Trận đấu nổi bật

koolhof-va-mektic-vs-heliovaara-va-patten
Nitto ATP Finals
N. Mektic & W. Koolhof
1
H. Patten & H. Heliovaara
2
taylor-vs-alex
Nitto ATP Finals
Taylor Fritz
2
Alex De Minaur
1
granollers-va-zeballos-vs-purcell-va-thompson
Nitto ATP Finals
M. Granollers & H. Zeballos
0
M. Purcell & J. Thompson
2
jannik-vs-daniil
Nitto ATP Finals
Jannik Sinner
2
Daniil Medvedev
0

Mê kiếm, quên chuyện chồng con

Tham dự 5 SEA Games với 5 HCV cá nhân và 4 HCV đồng đội cùng 11 HCV Giải Vô địch Đông Nam Á, Nguyễn Thị Lệ Dung được ví như nữ “độc cô cầu bại” ở nội dung kiếm chém Đông Nam Á.

Tính đến nay, cô gái Hà Nội đã có 15 năm gắn bó và 12 năm tham dự SEA Games với môn kiếm đầy lãng mạn. Năm 2001, lọt vào mắt xanh của nhà tuyển trạch người Trung Quốc Dương Thắng Lợi, Lệ Dung và người chị song sinh Nguyễn Thị Hoài Thu được tuyển vào đội kiếm quốc gia để chuẩn bị cho SEA Games 2003 diễn ra tại Việt Nam.

Ngay lần đầu tham dự đại hội thể thao của khu vực trên sân nhà, Lệ Dung đã bước lên ngôi vô địch và bất bại cho đến nay, ngoài SEA Games 2009 ở Lào và 2013 ở Myanmar không tổ chức thi đấu môn Olympic mang tính quý tộc này.

Mê kiếm, quên chuyện chồng con - 1

Lệ Dung được tung hô sau khi bảo vệ thành công HCV nội dung kiếm chém ở SEA Games 2015

Đến ngày 5-6, tại Singapore, chỉ nửa giờ sau khi Trần Thị Len giành HCV nội dung kiếm ba cạnh, Lệ Dung cũng dễ dàng đánh bại kiếm thủ Pornsawan của Thái Lan ở chung kết nội dung kiếm chém đơn nữ để giành HCV. Phát biểu sau khi mang về cho đoàn Việt Nam HCV thứ 4 tại SEA Games 2015, Lệ Dung cho biết: “Mỗi lần giành HCV tại SEA Games, tôi luôn cảm thấy hạnh phúc và tự hào vì đó cũng là thành công của đấu kiếm Việt Nam cũng như thể thao Việt Nam nói chung”.

Con gái tập kiếm không có gì là xấu. Khổ nổi, con gái tập kiếm thường có tính tình mạnh mẽ, can trường. Có lẽ vì vậy mà đến nay, dù đã qua tuổi 30 nhưng nữ kiếm thủ mang danh “độc cô cầu bại” vẫn chưa có được mái ấm gia đình cho riêng mình - đúng như sự lo ngại của cha mẹ Lệ Dung khi những ngày đầu năm 2001 không đồng ý cho cô chơi kiếm.

Được sự bảo lãnh của thầy cô, chị em song sinh Hoài Thu và Lệ Dung đều trở thành kiếm thủ. 15 năm trôi qua, khi các đồng đội cùng lứa và cả người chị song sinh Hoài Thu đã chuyển sang làm HLV từ lâu, riêng Lệ Dung vẫn trụ lại. Cũng vì quá mê mải với kiếm nên cô đã quên mất cả chuyện yêu đương và chồng con dù  luôn có nhiều “vệ tinh” vây quanh.

Lệ Dung gần như chỉ quan tâm đến 4 bức tường phòng tập, bên thanh kiếm chém lạnh lùng mà đầy ma lực hơn 10 giờ mỗi ngày. Chưa có mũi kiếm tình yêu nào xuyên thủng bộ giáp trắng đầy huyền ảo kia để có thể làm rung động trái tim cô gái tuổi Sửu xinh xắn này.

Nói đến chuyện tình cảm cá nhân, cô gái Hà thành cứ cười ý nhị: “Tôi hứa với ba mẹ sau SEA Games 2015 sẽ tính đến chuyện tình duyên nhưng hễ cầm đến thanh kiếm là lại quên hết mọi việc”.

Hẳn giờ đây, gia đình và bạn bè Lệ Dung ai cũng mong trong một ngày không xa, cô sẽ lên xe hoa cùng thanh kiếm thân thương bởi cả tuổi xuân của cô gái quê Sóc Sơn - Hà Nội này đã hy sinh cho những HCV quý giá của đấu kiếm Việt Nam.

“Dị nhân” của kiếm Việt

Sinh năm 1985 tại Hà Nội, Nguyễn Thị Lệ Dung được xem như một trường hợp đặc biệt của đấu kiếm Việt Nam. Cô hội đủ mọi yếu tố để phát triển: cao gần 1,65 m, sải tay dài trên 1,7 m, mình “cá trắm”, thân người chắc nịch, khả năng di chuyển và quan sát linh hoạt, lối đánh biến hóa, bản lĩnh cao.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Liêm (Người Lao Động)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN