Trận đấu nổi bật

ben-vs-pablo
Australian Open
Ben Shelton
3
Pablo Carreno Busta
1
tristan-vs-alex
Australian Open
Tristan Boyer
0
Alex De Minaur
3
taylor-vs-cristian
Australian Open
Taylor Fritz
3
Cristian Garin
0
beatriz-vs-erika
Australian Open
Beatriz Haddad Maia
2
Erika Andreeva
0
joao-vs-lorenzo
Australian Open
Joao Fonseca
-
Lorenzo Sonego
-
veronika-vs-katie
Australian Open
Veronika Kudermetova
-
Katie Boulter
-
matteo-vs-holger
Australian Open
Matteo Berrettini
-
Holger Rune
-
madison-vs-elena-gabriela
Australian Open
Madison Keys
-
Elena-Gabriela Ruse
-
jannik-vs-tristan
Australian Open
Jannik Sinner
-
Tristan Schoolkate
-
learner-vs-daniil
Australian Open
Learner Tien
-
Daniil Medvedev
-

Luật F1 qua quá trình phát triển (P2)

Từ thế kỷ 21, FIA đã đưa ra rất nhiều những quy định mới.

+ 2000-2009:

- Giới hạn tốc độ trong khu vực pitlane 100km/h.

- Trong buồn lái phải được lắp đặt đèn LED để thông báo thông tin cho người lái và phải có tín hiệu cảnh báo y tế trên xe đến giám sát đường đua trong trường hợp có tai nạn xảy ra.

- Nhà cung cấp lốp được FIA chỉ định, các tay đua phải lựa chọn loại lốp sử dụng cho chặng đua ngay trước ngày đua phân hạng. Chỉ được phép thay đổi lốp vì lý do an toàn.

- Hệ thống tính điểm thay đổi: 10-8-6-4-3-2-1 cho 8 tay đua về đầu tiên. Các thay đổi thiết kế xe trong mùa giải không được phép.

- Không được tiếp nhiên liệu giữa ngày đua phân hạng và chính thức.

Luật F1 qua quá trình phát triển (P2) - 1

Ferrari và Schumacher có một giai đoạn thi đấu rất thành công

- Hệ thống phục hồi động năng – KERS được lắp đặt (2009) và phải có tín hiệu thông báo đến giám sát đường đua.

- Quy định cụ thể về thử nghiệm hầm gió.

- Quy định về số lượng hộp số trong một mùa giải.

- Từ 2000-2005 động cơ 3,0 lít, 900 mã lực, 18500 vòng/phút. Thay thế động cơ trong ngày chạy thử phạt lùi 10 bậc trên vạch xuất phát, thay thế động cơ sau ngày phân hạng phạt xuất phát cuối đoàn đua. Trọng lượng tối thiểu của xe không nhỏ hơn 605Kg.

Hệ thống thông khí trước và làm mát phanh sau không được vượt quá + 160mm so với đường trung tâm của bánh xe.

- Từ 2006-2009 động cơ V8 2,4 lít, 750 mã lực, 19000 vòng/phút (đến năm 2009 giới hạn còn 18000 vòng/phút). Chỉ được sử dụng hợp kim nhôm trong chế tạo động cơ. Mỗi tay đua được phép sử dụng 8 động cơ cho một mùa giải, thay động cơ (trong các trường hợp đã nêu ở trên) sẽ bị phạt lùi 10 bậc trên vạch xuất phát.

* Lịch cụ thể một chặng đua 2000-2005

- Thứ 6: Chạy thử 2 đợt vào lúc 11h00-12h00, 14h00-15h00.

- Thứ 7: Chạy thử 2 đợt vào lúc 10h00-10h45, 11h15-12h00. Phân hạng vào lúc 14h00.

- Chủ nhật: Cuộc đua chính thức vào lúc 14h00.

* Lịch cụ thể một chặng đua 2006-2009:

- Thứ 6: Chạy thử 2 đợt vào lúc 11h00-12h00, 14h00-15h00.

- Thứ 7: Chạy thử 2 đợt vào lúc 11h00-12h00. Phân hạng vào lúc 14h00 và có 3 vòng loại. (2006-2007) - Q1 từ 14h00-14h15, sau đó 5 xe xếp cuối cùng bị loại và sẽ xuất phát từ 16-20; Q2 từ 14h20-14h35 và 5 xe xếp cuối tiếp tục bị loại và xuất phát từ 11-15, Q3 từ 14h45-15h00 10 chiếc xe còn lại chạy tính giờ phân hạng cho vị trí xuất phát ngày đua chính (Nếu có 22 tay đua thì mỗi lần sẽ loại 6 tay đua có thành tích thấp nhất).

(2008-2009) - Q1 từ 14h00-14h20, sau đó 5 xe xếp cuối cùng bị loại và sẽ xuất phát từ 16-20, Q2 từ 14h27-14h42 và 5 xe xếp cuối tiếp tục bị loại và xuất phát từ 11-15, Q3 từ 14h50-15h00 10 chiếc xe còn lại chạy tính giờ phân hạng cho vị trí xuất phát ngày đua chính (Nếu có 22 tay đua thì mỗi lần sẽ loại 6 tay đua có thành tích thấp nhất).

- Chủ nhật: Cuộc đua chính thức vào lúc 14h00.

+ 2010-2019:

- Các công nghệ mới được ứng dụng chủ yếu tập trung vào mảng khí động lực học như: F-duct của McLaren năm 2010, khí xả thổi khuếch tán của Red Bull 2010, khí thải thoát ra phía trước của Lotus năm 2011, Hiệu ứng khí xả thải Coanda của Sauber năm 2012, DRS đôi (DDRS) của Mercedes năm 2012 và DRS thụ động của Lotus năm 2013.

- Hệ thống tính điểm thay đổi: 25-18-15-12-10-8-6-4-2-1 cho 10 vị trí về đích đầu tiên.

- Pirelli được chỉ định là nhà cung cấp lốp duy nhất cho tất cả các đội đua. Loại lốp được dùng cho mỗi chặng đua được quy định cụ thể trước đó.

- Các xe đua tham dự cuộc đua phải vượt qua tất cả các bài test va chạm theo quy định của FIA.

- Tiếp nhiên liệu trong cuộc đua bị cấm hoàn toàn.

- Được phép thay đổi thiết kế xe ngay trong mùa giải nhưng cấm thay đổi, sửa chữa hoặc làm các công việc liên quan đến xe đua qua đêm (Có một số trường hợp ngoại lệ cần có sự đồng ý của FIA).

- Tổng thời gian một cuộc đua trong trường hợp bị gián đoạn vì các lý do khách quan không vượt quá 4 giờ.

Luật F1 qua quá trình phát triển (P2) - 2

Hiện tại, Vettel và Red Bull đang thống trị làng F1

Các quy định về động cơ, khung gầm, kỹ thuật:

* Năm 2010:

- Quy định rõ hợp chất cấu tạo khung xe. Gương chiếu hậu phải được bắt cố định vào sidepod và có tầm quan sát rộng.

- Trọng lượng tối thiểu của xe tăng từ 602Kg lên 620Kg.

- Mỗi tay đua được phép sử dụng 8 động cơ trong một mùa giải, nếu thay sai quy định sẽ bị phạt 10 bậc trên vạch xuất phát

- Tỷ số truyền động của động cơ được giới hạn cho mỗi đội đua. Động cơ được giới hạn ở mức 18000 vòng/phút.

- Hệ thống thu hồi động năng – KERS được sử dụng nhưng không bắt buộc.

- Hợp chất cấu tạo lốp, nguyên liệu, độ dày kích thước được quy định rõ, lốp trước được giảm kích thước từ 270mm xuống 245mm.

* Năm 2011:

- Bánh trước phải được neo bằng 2 sợi cáp (trước là 1 sợi) để đảm bảo an toàn cho lái xe trong trường hợp xảy ra tay nạn.

- Trọng lượng tối thiểu của xe tăng từ 620Kg lên 640Kg. Hộp số không được phép thay đổi trong những ngày chạy thử, phân hạng (nếu thay đổi sẽ bị phạt lùi 5 bậc trên vạch xuất phát ở ngày đua chính).

- Hệ thống cánh gió trước có thể điều chỉnh được bị cấm sử dụng, cả F-duct và khuếch tán kép bị cấm sử dụng.

- Hệ thống cánh gió sau DRS được phép điều chỉnh và hệ thống này chỉ được hoạt động trong chạy thử, phân hạng và kể từ vòng đua thứ 3 trong ngày đua.

- Các đội đua thống nhất thỏa thuận tỷ lệ phân bố tải trọng xe với 47% ở bánh trước và 53% ở bánh sau để đảm bảo an toàn với lốp Pirelli. Hệ thống KERS tiếp tục được sử dụng sau khi có sự thống nhất của các đội đua.

* Năm 2012:

- Mũi xe bắt buộc phải giảm chiều cao xuống còn 550mm.

- Tất cả các thay đổi khí động học khi chạy trên đường đua phải được điều khiển, kích hoạt từ vô lăng, tất cả các hình thức kích hoạt khác bị cấm.

- DRS có thể bị vô hiệu hóa bởi giám sát đường đua trong trường hợp cần thiết.

- Lốp xe chỉ được gia nhiệt bằng chăn điện theo quy định của FIA.

- Ống khí xả thải phải tròn và nằm trong khu vực quy định của FIA, độ dốc không quá 10 độ để ngăn chặn sử dụng khí xả thổi lên khuếch tán.

- Tải trọng đặt lên trục bánh trước tối thiểu 291Kg, trục bánh sau 342Kg

* Năm 2013:

- Cấm sử dụng DDRS trong mọi trường hợp. Hệ thống DRS có thể bị vô hiệu hóa bởi giám sát đường đua trong các trường hợp cần thiết. DRS cũng được giới hạn khu vực sử dụng ở ngày chạy thử và phân hạng như trong cuộc đua.

- Cánh gió trước không được tự thay đổi độ võng trong chặng đua.

- Xe phải bắt buộc vượt qua bài test va chạm của FIA.

- Tăng trọng lượng tối thiểu từ 640kg đến 642kg, tải trọng đặt lên trục bánh trước tối thiểu 292Kg, trục bánh sau 343Kg.

* Lịch cụ thể một chặng đua:

+ Năm 2010

- Thứ 6: Chạy thử 2 đợt vào lúc 11h00-12h30, 14h00-15h30.

- Thứ 7: Chạy thử vào lúc 11h00-12h00. Phân hạng vào lúc 14h00 và có 3 vòng loại. Q1 từ 14h00-14h20, sau đó 7 xe xếp cuối cùng bị loại và sẽ xuất phát từ 18-24, Q2 từ 14h27-14h42 và 7 xe xếp cuối tiếp tục bị loại và xuất phát từ 11-17, Q3 từ 14h50-15h00 10 chiếc xe còn lại chạy tính giờ phân hạng cho vị trí xuất phát ngày đua chính (Nếu có 22 tay đua thì mỗi lần sẽ loại 6 tay đua có thành tích thấp nhất).

- Chủ nhật: Cuộc đua chính thức vào lúc 14h00.

- Từ năm 2011 trở đi bổ sung thêm quy định nếu ở Q1 tay đua nào có thành tích Q1 bằng 107% thành tích của tay đua dẫn đầu sẽ bị loại không được tham dự chặng đua đó.

Tất cả các quy định của FIA đưa ra là nhằm hạn chế tốc độ chiếc xe trong một giới hạn cho phép. Bởi nếu không có sự hạn chế này mỗi đội đua sẽ thiết kế ra một chiếc xe có tốc độ cao và không theo một quy tắc chung. Nếu một chiếc xe vào cua với vận tốc khoảng 300km/h và xảy ra tai nạn thì hậu quả sẽ không thể đo đếm được. Ngoài nguy hiểm đến tính mạng tay đua thì khán giả cũng sẽ bị ảnh hưởng là điều chắc chắn.

Các quy định cụ thể về khí động học được đưa ra với mục tiêu đảm bảo an toàn cho chính tay đua, nếu không có những quy định cụ thể về chiều cao, trọng lượng, phân bố tải trọng thì các kỹ sư sẽ thiết kế ra một sản phẩm gần như bay trên đường đua, nó sẽ không có đủ lực downforce cần thiết để duy trì độ bám đường và nếu vào cua sẽ là điều rất nguy hiểm.

Mục đích của việc hạn chế không phải nhằm làm cho cuộc đua nhàm chán vì tốc độ của các đội đua khác nhau sàn sàn như nhau. Nó làm cho cuộc đua trở nên an toàn hơn với tay lái và khán giả. Đồng thời nó còn khuyến khích các kỹ sư tìm tòi phát triển công nghệ trong khuôn khổ cho phép lên một tầm cao mới mà Red Bull đang chứng tỏ ưu thế bằng thành tích của mình trong 4 năm qua so với đối thủ nhờ có khí động học ưu việt (nhưng bản thân FIA cho rằng phát triển khí động học không phù hợp để áp dụng váo thực tế của ngành sản xuất xe hơi).

Sự thay đổi luật của FIA để hướng tới những phát triển phù hợp hơn với cuộc sống, áp dụng công nghệ vào cuộc sống và bảo vệ môi trường bằng những thay đổi như hệ thống phục hồi năng lượng KERS, ERS, động cơ turbo được áp dụng – tất cả nhưng thay đổi này làm cho F1 càng gần hơn với cuộc sống.

Bản thân F1 là cuộc chơi về công nghệ, nó được coi là nơi mà các nhà sản xuất xe hơi hàng đầu biểu dương sức mạnh công nghệ chế tạo động cơ, vật liệu chế tạo xe hơi, áp dụng tin học và các thiết bị điện tử vào thực tiễn. Tất cả những điều này biến Thể thức 1 trở thành môn thể thao tốc độ hấp dẫn nhất hành tinh và nó sẽ mãi là như vậy.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Danica Patrick ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN