Trận đấu nổi bật

dabrowski-va-routliffe-vs-errani-va-paolini
WTA Finals
E. Routliffe & G. Dabrowski
0
S. Errani & J. Paolini
0
jessica-vs-barbora
WTA Finals
Jessica Pegula
-
Barbora Krejcikova
-
manuel-vs-zizou
Moselle Open
Manuel Guinard
-
Zizou Bergs
-
andrey-vs-lorenzo
Moselle Open
Andrey Rublev
-
Lorenzo Sonego
-
iga-vs-coco
WTA Finals
Iga Swiatek
-
Coco Gauff
-
dolehide-va-krawczyk-vs-chan-va-kudermetova
WTA Finals
C. Dolehide & D. Krawczyk
-
V. Kudermetova & Hao-Ching Chan
-
alex-vs-richard
Moselle Open
Alex Michelsen
-
Richard Gasquet
-
roberto-vs-benjamin
Moselle Open
Roberto Bautista Agut
-
Benjamin Bonzi
-

Một lần nữa Djokovic lại kiểm soát Nadal

Nole ngày càng phát triển những chiến thuật tuyệt vời để chống lại Rafa ngay trên sân đất nện.

Djokovic đánh bại Nadal 4-6, 6-3, 6-3 trong trận chung kết Rome Masters trong một thế trận tấn công đầy chủ động, với số điểm winners gấp 3 lần so với “Vua đất nện”. Cú trái tay (backhand) của Djokovic vẫn là điểm nhấn đặc biệt nhất trong những chiến thắng trước Nadal nhưng chắc chắn cú thuận tay (forehand) của Nole mới là cú đánh ưu việt nhất trong chiến thắng này.

Cả trận đấu Djokovic có tới 46 điểm winners, trong khi Nadal chỉ có 15. Trong số 46 điểm winners của Nole, có tới 22 điểm đến từ forehand. Djokovic tung ra những cú forehand nặng và sâu với chiến thuật rõ ràng để rút ngắn lại những pha đôi công, điều đã giúp Nadal có lợi thế trong set 1 và thắng 6-4. Một khi đã thực hiện được cú forehand như vậy, Djokovic luôn tạo được sự kiểm soát ở cuối sân (baseline).

Một lần nữa Djokovic lại kiểm soát Nadal - 1

Djokovic thắng Nadal nhờ lối chơi tấn công đa dạng để kiểm soát baseline

Những cú forehand giành winners của Djokovic đến từ khắp mặt sân, chia đều ở phần sân bên trái (ad court) và phần sân bên phải (deuce court) với 9 điểm winners. Còn 4 điểm winners khác đều đến từ cú trả giao bóng (return winners), đặc biệt là đều tấn công vào forehand của Nadal.

Có lẽ Nadal vẫn nghĩ rằng Djokovic sẽ trả bóng về backhand của mình, nhưng Nole lại tung ra 2 cú forehand trả giao bóng ở cả deuce court và ad court đầy ý đồ khi ép Nadal phải lùi sâu ở deuce court, phần sân một tay vợt chơi tay chiêu như Rafa phải tìm mọi cách để né trái đánh phải. Và nghiễm nhiên để lộ phần sân trống mênh mông ở ad court.

Clip Djokovic đánh bại Nadal 4-6, 6-3, 6-3 tại chung kết Rome Masters 2014

Kiểm soát baseline

Không có nhiều tay vợt kiểm soát được baseline khi đối mặt với Nadal, hoặc nếu có thể thắng “Vua đất nện” trên mặt sân này cần một ngày thăng hoa ở mọi cú quả nhưng Djokovic thì khác. Nole đã kiểm soát baseline trong hai set sau khi thất bại ở set 1.

Ở set 1, Nadal nhỉnh hơn Djokovic với số điểm 19-16 ở baseline nhưng Djokovic vượt lên ở set 2 với số điểm 19-15. Mở đầu set 3 với break ngay ở game đầu tiên, Djokovic thắng 8 điểm liên tiếp ở baseline bao gồm 13 trong số 14 điểm kéo dài từ cuối set 2 sang set 3. Đầu set 2 Djokovic cũng thắng 11 trong số 13 điểm ở baseline.

Một lần nữa Djokovic lại kiểm soát Nadal - 2

Nadal bị đối thủ khai thác cú giao bóng 2 không có uy lực và độ khó cần thiết

Khai thác giao bóng 2 của Nadal

Một chìa khóa mở ra chiến thắng cho Djokovic chính là những điểm số đến từ cú giao bóng 2 của Nadal. Nadal có tỷ lệ thắng điểm giao bóng 2 là 43% (10/23 điểm).

Nadal chỉ giao bóng 2 tốt trong set 1, với tỷ lệ thắng điểm lên tới 75% (6/8 điểm) nhưng sa sút hoàn toàn trong set 2 và 3, với tỷ lệ thắng điểm 28% (2/7 điểm) ở set 2 và 25% (2/8 điểm) ở set 3.

Nếu ở set 1 Djokovic chỉ có một hai cú trả giao bóng sâu về phía baseline thì hầu như những cú trả giao bóng ở hai set sau đều nặng và sâu, với ý đồ tấn công ngay lập tức sau khi Nadal giao bóng 2.

Tấn công liên tục

Djokovic luôn tấn công trước và dứt điểm để làm Nadal mất nhịp điệu trong những pha đôi công từ baseline. Những con số thống kê của trận đấu này dường như không phù hợp với mặt sân đất nện, khi có tới 45% số điểm (74/165 điểm) của hai tay vợt diễn ra ít hơn 5 lần chạm vợt. Mà đó lại là lợi thế của Djokovic so với phong cách bền bỉ của Nadal.

Trong những điểm số dưới 5 lần chạm vợt, Djokovic giành được gần gấp đôi so với Nadal, 49 điểm so với 25 điểm. Những điểm số ấy đến từ khả năng giao bóng tốt của Nole, hoặc từ những cú trả giao bóng , hoặc từ việc tay vợt người Serbia luôn tiến vào sân dứt điểm bất cứ lúc nào. Những chiến thuật này như thể Djokovic đang thi đấu trên sân cứng chứ không phải đất nện.

Một lần nữa Djokovic lại kiểm soát Nadal - 3

Djokovic biến mặt sân đất nện như thể sân cứng nhờ chiến thuật hợp lý

Ở những điểm số từ 5 đến 9 lần chạm vợt, Nadal trội hơn với 34 điểm so với 25 điểm của Djokovic. Nhưng chiến thắng của Djokovic thuyết phục ở chỗ, những điểm số trên 9 lần chạm vợt Nole cũng là người chiến thắng, với 19 điểm so với 14 của Nadal. Mà chính những loạt bóng bền này mới là nhân tố tác động đến tâm lý giúp Nole càng chơi càng hưng phấn.

Chiến thắng trên lưới

Djokovic không chỉ kiểm soát ở baseline mà còn liên tục ngắt mạch những loạt bóng bền bằng một pha bỏ nhỏ để biến tình huống đang diễn ra ở baseline trở thành màn so tài trên lưới. Djokovic thắng 66% số điểm trên lưới (18/27 điểm) và điều này khiến cho Nadal nhiều lúc không thể giữ được cường độ cao ở baseline.

Djokovic tung ra 9 cú bỏ nhỏ khi Nadal đang ở sâu sau baseline và Nole giành 5 điểm. Những cú bỏ nhỏ của Djokovic ở thời điểm đang diễn ra các loạt bóng bền khiến Nadal mất đi sự cân bằng và bị kéo ra khỏi phần sân ưa thích của “Vua đất nện” là sau vạch baseline.

Nếu như Djokovic cứ thi đấu với sự ổn định về chiến thuật cao độ như thế này, thách thức cho Nadal ở Roland Garros 2014 sắp tới sẽ còn tăng lên gấp bội.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phong Lan ([Tên nguồn])
ATP World Tour Masters 1000 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN