Trận đấu nổi bật

laura-vs-qinwen
Australian Open
Laura Siegemund
2
Qinwen Zheng
0
aryna-vs-jessica
Australian Open
Aryna Sabalenka
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
yoshihito-vs-carlos
Australian Open
Yoshihito Nishioka
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
3
Jaime Faria
1
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
-
Tommy Paul
-
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
-
Felix Auger-Aliassime
-
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
-
Jakub Mensik
-
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
-
Alexander Zverev
-
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
-
Talia Gibson
-

Lừng lẫy Vương Hương Trai và những màn tỉ thí...

Sự kiện: Khám phá võ thuật

Một cao thủ tự xưng “Đệ nhất thiên hạ Bát quái chưởng” tìm đến thách đấu. Vừa mới ra đòn, vị cao thủ này bị Hương Trai dùng công pháp Hầu quyền đánh bật ra, sau đó lại sử chiêu “Mãng xà rời hang” dùng tay cuốn lấy hai chân nhấc bổng đối thủ, ném xa 3 trượng...

Vương Hương Trai (1890-1963) nguyên tên là Hướng Trai, tên chữ là Vũ Tăng, người Thâm Huyện, tỉnh Hà Bắc. Ông là danh sư Hình ý quyền và là người sáng lập ra Hình ý quyền hiện đại của Trung Hoa.

Hồi nhỏ, do thể trạng yếu đuối, lắm bệnh, thân hình thấp bé, ông bỏ học tìm thầy luyện võ. Năm 1904, ông được một người thầy cùng quê là Quách Vân thâm nhận làm đệ tử truyền dạy Hình ý quyền. Sau vài năm, Quách bị lâm bệnh, Hương Trai hết lòng phụng dưỡng. Cảm kích trước tấm lòng của đệ tử, khi khỏi bệnh Quách đã truyền dạy tất cả những gì tinh tuý nhất của Hình ý quyền mà ông có.

Sau đó, Hương Trai đi thăm thú các nơi, chơi bời rộng rãi với các bạn trong giới võ thuật, lại được giao lưu, học hỏi Thái cực quyền, Bát quái chưởng và tung hạc quyền (Vết chân hạc) của các danh sư tại Phúc Châu (tỉnh Phúc Kiến)…

Lừng lẫy Vương Hương Trai và những màn tỉ thí... - 1

Đại sư Hình Ý quyền Vương Hương Trai- (nguồn Taiji Europa)

Trải qua mấy chục năm tự mình thực nghiệm và nghiên cứu lý luận võ học theo yếu lĩnh: “Quyền vô quyền, ý vô ý, vô ý chi trung thị chân ý” (Có quyền mà như không có quyền, có ý mà như không có ý, trong cái không có ý mới là ý chân chính), từ yếu lĩnh đó, ông tự mở ra con đường sáng tác ra Hình ý quyền hiện đại, đồng thời tổng kết 6 chữ yếu quyết: “Trường, nhẫn, lang, cẩn, ổn, chuẩn” (tạm dịch: Dài, chịu đựng, độc dữ, cẩn thận, chuẩn xác).

Hình ý quyền do Hương Trai tổng hợp cực ký chú trọng đến ý niệm, lấy ý vận khí, lấy khí thúc lực, ý đến khí lực đến. Lấy “trạm trang công” (công phu tấn) làm thể, lấy tán thủ làm dụng biến ảo khó lường. Từ đó danh tiếng Vương Hương Trai lừng lẫy 2 bờ Bắc, Nam Đại Giang.

Năm 1930 dến 1937, Vương Hương Trai mở lò dạy võ tại Thượng Hải, mọi người hâm mộ tài nghệ và đức độ của ông nên nô nức theo học. Trong việc truyền bá võ nghệ ông không dám cẩu thả một ly, không chỉ dạy võ mà còn dạy đạo làm người, do vậy ông được học trò hết mức kính trọng.

Thượng Hải thời gian này cực kỳ rối ren do bị phân chia thành nhiều tô giới của các nước đế quốc Anh, Pháp, Mỹ, Nhật…, thêm vào đó là nạn hoành hành cát cứ của các băng nhóm giang hồ mà lịch sử điện ảnh Hoa ngữ đã dựng nhiều loạt phim về Bến Thượng Hải trong thời gian loạn lạc này. Do vậy, võ đường của Vương Hương Trai cũng như bản thân ông cũng nhiều lần phải chấp nhận lời thách đấu của các cao thủ, bởi lúc đó Thượng Hải là nơi tập trung nhiều cao thủ võ thuật giang hồ nhất.

Thời đó, một cao thủ tự xưng “Đệ nhất thiên hạ Bát quái chưởng” tìm đến thách đấu. Vừa mới ra đòn, vị cao thủ này bị Hương Trai dùng công pháp Hầu quyền đánh bật ra, sau đó lại sử chiêu “Mãng xà rời hang” dùng tay cuốn lấy hai chân nhấc bổng đối thủ, ném xa 3 trượng.

Lại có một nhà sư tự giới thiệu đến từ một chùa hoang cổ, võ công bí hiểm, nhưng muốn giao đấu với Vương bằng khí giới. Khi giao thủ, hoà thượng tay cầm ngọc chử (chày ngọc), thấy vũ khí của đối phương khá lạ và ngắn, Hương Trai liền sử đoản côn. Nhà sư lập thế, ào ạt tấn công, thế ngọc chử như vũ bão, gió phát ào ạt. Chỉ thấy Hương Trai bình tĩnh dùng côn gỗ, lựa thế cuộn lấy chiêu thức của chày, dùng hết lực hất mạnh làm chày bay vọt lên không, còn vị hoà thượng chân trụ không vững, cũng bị hất lên mấy thước rồi loạng choạng rơi bịch xuống nền.

Nhà sư vô cùng khâm phục, lặng cúi đầu bước đi. Hoá ra Hương Trai đã dùng “đẩu kình”- một tuyệt kỹ lợi hại của Hình Ý quyền- vận hết kình lực lên đầu côn nhằm nhấc bổng đối thủ.

Sau khi nước Trung Hoa thống nhất, Vương Hương Trai trở lại Bắc Kinh, dạy Hình ý quyền suốt một dải Bảo Định- Bắc Kinh, kiêm luôn nghề y, chuyên trị “trật đả cốt” (sai, gãy xương khớp) cho mọi người. Ông cũng có nhiều trước tác võ thuật để đời như “Ý quyền chính quỹ” (Quỹ đạo chính của Hình ý quyền) hay “Đại thánh quyền luận” (Bàn về Đại thánh quyền)…

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Khám phá võ thuật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN