Long Hình Quyền, môn võ công trấn phái uy chấn quần hùng của Thiếu Lâm

(Tin thể thao, tin võ thuật) Với sức mạnh áp đảo cùng nhiều biến hóa khiến đối thủ khó chống đỡ, Long Hình Quyền được xem là môn công phu trấn phái, biểu tượng đặc sắc của võ thuật Thiếu Lâm.

Long Hình Quyền của phái Thiếu Lâm biến ảo ra sao?

Võ công nguyên thủy của Thiếu Lâm gồm 18 thế trong La Hán Thập Bát Thủ, sau phát triển thành Thất Thập Nhị Huyền Công (72 tuyệt kỹ). Về sau, các võ công này kết hợp với các bài tập khí công Ngũ Cầm Hí của Thần y Hoa Đà và Bát Đoạn Cẩm của Đạo gia mà trở thành ngũ hình quyền (long, xà, hổ, báo, hạc) nổi tiếng đến ngày nay. Trong đó, Long Hình Quyền trở thành biểu tượng đặc sắc nhất.

Long Hình Quyền là biểu tượng đặc sắc của võ thuật Thiếu Lâm 

Long Hình Quyền là biểu tượng đặc sắc của võ thuật Thiếu Lâm 

Nếu như Hổ quyền luyện cốt, Báo quyền luyện lực, Xà quyền luyện khí, Hạc quyền luyện tinh thì Long quyền luyện thần. Do là con vật thần bí, không có thật, Thiếu Lâm Long Hình Quyền là kết tinh của nhiều ưu điểm của các loài vật khác nhưng có sự biến thể nên càng lợi hại hơn.

Cụ thể, Long Hình Quyền có các động tác mềm mại xoay vòng của loài rắn nhưng kết thúc bằng một đòn cương mãnh đột ngột, phối hợp cả cương lẫn nhu. Long quyền có trảo của loài hổ nhưng thay vì cào xé thì thiên về vồ chụp, từ trên không đánh xuống để xé toạc đối thủ nhưng mềm mại, uyển chuyển hơn…Bên cạnh đó, Long quyền còn có các đòn tấn công bằng chưởng và quyền.

Một số quyền pháp nổi tiếng của Long Hình Quyền như Thần long triển trảo, Kim long thí trảo, Thần long nhập hải, Ô long bái vĩ, Thanh long xuất hải, Kim long vọng nhật…

Long Hình Quyền có sự đa dạng và biến ảo, kết hợp giữa trảo, chưởng và quyền

Long Hình Quyền có sự đa dạng và biến ảo, kết hợp giữa trảo, chưởng và quyền

Song song với quyền pháp, Long Hình Quyền của Thiếu Lâm còn được đánh giá là một trong những võ công đặc sắc về khí công và dưỡng sinh, trong đó nổi tiếng với các bài Long quyền khí công, Du long công, Ngũ hành công. Theo đó, người luyện Long Hình Quyền sẽ luyện tập để thi triển khí, đưa khí vào trảo thủ, từ đó mà phát ra một lực mạnh gấp nhiều lần so với trảo thủ thông thường.

Với sức mạnh ép người cùng nhiều biến hóa khiến đối thủ khó chống đỡ, Long Hình Quyền được xem là môn công phu trấn phái, trong đó Long Trảo Thủ đứng đầu trong 72 tuyệt kỹ của Thiếu Lâm.

Sự phát triển của Long Hình Quyền và uy lực của Long Trảo Thủ

Ngày nay, Long Hình Quyền cũng như trảo pháp của Long quyền có trong hầu hết các môn phái của Trung Quốc. Tên tuổi của rồng còn được dùng để đặt cho nhiều chiêu thức quyền pháp, cước pháp, kiếm pháp. Trong quyền pháp có các thế như Song long hí châu, Lưỡng long triều nguyệt, Bạch long xuất động, Giao long thám hải, còn cước pháp có Bàn long cước, kiếm pháp có Vân long tam hiện, Tiêu sử thừa long...

Long Hình Quyền có vị trí quan trọng trong Ngũ Hình Quyền

Long Hình Quyền có vị trí quan trọng trong Ngũ Hình Quyền

Nổi tiếng nhất và cũng là lợi hại nhất của Long Hình Quyền chính là Long Trảo Công. Tương truyền, khi rồng bay, móng vuốt của chúng giương hết ra, dựa vào triết lý đó mà có Long Trảo Công. Đây là loại trảo pháp lợi hại thuộc đại cầm nã thủ, công phu chí dương, chiêu thức lớn rộng, uy lực. Loại võ công này thể hiện trong 8 yếu quyết là buông, bắt, cấu, giật, chộp, giữ, đẩy và vuốt, qua đó tạo nên sự lợi hại của Long Trảo.

Đặc điểm của kỹ thuật Long trảo là vồ chụp một bộ phận nào đó trên người đối thủ như tay, mặt, tai, mắt, yết hầu, hạ bộ, các yếu huyệt trên cơ thể nhằm tê bại đối phương. Lực điều động ở thân đồng bộ với chân tay, thân vặn ngược xoay vòng, sử dụng vùng thắt lưng như một động tác quật đuôi hay uốn mình của rồng để phát lực.

Đại diện ưu tú của Long Hình Quyền là Long Trảo Thủ đứng đầu 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm

Đại diện ưu tú của Long Hình Quyền là Long Trảo Thủ đứng đầu 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm

Người luyện võ còn lưu truyền lại phép luyện Long Trảo độc đáo để tăng cường sức mạnh cho bàn tay và cánh tay. Theo đó, các võ sinh luyện môn này nắm chặt những bình đất nặng và đưa lên từ từ. Lúc đầu nhưng chiếc bình để rỗng, nhưng sức mạnh sẽ được tăng dần bằng cách đổ thêm nước cho tới khi đầy tràn. Tiếp đó, nước sẽ được thay bằng cát, rồi bằng đá với các thể khối và sức nặng lớn hơn.

Có thể thấy, Long Hình Quyền dù mang nhiều đặc điểm của các quyền pháp của các loài vật khác nhưng có sự biến hóa, đa dạng và lợi hại hơn. Long quyền cũng có vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống võ thuật của Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung, nơi mà rồng là loài vật rất được coi trọng, biểu tượng cho đế vương.

Nguồn: [Link nguồn]

(Tin thể thao, tin võ thuật) Martin Nguyễn ôm mặt nức nở sau khi trúng đòn siết cổ của Garry Tonon và để thua ngay hiệp đầu tại sự kiện võ thuật tổng hợp của ONE Championship.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Phong ([Tên nguồn])
Khám phá võ thuật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN