Trận đấu nổi bật

koolhof-va-mektic-vs-heliovaara-va-patten
Nitto ATP Finals
N. Mektic & W. Koolhof
1
H. Patten & H. Heliovaara
2
taylor-vs-alex
Nitto ATP Finals
Taylor Fritz
2
Alex De Minaur
1
granollers-va-zeballos-vs-purcell-va-thompson
Nitto ATP Finals
M. Granollers & H. Zeballos
-
M. Purcell & J. Thompson
-
jannik-vs-daniil
Nitto ATP Finals
Jannik Sinner
-
Daniil Medvedev
-

Mỹ nữ 21 tuổi khuấy đảo đua xe: Từ kỳ tích mơ đỉnh cao thế giới

Sự kiện: Muôn màu thể thao

(Tin đua xe) Thế giới đua xe vừa qua đã được chứng kiến một cột mốc lịch sử mới, đó chính là vinh danh người phụ nữ đầu tiên ở thể thức đua xe 2 bánh giành chức vô địch của một giải đấu chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, một giải đua hoàn toàn mới dành riêng cho nữ cũng sẽ sớm được tổ chức nhưng nhận không ít những ý kiến trái chiều.

Video Carrasco chinh phục moto thế giới:

Thiếu nữ tài năng

Ana Carrasco, tay đua người Tây Ban Nha sinh năm 1997 bắt đầu có đam mê với đua xe từ hồi còn rất trẻ và đã tham dự không ít các giải đấu lớn nhỏ cấp quốc gia và châu lục. Đến năm 2013, cô được trao cơ hội gia nhập thể thức Moto3 của MotoGP cùng đội đua JHK Laglisse trên chiếc xe KTM.

Mục tiêu số 1 của cô là lọt vào trong top 15 các tay đua ghi điểm, và phải mãi tới chặng đua thứ 14 của mùa giải tại trường đua Sepang, Malaysia, cô mới có điều mình cần khi cán đích thứ 15, chỉ hơn người xếp sau, chính là người hiện đang dẫn đầu BXH Moto2 năm nay, Francesco Bagnaia có 0,11 giây.

Mỹ nữ 21 tuổi khuấy đảo đua xe: Từ kỳ tích mơ đỉnh cao thế giới - 1

Ana Carrasco đã từng tham dự Moto3 VĐTG trong giai đoạn 2013-2015

Chưa dừng lại ở đó, Ana còn có thêm 1 chặng đua xuất sắc nữa tại quê nhà ở Valencia, cũng là chặng đua cuối cùng của năm 2013, khi đó cô về thứ 8. Đây cũng là thành tích tốt nhất tại Moto3 của tay lái nữ sinh năm 1997 này bởi trong 2 năm tiếp theo tham dự, cô không giành thêm 1 điểm nào nữa và chỉ có kết quả tốt nhất là 2 lần về đích thứ 18 năm 2015.

Cô nói lời chia tay với Moto3 bởi không nhận được lời đề nghị nào từ các đội đua hàng đầu, từ đó chuyển sang giải đấu CEV Moto2 vô địch châu Âu sau hơn 1 tháng đàm phán với đội đua. Mục tiêu lần này cao hơn khi Ana kỳ vọng mình sẽ có thể giành chiến thắng chặng để làm tiền đề nhắm tới Moto2 vào năm 2017.

Tuy nhiên cô phải thất vọng khi thậm chí không giành được điểm số nào với thành tích tốt nhất là hạng 18. Ana tiếp tục chuyển tới tham dự một giải đấu mới thành lập, cùng hệ thống của World SBK, có tên là World Supersport 300.

Cô chạy trên chiếc Kawasaki Ninja 300 của đội ETG Racing với bản hợp đồng 1 năm có điều khoản gia hạn năm 2018. Kể từ đây những điểm sáng trong sự nghiệp bắt đầu tới với tay lái người TBN này.

Ana đã ghi điểm trong cả 6 chặng đua đầu tiên của mùa giải với 2 lần nằm trong top 10, nhưng cô còn làm được điều ấn tương hơn khi đã có chặng chiến thắng đầu tiên tại cuộc đua diễn ra tại Bồ Đào Nha. Kết thúc mùa giải với hạng 8 chung cuộc, Ana hướng tới một năm 2018 thành công hơn.

Mỹ nữ 21 tuổi khuấy đảo đua xe: Từ kỳ tích mơ đỉnh cao thế giới - 2

Cô tạo nên lịch sử với danh hiệu WSS300 năm 2018

Cô tiếp tục có thêm 2 lần về nhất nữa tại cuộc đua ở Italia và vương quốc Anh, cùng 2 lần về đích top 10 giúp cô vươn lên trở thành ứng cử viên cho chức vô địch. Dù 4 chặng đua còn lại đem về kết quả không tốt cho Ana nhưng đối thủ của cô cũng không khá hơn là bao, từ đó cô đã làm nên lịch sử với chức vô địch đầu tiên của phái nữ tại một giải đua xe chuyên nghiệp với chỉ 1 điểm cách biệt.

Có được thành công lớn nhưng Ana vẫn không quên mình đang ở đâu, chính vì thế, cô quyết định ở lại WSS300 thêm 1 năm nữa trước khi nghĩ tới những cột mốc cao hơn.

Thể thức xếp ngay trên của WSS300 là Superspot World Championship và Ana cảm thấy chiếc Kawasaki ZX-6R của mình chưa đủ khả năng chinh chiến tại đó. Cô không dám mạo hiểm, bởi vậy ở lại WSS300 bảo vệ danh hiệu và tích lũy thêm kinh nghiệm đua là một lựa chọn hợp lý.

Đó là sự kiện lích sử của làng đua xe moto thế giới, còn với thể thức 4 bánh mới đây đã công bố một giải vô địch đua xe dành riêng cho nữ mang tên W Series, sẽ bắt đầu từ năm 2019 nhằm giúp các tay đua theo đuổi ước mơ F1.

Theo đuổi giấc mơ F1

Giải đấu sẽ sử dụng chiếc xe tương tự như chiếc Tatuus tại giải F3 hiện tại với sự hỗ trợ và đầu tư từ cựu tay lái F1 David Coulthard cùng tổng giá trị tiền thưởng lên đến 1,5 triệu USD. Người chiến thắng sẽ bỏ túi 500 nghìn USD để thúc đẩy những bước đi tiếp theo trên con đường tới F1.

Mỹ nữ 21 tuổi khuấy đảo đua xe: Từ kỳ tích mơ đỉnh cao thế giới - 3

Chiếc xe sử dụng tại W Series sẽ tương tự chiếc Tatuus tại F3

Một mùa giải sẽ bắt đầu vào tháng 5 năm 2019 với 6 chặng đua, mỗi cuộc đua sẽ kéo dài trong 30 phút, tổ chức ở các địa điểm tại châu Âu, 1 cuộc đua tại Anh. Giải đấu hiện tại chưa mở rộng ra các khu vực như Australia, châu Á hay châu Mỹ nhưng sẽ sớm xuất hiện nếu thành công.

Các tay lái nữ có mong muốn tham dự tại W Series sẽ không cần phải mang tới những nhà tài trợ của riêng mình nhưng họ phải thể hiện được khả năng qua những vòng tuyển chọn khắt khe để đảm bảo rằng những cái tên chính thức sẽ là những cá nhân xuất sắc nhất.

‘Ban giám khảo’ của cuộc tuyển chọn sẽ gồm 3 thành viên David Coulthard, cựu quản lý đội đua F1, cũng là giám đốc giải đấu Dave Ryan và cố vấn đến từ Red Bull Adrian Newey. Trả lời về lý do tạo nên giải đấu này, Coulthard nói rằng anh rất muốn các tay đua nam và nữ có thể cạnh tranh sòng phẳng với nhau dù vậy phái nữ vẫn đang phải nhận không ít những bất lợi.

Họ chỉ có thể vươn tới ‘đỉnh’ ở mức độ GP3/F3, nguyên nhân thường là do thiếu nguồn tiền đầu tư hơn là do thiếu tài năng. Chính vì thế, một sân chơi mới đầy tính cạnh tranh hơn đã được tạo ra nhằm giúp các tay đua trang bị tốt hơn để nâng tầm bản thân và vươn lên ngang hàng với các tay đua nam hàng đầu thế giới hiện tại.

Mỹ nữ 21 tuổi khuấy đảo đua xe: Từ kỳ tích mơ đỉnh cao thế giới - 4

David Coulthard mong muốn sẽ giúp ích nhiều tay đua nữ qua W Series

Không ít người trong giới nữ tay đua thể hiện sự ủng hộ về sự ra đời của giải đấu này. Tuy nhiên cũng nhiều người lại chỉ trích nó bởi họ coi đây là một “bước lùi lịch sử” của đua xe thế giới. Tay lái tại F3 châu Âu Sophia Floersch nói rằng phụ nữ không muốn một giải đua riêng, cái họ cần là sự ủng hộ lâu dài và những đối thủ đáng tin cậy.

Quan trọng hơn hết, họ muốn tranh tài cùng những ‘hào kiệt’ của làng đua xe thế giới chứ không phải những người ngang tầm với mình. Dù sao giải đua xe dành riêng cho nữ cũng sẽ là một yếu tố thú vị cho làng đua xe trong thời gian tới, hy vọng phái nữ sẽ sớm được cạnh tranh sòng phẳng với các đồng nghiệp nam trong tương gần không xa.

Đua xe MotoGP: Bị tấn công dồn dập, ”Hoàng tử” vẫn ghi dấu lịch sử

Trong chặng đua Yamaha trở lại, Marquez với vị trí pole đã phải chịu áp lực tấn công.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
Muôn màu thể thao Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN