Trận đấu nổi bật

dabrowski-va-routliffe-vs-errani-va-paolini
WTA Finals
E. Routliffe & G. Dabrowski
2
S. Errani & J. Paolini
1
jessica-vs-barbora
WTA Finals
Jessica Pegula
0
Barbora Krejcikova
2
manuel-vs-zizou
Moselle Open
Manuel Guinard
0
Zizou Bergs
2
andrey-vs-lorenzo
Moselle Open
Andrey Rublev
2
Lorenzo Sonego
0
iga-vs-coco
WTA Finals
Iga Swiatek
0
Coco Gauff
2
alex-vs-richard
Moselle Open
Alex Michelsen
1
Richard Gasquet
1
roberto-vs-benjamin
Moselle Open
Roberto Bautista Agut
0
Benjamin Bonzi
2

Lý do Hoàng Xuân Vinh không thi đấu giải Đông Nam Á

Hoàng Xuân Vinh không tham dự giải vô địch bắn súng Đông Nam Á 2016 đã gây ra nhiều tranh cãi.

Lý do Hoàng Xuân Vinh không thi đấu giải Đông Nam Á - 1

Hoàng Xuân Vinh

Thông tin VĐV bắn súng Hoàng Xuân Vinh không tham dự giải vô địch bắn súng Đông Nam Á 2016 đã gây ra nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, đằng sau đó còn là sự bất cập của cả ngành Thể thao.

Chuyện hai ngôi sao Xuân Vinh, Ánh Viên

Những ngày qua, người hâm mộ Việt Nam đặc biệt quan tâm tới thông tin VĐV Hoàng Xuân Vinh không tham dự giải vô địch bắn súng Đông Nam Á 2016 do chính Liên đoàn bắn súng Việt Nam đăng cai. HLV Nguyễn Thị Nhung đã giải thích, việc học trò của mình chỉ dự giải theo diện giao lưu đã được lên kế hoạch từ trước. Bên cạnh đó, nhà vô địch và kỷ lục gia Olympic cũng cần tránh những sức ép không cần thiết bởi sau một giai đoạn dài nghỉ ngơi, Xuân Vinh khó có thể đạt được phong độ cao nhất. Tuy nhiên, một bộ phận dư luận vẫn không đồng tình khi Xuân Vinh đứng ngoài cuộc chơi.

Cách đây không lâu, dư luận cũng có một phen dậy sóng khi kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên không dự giải bơi lội VĐQG. Khúc mắc nảy sinh từ việc HLV Đặng Anh Tuấn muốn đăng ký cho Ánh Viên đủ 17 nội dung, còn đơn vị chủ quản Quân đội chỉ đồng ý để cô dự tranh một số cự li sở trường. Từ đó, thể thao Quân đội quyết định rút Viên ra khỏi giải, còn HLV Tuấn đăng ký cho Viên dự tranh dưới danh nghĩa Trung tâm HLTTQG TP HCM, nơi quản lý ĐT bơi. Cuối cùng, Tổng cục TDTT đã phải họp khẩn để chốt lại phương án: Ánh Viên sẽ không tham dự giải.

Trên các phương tiện thông tin đại chúng, HLV Đặng Anh Tuấn và Ánh Viên liên tục bày tỏ không hài lòng với phán quyết của Tổng cục TDTT. Ông thầy của kình ngư người Cần Thơ phân tích, chuyện không cho Viên thi đấu là một sự bất công, vì ngay cả các tay bơi quốc tế hàng đầu vẫn dự giải quốc nội. Quan trọng hơn, giữa tập luyện với thi đấu thực tế có trạng thái và hiệu quả hoàn toàn khác nhau.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Trần Đức Phấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục TDTT khẳng định, việc Ánh Viên không dự giải là hết sức bình thường khi đơn vị chủ quản không đăng ký. Mấu chốt vấn đế nằm ở chỗ: Viên đang tập trung cho các cuộc thi đấu quốc tế tầm cao.

Đại tá Phạm Ngọc Dương, Trưởng phòng TDTT Quân đội (Cục Quân huấn, Bộ Tổng tham mưu) khẳng định: “Với kình ngư Ánh Viên, Quân đội không hướng tới thành tích trước mắt mà tạo mọi điều kiện để cô cạnh tranh giành huy chương châu lục và vươn tới thành tích của nhóm các VĐV hàng đầu thế giới”. Trong khi đó, chuyên gia Nguyễn Hồng Minh cho rằng, những tài năng đặc biệt như Xuân Vinh hay Ánh Viên không cần hay chính xác hơn không nên dự bất cứ một giải quốc nội nào.

“Giết gà dùng dao mổ trâu”

Về mặt chuyên môn, câu chuyện của Ánh Viên hay Xuân Vinh rõ ràng rất hợp lý. Thế nhưng, nghịch lý là ở chỗ, những năm trước đó, Viên vẫn thường xuyên phải thi đấu ở nhiều cuộc đấu vô thưởng, vô phạt về chuyên môn. Năm 2013, Viên đoạt 8 HCV, 1 HCĐ tại Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á do Việt Nam đăng cai. Năm 2014, Viên đoạt tới 20 HCV (17 cá nhân, 3 đồng đội), phá 14 kỷ lục tại Đại hội TDTT toàn quốc. Năm 2015, Viên cũng giành tới 16 HCV (15 cá nhân, 1 đồng đội) tại giải vô địch quốc gia. Còn xạ thủ Hoàng Xuân Vinh, trước khi đoạt HCV Olympic, anh vẫn phải tham dự tất thảy các giải đấu trong nước lẫn khu vực hay châu lục.

Một ngôi sao khác của làng thể thao Việt Nam là tay vợt Nguyễn Tiến Minh từng có một thời gian dài phải “cày ải” cả hai mặt trận trong nước và quốc tế, dẫn đến luôn rơi vào tình trạng quá tải. Có lần, trong đúng 45 ngày, tuyển thủ đất Sài thành phải đấu tới 6 giải liên tiếp, trong đó có 2 giải quốc nội. Đặc biệt, các cuộc đấu trong nước thực sự vô bổ với Tiến Minh bởi anh chỉ đấu như dạo chơi mà vẫn thắng các đối thủ tuyệt đối với khoảng cách mỗi hiệp tối thiểu cả chục điểm.

“Biết Tiến Minh chịu thua thiệt, bị ảnh hưởng nhưng vì sự phát triển chung của cầu lông Việt Nam nên chỉ còn cách động viên anh cố gắng”, Tổng thư ký Liên đoàn Cầu lông Việt Nam Lê Thanh Sang chia sẻ. Chỉ đến khi Tiến Minh luống tuổi, không kham nổi nhiều giải, các nhà chức trách mới không ép tay vợt số 1 Việt Nam dự các giải trong nước.

Những câu chuyện của Ánh Viên, Tiến Minh, Xuân Vinh xuất phát từ sự nửa vời của ngành Thể thao cùng đơn vị chủ quản. Mỗi VĐV tùy theo năng lực, đẳng cấp sẽ có lộ trình tập luyện, thi đấu hợp lý. Thế nhưng, rất nhiều đơn vị chủ quản vì thành tích đã để VĐV của mình tham dự những giải đấu không xứng tầm, vô bổ về chuyên môn, đúng kiểu “giết gà dùng dao mổ trâu”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thoa Nhung ([Tên nguồn])
Hoàng Xuân Vinh giành HCV Olympic lịch sử Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN