open
Casper Ruud
1
Jaume Munar
0
gauthier-vs-reilly
Australian Open
Gauthier Onclin
-
Reilly Opelka
-
damir-vs-aleksandar
Australian Open
Damir Dzumhur
-
Aleksandar Vukic
-
paula-vs-xinyu
Australian Open
Paula Badosa
-
Xinyu Wang
-
sumit-vs-tomas
Australian Open
Sumit Nagal
-
Tomas Machac
-
aryna-vs-sloane
Australian Open
Aryna Sabalenka
-
Sloane Stephens
-
lucas-vs-alexander
Australian Open
Lucas Pouille
-
Alexander Zverev
-

Mỹ vượt Trung Quốc "phút 89" chiếm ngôi bá chủ Olympic: Run rẩy lo vị thế số 1

(Tin thể thao - Tin Olympic Tokyo) Dù vẫn duy trì ngôi số 1 toàn đoàn, ngôi vị độc tôn của thể thao Mỹ đã lung lay dữ dội ở Olympic Tokyo.

  

Olympic Tokyo với nhiều điều chưa từng có trong lịch sử đã chứng kiến những dấu ấn khó quên của các đoàn thể thao. Hãy theo dõi những câu chuyện nóng ở Thế vận hội năm nay qua loạt bài nhìn lại cuộc đua của một số đoàn thể thao ở giải năm nay, bắt đầu từ ngày 10/8.

HCV của Mỹ ở môn bóng rổ nữ:

Bản lĩnh siêu cường thể thao

Olympic Tokyo đã chứng kiến cuộc đua tới vị trí nhất toàn đoàn kịch tính bậc nhất lịch sử Thế vận hội. Trong ngày thi đấu cuối cùng, đoàn thể thao Mỹ thực hiện màn bứt phá ngoạn mục để cán đích với thành tích 39 huy chương vàng (HCV), hơn đoàn Trung Quốc vỏn vẹn 1 HCV, đồng thời đánh dấu kỳ Olympic thứ 3 liên tiếp xếp vị trí số 1 chung cuộc (sau Olympic London 2012 và Olympic Rio 2016).

Olympic Tokyo là kỳ Thế vận hội thứ 3 liên tiếp, Mỹ giành ngôi nhất toàn đoàn

Olympic Tokyo là kỳ Thế vận hội thứ 3 liên tiếp, Mỹ giành ngôi nhất toàn đoàn

Trong 113 huy chương mà Mỹ giành được (39 HCV, 41 HCB, 33 HCĐ), gần 1/4 thuộc về bơi lội (11 HCV, 10 HCB, 9 HCĐ), môn thể thao mang về cho họ nhiều huy chương thứ nhì lịch sử Olympic (chỉ xếp sau điền kinh). Caeleb Dressel, “Michael Phelps mới” có màn trình diễn để đời khi giành 5 HCV, trở thành VĐV xuất sắc nhất Olympic Tokyo.

Ngoài bơi lội, Mỹ tiếp tục duy trì sự thống trị ở các môn thế mạnh. Đội tuyển bóng rổ nữ có HCV thứ 7 liên tiếp, còn đội tuyển bóng rổ nam cũng ăn mừng HCV thứ 7/8 kỳ Thế vận hội gần nhất. Trong khi đó, đội tuyển bóng nước nữ có HCV Olympic thứ 3 liên tiếp.

Những tấm HCV của Gable Steveson (đấu vật), Nevin Harrison (Canoeing), đặc biệt là cô gái gốc H'Mông Sunisa Lee (thể dục dụng cụ) đã gây bất ngờ lớn. Phần lớn trong số họ mới lần đầu dự Olympic, hoặc không phải ứng viên giành HCV.

Những môn mang về nhiều huy chương nhất cho Mỹ ở Olympic Tokyo
Môn HCV HCB HCĐ Tổng
Bơi lội 11 10 9 30
Điền kinh 7 12 7 26
Đấu vật 3 2 4 9
Bắn súng 3 2 1 6
Bóng rổ 3 0 0 3
Thể dục dụng cụ 2 2 2 6

Vị thế độc tôn lung lay dữ dội

Việc Mỹ phải chờ tới ngày thi đấu cuối cùng mới giành ngôi nhất toàn đoàn không hề ngẫu nhiên. Có một thực tế, 39 HCV ở Olympic Tokyo là thành tích HCV thấp nhất của Mỹ trong 3 kỳ Thế vận hội trở lại đây (giành 46 HCV ở Olympic London và Rio).

Đáng nói hơn, số lượng HCB của họ lên tới 41, nhiều nhất từ sau Olympic Los Angeles 1984, con số cho thấy ở nhiều môn, nhiều nội dung, đoàn Mỹ đã thất thế trong cuộc đua với rất nhiều đoàn thể thao khác.

Olympic Tokyo là lời cảnh tỉnh tới vị thế độc tôn của thể thao Mỹ

Olympic Tokyo là lời cảnh tỉnh tới vị thế độc tôn của thể thao Mỹ

Ngay ở môn bơi, thành tích 30 huy chương, bao gồm 11 HCV đã sụt giảm đáng kể so với Olympic London (31 huy chương, 16 HCV) và Olympic Rio (33 huy chương, 16 HCV). 

Gây thất vọng hơn cả phải kể đến điền kinh, 1 trong 2 "mỏ vàng" của Mỹ. Lần đầu tiên kể từ năm 1980, các nam VĐV tranh tài tại nội dung chạy kết thúc Thế vận hội mà không có bất kì HCV cá nhân nào (7 HCV đến từ các nội dung cá nhân nữ, đồng đội và đẩy tạ). 

Ở nội dung chạy 4x400m tiếp sức hỗn hợp, nội dung mà Mỹ đang giữ kỷ lục thế giới, họ dừng bước ngay vòng loại dù về nhất vì một VĐV... đứng sai vị trí nhận gậy.

Một thất bại cay đắng nữa là bóng đá nữ. Các cô gái "xứ sở cờ hoa" chỉ giành HCĐ trên đất Nhật Bản, trải qua kỳ Olympic thứ 2 liên tiếp lỗi hẹn với ngôi hậu. 

Sự kiện "nữ hoàng thể dục dụng cụ" Simone Biles rút lui khỏi 4 nội dung từng giành HCV tại Olympic Rio khiến thành tích huy chương của Mỹ ở môn này giảm sút một nửa (2 HCV và 6 huy chương các loại so với 4 HCV và 12 huy chương các loại ở Olympic Rio). 

Mỹ vẫn là cường quốc thể thao số 1 thế giới, nhưng vị trí độc tôn của họ đang lung lay dữ dội. Thất bại của điền kinh, bóng đá nữ ở Olympic Tokyo, hay sự thụt lùi của một số môn khác sẽ là lời cảnh tỉnh đầy sức nặng tới đoàn thể thao "xứ sở cờ hoa", trong bối cảnh quỹ thời gian chuẩn bị cho Olympic Paris 2024 không còn nhiều.

Số lượng HCB và thứ hạng của Mỹ ở 10 kỳ Olympic gần nhất
Olympic Số HCB/tổng số huy chương giành được Thứ hạng chung cuộc
Los Angeles 1984 61/174 1
Seoul 1988 31/94 3
Barcelona 1992 34/108 2
Atlanta 1996 32/101 1
Sydney 2000 24/93 1
Athens 2004 39/101 1
Bắc Kinh 2008 39/112 2
London 2012 28/104 1
Rio 2016 37/121 1
Tokyo 2021 41/113 1

Bị thua đoàn Mỹ ngay ở ngày thi đấu cuối cùng, Trung Quốc thực sự tiến hay lùi ở Thế vận hội năm nay? Mời các bạn đón đọc bài tiếp theo vào 6h sáng thứ Tư, 11/8.

Trung Quốc thua Mỹ, mất số 1 Olympic: Cay đắng về nhì, trách VĐV thua chung kết cuối

(Tin thể thao - Tin Olympic Tokyo) Đoàn Trung Quốc cay đắng về nhì sau khi bị đoàn Mỹ vượt mặt ở ngày cuối cùng Olympic Tokyo...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Anh ([Tên nguồn])
Olympic mùa hè Paris 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN