Trận đấu nổi bật

laura-vs-qinwen
Australian Open
Laura Siegemund
2
Qinwen Zheng
0
aryna-vs-jessica
Australian Open
Aryna Sabalenka
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
yoshihito-vs-carlos
Australian Open
Yoshihito Nishioka
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
3
Jaime Faria
1
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
1
Tommy Paul
1
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
0
Felix Auger-Aliassime
2
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
1
Jakub Mensik
3
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
0
Alexander Zverev
3
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
2
Talia Gibson
0

Mở ra cơ hội Mayweather đấu Pacquiao ở Olympic

Những võ sĩ chuyên nghiệp, không loại trừ hai siêu sao Floyd Mayweather và Manny Pacquiao, có thể sẽ được dự Olympic Rio 2016.

Wu Ching-kuo, chủ tịch Liên đoàn quyền Anh nghiệp dư Quốc tế (AIBA), đang xem xét việc đưa các võ sĩ chuyên nghiệp tới sân chơi Olympic. Trong cuộc họp tại Manchester (Vương quốc Anh) gần đây, ông Wu nói rằng mọi thứ cần được thay đổi sớm.

Mở ra cơ hội Mayweather đấu Pacquiao ở Olympic - 1

Mayweather và Pacquiao có thể được dự Olympic

“IOC (Ủy ban Olympic Quốc tế) và AIBA muốn thấy nhiều những võ sĩ có mặt ở Olympic. Chúng tôi muốn luật mới được áp dụng ngay ở Rio 2016. Đó cũng là thời điểm kỷ niệm 70 năm của AIBA và chúng tôi muốn làm một điều thật đặc biệt, ý nghĩa”, Wu Ching-kuo nói.

Quyền Anh chia làm 2 thứ bậc: Chuyên nghiệp và nghiệp dư. Boxing chuyên nghiệp hướng đến các đai vô địch như WBC, WBA, WBO, IBF... trong khi boxing nghiệp dư hầu hết có mặt ở Olympic, Asiad Games... Tới năm 2013, AIBA mới nới rộng cho phép các tay đấm tham dự ít hơn 15 sự kiện đấu kiếm tiền dự Olympic.

Với nhiều môn thể thao, Olympic luôn là mục tiêu số 1 của đời mỗi vận động viên. Tuy nhiên boxing lại khác. Mục tiêu của các võ sĩ tài giỏi tại các quốc gia mà quyền Anh phát triển không phải Olympic mà là những chiếc đai vô địch của các tổ chức quyền Anh.

Khi biết thông tin trên, Floyd Mayweather đầy khấp khởi. Bởi lẽ trong sự nghiệp lừng lẫy của mình, Olympic vẫn là kỉ niệm buồn khi anh nhận thất bại ở bán kết Olympic Atlanta 1996 bởi võ sĩ người Hungary, Serafim Todorov.

Sau trận thua Todorov, Mayweather chuyển sang chuyên nghiệp và thắng liền 49 trận để có biệt danh “độc cô cầu bại”. Tay đấm người Mỹ đã tuyên bố treo găng nhưng nếu Olympic mở cửa đón các võ sĩ chuyên nghiệp lần đầu tiên, anh có thể sẽ đổi ý.

Tương tự là Manny Pacquiao. Trong sự nghiệp, “Pac-man” đã từng có mặt ở một kỳ Olympic tuy nhiên anh lại không thi đấu mà trong vai trò người cầm quốc kỳ dẫn đầu đoàn thể thao Philippines tại lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh năm 2008.

Tượng đài khác của làng quyền Anh là Wladimir Klitschko, cựu vô địch hạng nặng, cũng khao khát được trở lại đấu trường Olympic. 20 năm sau chiếc huy chương vàng Olympic ở Atlanta, tay đấm 39 tuổi hoàn toàn ủng hộ ý kiến của ông Wu Ching-kuo.

Quyền Anh ở Olympic khác với quyền Anh chuyên nghiệp ra sao?

Ngoài trang phục (có mũ bảo hiểm và áo đấu), sự khác biệt là ở thời gian. Trong 9 phút trên võ đài, các võ sĩ phải làm sao đấm càng nhiều điểm càng tốt vì rất khó để knock-out trong Olympic (kể cả knock-out cũng chỉ tính 1 điểm, và chênh lệch quá nhiều điểm mới bị xử thua).

Boxing nghiệp dư dựa vào điểm còn trong boxing chuyên nghiệp, chuyện “nằm gai nếm mật”, chịu đòn tốt để chiến thắng là bình thường (12 hiệp đấu). Tất nhiên chiến thuật giữ khoảng cách, chờ đối thủ sơ hở cũng rất thịnh hành. Floyd Mayweather là tiêu biểu.

Những cú đấm của võ sĩ dự Olympic nhanh và chính xác còn võ sĩ chuyên nghiệp ẩn chứa sức mạnh ở những cú đấm nhằm hạ knock-out đối thủ. Những Ali, Mayweather, Pacquiao, Amir Khan sử dụng tốc độ khá giống với sàn Olympic.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Quang (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Trận đấu triệu đô Mayweather - Pacquiao Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN