Trận đấu nổi bật

jelena-vs-magdalena
Adelaide International
Jelena Ostapenko
2
Magdalena Frech
1
sara-vs-alina
Australian Open
Sara Errani
2
Alina Korneeva
1
david-vs-rinky
Adelaide International
David Goffin
0
Rinky Hijikata
2
pablo-vs-jakub
ASB Classic
Pablo Carreno Busta
1
Jakub Mensik
2
anna-vs-belinda
Adelaide International
Anna Kalinskaya
0
Belinda Bencic
1
danielle-vs-ons
Adelaide International
Danielle Collins
0
Ons Jabeur
2

Lựa chọn của Djokovic: Đè bẹp tất cả hay đợi Roland Garros?

Sau hai tuần im ắng trong khi Nadal hồi sinh sẽ là một Djokovic càn quét tất cả các danh hiệu làm đà cho cuộc chinh phục Roland Garros?

Nhịp thi đấu trong tennis còn là đà chiến thắng mà cụ thể là chức vô địch ở giải này sẽ tiếp thêm sự tự tin cho giải tiếp theo, như chính đối thủ lớn nhất của Djokovic ở sân đất nện trong năm năm qua, Nadal từng sử dụng hiệu quả.

Lựa chọn của Djokovic: Đè bẹp tất cả hay đợi Roland Garros? - 1

Djokovic quyết tâm chinh phục Roland Garros còn thiếu

* Sự trỗi dậy của Nadal có làm Djokovic bối rối?

Có một thứ quan trọng hơn cả danh hiệu và tiền thưởng với Nadal khi tay vợt này vô địch Monte Carlo và Barcelona (hai giải đất nện quan trọng nhất từ đầu mùa), đó là sự tự tin trở lại.

Nó không phải là sự tự tin cô đọng lại từ những ca tụng mà thế giới tennis đang dành cho anh, kiểu như Federer khẳng định Nadal là tay vợt mà ai cũng muốn đánh bại ở Paris, Sampras nói rằng Nadal vẫn còn rất mạnh, Bjorn Borg cũng tin như thế, Murray khẳng định Nadal đang rất hay, Djokovic thừa nhận Nadal là Vua đất nện.

Phải tự tin thì mới có thể chơi tấn công mạnh mẽ, giải quyết các pha bóng bằng những cú thuận tay có độ hóc hiểm rất cao, thường xuyên né trái đánh phải và bóng nhằm vào góc có điểm nối giữa dây dọc và dây cuối sân.

Đánh bại Nishikori sau hai set ở trận chung kết Barcelona Open chính là sự tiếp nối “dạng” bằng chứng đã thể hiện ở Monte Carlo (thắng Wawrinka, Murray và Monfils).

Đánh bại được ba tay vợt nằm trong Top 10 chỉ trong vòng hai tuần là điều Nadal không thể làm được trong vòng gần hai năm qua.

Và cuối cùng, nó là một thông điệp đáng kể chuyển tới Djokovic, rồi qua đó làm tay vợt người Serbia phải suy xét nghiêm túc cho một tháng quyết định phía trước.

Vô địch cả Madrid và Rome rồi làm nên lịch sử ở Roland Garros?

Nói cho chính xác về mặt thời gian sẽ là năm tuần cả thảy tính từ Madrid cho tới cuối Roland Garros, trong đó bao gồm một tuần nghỉ giữa Rome và Paris.

Tại sao lại phải chi ly về mặt thời gian như thế là vì duy trì đỉnh cao phong độ trong quãng thời gian đó là thách thức lớn. Việc Djokovic vô địch hàng loạt giải trong khoảng sáu tuần tính từ China Open (đầu tháng 10) cho tới ATP World Tour Finals (cuối tháng 11) là việc rất khó.

Sở dĩ Djokovic sẵn sàng và đã làm được như vậy là bởi trong quãng thời gian trên có Thượng Hải và Paris Masters tổ chức cách nhau hai tuần. Và không giải đấu nào kéo dài như Grand Slam cả.

Giờ là lúc quay trở lại trả lời câu hỏi là liệu Djokovic có chơi hết khả năng ở Madrid và Rome để lấy nhịp tâm lý cho Roland Garros hay không?

Sẽ khó có những chiến thắng dễ dàng như kiểu trên sân cứng khi chuyển sang sân đất nện cho Djokovic. Bỏ qua việc Vesely làm nên bất ngờ mới đây thì hai lần tham dự Rome Masters (giải cuối cùng trước Roland Garros) trong năm 2014 và 2015, Djokovic có 7/10 trận phải bước sang set 3 quyết định.

Tức là nếu nỗ lực tối đa ở cả hai Masters đất nện tới đây mà lại không có một kết quả bốc thăm thuận lợi ở Roland Garros thì sẽ có thách thức về mặt thể lực. Lý do khiến Djokovic không tham dự giải bổ sung nào sau khi bị loại sớm ở Monte Carlo có lẽ là để chuẩn bị thể lực dày dặn nhất cho chặng đường này. Nhưng nếu thua sớm ở cả hai giải có thể lại có tác động tâm lý và nhịp thi đấu.

Vậy thì theo bạn, Djokovic sẽ chọn con đường nào để chinh phục Roland Garros, hoàn tất Grand Slam sự nghiệp? 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN