Một lớp võ đặc biệt tiếng lành đồn xa

Ở TP.HCM, có một lớp học vô cùng đặc biệt khi những võ sinh đều là trẻ bị khuyết tật với nhiều chứng bệnh khác nhau như Down (thiểu năng trí tuệ), tự kỷ, khiếm thị, khiếm thính…

Video buổi tập của các học viên Aikido đặc biệt:

Đến thăm lớp võ Aikido của võ sư Nguyễn Thị Thanh Loan vào một buổi sáng cuối tuần khi các học viên nơi đây đang chuẩn bị thi lên đai, chúng tôi cảm nhận được một không khí tập luyện chăm chỉ và sôi nổi.

Những động tác có phần chệch choạc nhưng được thực hiện bởi sự đam mê của các học viên khiến không khí của CLB Năng Khiếu  TDTT Quận 3, dù nằm sâu hun hút trong một con hẻm trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, trở nên rộn rã lạ thường.

Nhìn những võ sinh nỗ lực trong kỳ thi lên đai, rồi vui mừng, reo hò ôm lấy nhau khi được đeo lên mình chiếc đai với cấp độ lớn hơn (có võ sinh gần lên tới đai cao nhất), ít ai mường tượng được rằng những học viên này đang mắc phải nhiều chứng bệnh khác nhau như khiếm thị, khiếm thính, Down, hay tự kỷ...

Chứng kiến các võ sinh mạnh dạn ra đòn, trò chuyện vui vẻ, thậm chí có bạn còn chào hỏi khách đến thăm bằng tiếng Anh, khó ai tin được rằng chỉ một thời gian trước đây nhiều trong số các học viên này sợ sệt đến mức không dám bước chân ra khỏi nhà.

* Hình ảnh về lớp võ của những thí sinh đặc biệt ở TP.HCM:

Một lớp võ đặc biệt tiếng lành đồn xa - 1

Lớp Aikido đặc biệt với hàng chục học viên điều là những trẻ bị khuyết tật với đủ các chứng bệnh khác nhau

Một lớp võ đặc biệt tiếng lành đồn xa - 2

Một điều đặc biệt khác nữa là các phụ huynh được khuyến khích để cùng đến sân tập, hòa mình với con em của mình

Một lớp võ đặc biệt tiếng lành đồn xa - 3

Bởi mỗi học viên có những triệu chứng bệnh riêng nên gần như mỗi em đều được áp dụng một giáo án khác nhau kết hợp sự quan tâm của giáo viên và gia đình

Một lớp võ đặc biệt tiếng lành đồn xa - 4

Có những học viên mắc chứng tự kỷ nặng nhưng từ khi đến với lớp võ thì trở nên vui vẻ, hòa đồng. Chứng kiến điều này, một số phụ huynh phải thốt lên hai chữ "phép màu"

Một lớp võ đặc biệt tiếng lành đồn xa - 5

Tiếng lành đồn xa, có nhiều phụ huynh từ các tỉnh miền Tây lặn lội đưa con mình tham gia vào lớp học

Một lớp võ đặc biệt tiếng lành đồn xa - 6

Khác hẳn với kỳ thi lên đai của người không khiếm khuyết thường diễn ra định kỳ, lớp Aikido đặc biệt chỉ tổ chức thi khi nhận thấy các học viên đã đủ khả năng. Nhiều em cả năm chỉ tập một động tác cùng với phụ huynh của mình

Một lớp võ đặc biệt tiếng lành đồn xa - 7

Tuy nhiên, điều hạnh phúc nhất với giáo viên và phụ huynh nơi đây không phải là các em giỏi, mà được nhìn thấy các em hòa nhập với xã hội, vui vẻ chơi đùa như người bình thường

Một lớp võ đặc biệt tiếng lành đồn xa - 8

Lớp học đặc biệt này đã được thành lập khoảng 10 năm nay bởi cô Nguyễn Thị Thanh Loan -  Trưởng bộ môn Aikido thuộc Hội Võ thuật người khiếm thị TPHCM. Cô Loan cho biết: "Mặc dù kinh phí duy trì lớp rất khó khăn, nhưng đến nay lớp đã giảng dạy được hơn 200 học viên và có nhiều kết quả tích cực"

Một lớp võ đặc biệt tiếng lành đồn xa - 9

Thầy Đặng Văn Phát (chồng cô Loan) mang đai mới cho một học viên vừa được thăng cấp

Một lớp võ đặc biệt tiếng lành đồn xa - 10

Một phụ huynh chia sẻ: "Con tôi ngày trước mỗi lần kêu thức dậy là đập phá, la ó dữ dội. Vậy mà sau một thời gian đi học võ, con nó tự biệt dậy sớm, còn chào hỏi ba mẹ, tôi mừng rơi nước mắt"

Một lớp võ đặc biệt tiếng lành đồn xa - 11

Võ sinh Bùi Tất Thành (sinh 1994) đến với lớp võ trong tình trạng vừa bị tự kỷ, down, tay phải chân phải yếu hẳn và phải luôn đeo khay hứng nước dãi. Ấy vậy mà sau vài năm tập luyện, Thành như "thay da đổi thịt". Giờ em đã có thể tự đi xe đạp đến lớp, là cao thủ đai nâu 3 gạch sắp thi lên đai đen và không còn phải đeo khay như trước

Một lớp võ đặc biệt tiếng lành đồn xa - 12

 Nhìn cảnh các con em ôm nhau mừng rỡ, các phụ huynh vừa sung sướng vừa xúc động

Một lớp võ đặc biệt tiếng lành đồn xa - 13

Một phụ huynh run run khi cầm máy ảnh chụp lại khoảnh khắc đặc biệt trong cuộc đời cô con gái. Ông khuyên rằng những phụ huynh có con em khuyết tật dừng mặc cảm mà để các em ở nhà, hãy cho trẻ ra ngoài tiếp xúc với xã hội để giúp các em hòa nhập tốt hơn

Một lớp võ đặc biệt tiếng lành đồn xa - 14

Võ sư Thanh Loan (áo xanh) nung nấu hoài bão có được một ngôi nhà chung để dạy võ không chỉ cho trẻ khuyết tật mà còn cho trẻ em cơ nhỡ. Cô nghẹn ngào: "Mơ xa thế thôi. Chứ mơ gần một cái bếp ăn chừng chục triệu đồng để dạy tụi nhỏ đi chợ còn khó nữa là…!"

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Phong ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN