Một thoáng “Roland Garros” ở bản Mường

Hẳn nhiều người ngạc nhiên khi nơi được coi là duy nhất ở Việt Nam có thể chơi tennis trên sân đất nện lại là một bản Mường xa xôi của tỉnh miền núi Hòa Bình.

Bản Mường mọc lên sân... đất nện

Vốn là tín đồ của trái banh nỉ nên khi nghe tin ở Hòa Bình có một Việt kiều Mỹ về xây sân tennis đất nện tôi lập tức lên đường để tận mắt xem cái sân "Roland Garros" của VN nó thế nào. Tới thị trấn Xuân Mai, Hòa Bình hướng theo Quốc lộ 6, tới “Đỉnh dốc”, tôi dừng lại hỏi thăm, một người dân cho biết: “Vào nhà ông Tâm à, còn xa lắm và đường ngoằn ngoèo nữa, nếu không có người dẫn dễ bị lạc lắm”. Thấy vậy, tôi đành gọi điện thoại cho bác Tâm, được lời dặn “chờ người ra đón nhé”. Hơn nửa tiếng chờ mới thấy một chị mặc quần short trắng, áo phông, đi giày Nike phóng xe máy tới. Chị tên Thoa, dẫn chúng tôi đi theo.

Một thoáng “Roland Garros” ở bản Mường - 1

“Trung tâm quần vợt… bản Mường”

Hết đường nhựa rồi tới đường đất, qua mấy con khe rồi tới chân một quả đồi mới tới “Trung tâm quần vợt… bản Mường”. Đi qua căn nhà bê tông có lối kiến trúc kiểu “ngoại quốc”, nhìn xuống phía dưới là thấy ngay… “Roland Garros”, đang có 4 tay vợt tranh tài, trong đó tôi thấy một cụ trên 70 tuổi. Góc vườn bên trái, cạnh sân là một nhóm tay vợt đang uống nước, chờ tới lượt vào sân. Mặt sân khá chuẩn, chỉ có điều màu đất ở đây sáng, pha màu cát nâu chứ không đỏ như Roland Garros “made in France”. Hơn nữa, sân “Roland Garros Việt Nam” chưa được ông Tâm cho lắp hệ thống điện nên khi mặt trời khuất núi thì cũnglúc các tay vợt chuẩn bị xếp vợt lên xe.

Chuyn hai ông già và một… phụ nữ xây sân tennis

Định tại M từ năm 1975, năm 1998 về nước, bác Tâm (năm nay 75 tuổi) tình cờ đi chơi với một người bạn tới thôn Bùi Trảm, a Sơn, Lương Sơn, Hòa Bình. Thấy phong cảnh hữu tình, có khe, có suối, có núi, có đồi, không quá xa Hà Nội, đất lại rẻ nên bác Tâm quyết định mua một mảnh rộng hơn 7 sào Bắc bộ, nguyênbãi đào vàng của dân anh chị với giá khoảng 40 triệu đồng.

Ông Tâm kể rằng, năm 1979-1980 ông bắt đầu tập quần vợt rồi từ đó ông ít khi bỏ qua cơ hội đến sân xem những tay vợt hàng đầu thi đấu. Khi chứng kiến Michael Chang thi đấu và trở thành tay vợt số 2 thế giới, ông cứ sôi lên với ý ng: “Nvậy là người châu Á vẫn có thể phát triển môn thể thao này”. Một ước cháy bỏng ấp ủ trong ông: Có một ngày nào đó về Việt Nam phát triển quần vợt trẻ. Sẵn đất, ông Tâm quyết định làm sân tennis ngay trong vườn nhà với mục đích đầu tiên: Chơi là chính. Từ bãi đào vàng trên đồi, ông phải san phẳng một diện tích khoảng 800m2 (20x40) đủ tiêu chuẩn để bắt đầu xây dựng một sân quần vợt.

Một thoáng “Roland Garros” ở bản Mường - 2

Sân đất nện kiểu... Việt Nam

bản Mường khi đó đào đâu ra máy xúc, máy ủi…, vậy là ông thuê một ông già tên Mậu, năm đó khoảng 70 tuổi đến làm thuê cho ông với giá tiền công 15 ngàn/ ngày kèm với nuôi ăn. Hàng ngày, ông Tâm chỉ đạo, ông Mậu gánh đt, đào chỗ n, đổ chỗ kia. Người dân ở đây chẳng hiểu ông Tâm làm cái gì mà cứ gồng gồng, gánh gánh hoài, rồi lại thuê trâu bò về cày, bừa, cuốc, xới trên mảnh đất đỏ quạch như thế. Ai hỏi, ông Tâm chỉ cười: “Rồi sau sẽ biết”, bởi khi đó nói quần vợt, tennis với người dân ở đây thì chẳng khácnói về cấu trúc… tàu vũ tr. Thể thao ở đây lúc đó chủ yếu vẫn là "ném còn" ngày Tết và một vài bãi cho thanh niên đánh bóng chuyền. Theo ông Tâm thì gần 2 năm, vừa làm vừa nghỉ, vừa gánh đt, vừa san nền, ông đã cho thành hình một khu đt vuông vắn hình chữ nht. Ông Tâm nghiên cứu khá kỹ kỹ thuật xây dựng sân đất nện, nhưng với điều kiện ở đây ông không thể lót những lớp đá, sỏi rồi lớp thấm như ở Roland Garros mà chỉ có thể lăn lu cho bằng phẳng rồi cuối cùng lót lên một lớp đất sỏi mịn pha cát và bột đá đỏ lên trên cùng. Không có xe lu, ông mua ống cống xi măng về đổ bê tông rồi… lăn. Thế nhưng ống cống không chịu nổi, vỡ tan tành. Không nản chí, ông “nâng cấp”, mua thùng phuy về đổ bê tông vào làm xe lu. Sau khi có mặt sân khá chuẩn, ông Tâm bắt đầu nghiên cứu để làm cọc lưới, ghế trọng tài, vạch sân… sao cho phù hợp với sân đất nện. Và cứ như vậy, phải mất thêm 2 năm nữa, "Roland Garros" của ông Tâm khánh thành vào một ngày năm 2003.

T Oshin và các thiếu nữ bản Mường

sân rồi, ông Tâm về Hà Nội mời bạn bè, người quen lên thăm rồi giới thiệu “công trình” của mình. Thấy lạ, nhiều người ghé thăm với mong muốn “thử cho biết”. Từ đó, ông Tâm bắt đầu có người chơi cùng. Nhưng, để có người chơi thường xuyên với ông thì không dễ. Thế là ông quyết tâm huấn luyện chị Kim Thoa (người giúp việc của ông bấy lâu nay) cùng ông tham gia hoạt động sân tennis. Từ chỗ chỉ nhặt bóng, chị Thoa dần dần làm quen và được ông Tâm ch bảo những động tác kỹ thuật cơ bản khá chuẩn, nên sau 3-4 năm chị đã chơi khá tốt.

Người nọ giới thiệu người kia, ông Tâm liên tục nhận được điện thoại “đặt hàng”. Vậy là ông Tâm lại bận rộn, vì khách thường đến từ buổi sáng, chơi thông tầm đến chiều tối mới về. Bữa trưa được chị Thoa chuẩn bị đâu vào đấy, khách chơi xong là có thể vào mâm rồi đầu giờ chiều lại “chiến”. Điều thú vịbữa ăn ở đây toàn những món lạ, ngi “gà chạy bộ”,  măng tươi Hòa Bình, mít rán…thì rau thơm, ớt quả chỉ cần thò tay xuống vườn là có. Không khí trong lành, sân chơi mới lạ, phong cảnh hữu tình đã thu hút không chỉ giới tennis chuyên nghiệp mà cả những doanh nhân, chính khách từ Hà Nội và các tỉnh lân cận ghé chơi.

Một thoáng “Roland Garros” ở bản Mường - 3

Ông Tâm luôn tâm huyết với quần vợt

Khi Roland Garros” thôn Bùi Trảm đã bắt đầu đông vui, nhộn nhịp, người dân ở đây đã quen mắt với những trái bóng, cây vợt, thì cũng là lúc những thanh niên dân bản muốn “thử của lạ”. Thì ra, những trận banh trên TV họ xem mà chẳng hiểu gì, hóa ra là thế này đây. Thứ tưởng chừng chỉ ở bên Tây mới có thì nay đã thấy ngay ở bản Mường.

Vậy là, không chỉ những thanh niên ở thị trấn Xuân Mai, TP Hòa  Bình mà mấy thanh nn người dân tộc trong bản cũng muốn ra sân. Không có vợt, ông Tâm cho họ mượn vợt. Ông chỉ bảo cho họ cách chơi, dạy họ cách đếm… Vợ chồng thanh niên Bảy-Huy một ví dụ điển hình. Cứ mỗi chiều, hai vợ chồng lại đến nhà ông Tâm. Chị vợ trong  bộ váy dân tộc mà từ xa nhiều người nhầm tưởng là một Tanasugarn hoặc Zheng Jie nào đấy đang chơi ở “Roland Garros Xứ Mường” (chỉ khác là váy màu đen).

... đến doanh nhân, chính khách

Đối với dân sành điệu trong làng tennis Nội thì hễ ở đâu có sân lạ, dù xa mấy họ cũng tìm đến để chơi thử, càng xa xôi, hẻo lánh càng tốt. Vậytừ chỗ không có người chơi, dần dần sân ông Tâm ngày nào cũng có khách. Người dân thôn bản bắt đầu được nhìn thấy những chiếc “xế hộp” đủ màu, đủ loại sang trọng phóng vèo vèo, tung bụi mù mịt rồi chui tọt vào trong vườn nhà ông Tâm.

Một thoáng “Roland Garros” ở bản Mường - 4

Quần vợt đã đến với bản làng

Thỉnh thoảng người ta lại bắt gặp ông phóng xe gắn máy về Hà Nội tìm cái nọ, mua cái kia về phục vụ cho người chơi. Ông Tâm không kinh doanh, ông làm sân để thỏa chí đam mê và thực hiện được phần nào ước vọng phát triển quần vợtViệt Nam.ông Tâm chưa giúp được gì cho quần vợt đỉnh cao, nhưng người ta vẫn ghi nhận tâm huyết của ông, như một người đầu tiên có công đưa quần vợt đến với bản làng.

Ông Tâm từng có bằng trọng tài quần vợt quốc tế được Mỹ cấp và ngay cả khi về Việt Nam rồi, từ Mỹ người ta vẫn gửi giấy mời ông tham gia điều hành một giải nào đó. Thế nhưng, ông Tâm vẫn nuôi ước vọng là làm sao quần vợt Việt Nam được phát triển. Từ Mỹ, ông tha về hàng đống tài liệu, từ kỹ thuật cổ điển đến hiện đại. Ở nhà ông Tâm, ngoài vợt, bóng ngổn ngang, ông còn sắm cả máy căng vợt và những dụng cụ phụ trợ cho việc huấn luyện.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Tiến (Tạp chí Tennis)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN