Trận đấu nổi bật

katerina-vs-iga
Australian Open
Katerina Siniakova
0
Iga Swiatek
2
belinda-vs-jelena
Australian Open
Belinda Bencic
2
Jelena Ostapenko
0
jannik-vs-nicolas
Australian Open
Jannik Sinner
3
Nicolas Jarry
0
damir-vs-aleksandar
Australian Open
Damir Dzumhur
2
Aleksandar Vukic
3
francesco-vs-grigor
Australian Open
Francesco Passaro
1
Grigor Dimitrov
0
jacob-vs-nick
Australian Open
Jacob Fearnley
3
Nick Kyrgios
0
alexander-vs-carlos
Australian Open
Alexander Shevchenko
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-nishesh
Australian Open
Novak Djokovic
3
Nishesh Basavareddy
1
naomi-vs-caroline
Australian Open
Naomi Osaka
2
Caroline Garcia
1

Lo cho mục tiêu VN giành 10-15 HCV ở ASIAD 18

Hôm nay (18/3), Bộ Văn hóa-Thể thao & Du lịch, trong đó có ngành thể thao có phiên giải trình với Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về những vấn đề liên quan đến phát triển thể thao thành tích cao, trong đó liên quan tới công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thể thao; chiến lược phát triển Thể dục Thể thao, và đặc biệt là sự chuẩn bị cho Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD) lần thứ 18 vào năm 2019.

Theo ý kiến của ông Nguyễn Hồng Minh, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao, Việt Nam đã có những dấu hiệu tích cực trong công tác chuẩn bị cho kỳ ASIAD 2019 được tổ chức tại nước ta, dù mục tiêu giành 10-15 HCV, xếp thứ 6-10 trên bảng tổng sắp các đoàn tham dự, đã được các nhà chuyên môn tính toán, được đánh giá còn quá lạc quan.

Từng nhiều năm gắn với thể thao thành tích cao, ông Nguyễn Hồng Minh hiểu rõ những vấn đề của thể thao nước nhà. Theo ông, ASIAD là sự kiện thể thao lớn, mang tầm cỡ châu lục, nên Chính phủ vẫn đóng vai trò thiết yếu trong công tác chuẩn bị, tổ chức và điều hành sự kiện, ngoài điều kiện tiên quyết là tài chính. VN vẫn đủ thời gian trong gần 6 năm còn lại nếu dốc sức, quyết tâm đăng cai tổ chức Á vận hội, sau khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng đường hướng, kế hoạch để lần đầu tiên đăng cai Đại hội thể thao lớn nhất châu lục.

Chuyên gia Nguyễn Hồng Minh đã đánh giá Việt Nam đã thể hiện những dấu hiệu tích cực trong công tác chuẩn bị, lựa chọn VĐV ưu tú, rà soát lên tiến trình nâng cấp các cơ sở vật chất, công trình thể thao, cũng như hỗ trợ, tham mưu Chính phủ về đường hướng, kế hoạch nói trên, dù hiện tại còn nhiều điều phải bàn thảo, tranh luận.

Lo cho mục tiêu VN giành 10-15 HCV ở ASIAD 18 - 1

Ông Nguyễn Hồng Minh đề cập đến nhiều bài học nhãn tiền

Ông Minh đề cập đến nhiều bài học nhãn tiền, trong đó có việc VN đăng cai SEA Games 23, về việc xây dựng các công trình thể thao tránh lãng phí, có thể mang lại lợi ích, phục vụ cho người dân sau khi kết thúc Á vận hội nên được nghiên cứu và đúc rút nghiêm túc, cùng với những tính toán kỹ lưỡng khi khởi công các nhà thi đấu những môn chưa bao giờ có ở Việt Nam như hockey trên cỏ, đua ngựa nghệ thuật...

Bên cạnh đó, cá nhân ông Nguyễn Hồng Minh cho rằng mục tiêu Việt Nam giành 10-15 HCV ở ASIAD 18 vẫn quá lạc quan. Bởi hệ thống đánh giá, tuyển chọn VĐV của Việt Nam còn dựa quá nhiều trên cơ sở cảm tính, cũng như dữ liệu chuyên môn chỉ là thành tích thi đấu ở các giải VĐQG, trong khi những con số này có thể thay đổi quá nhiều trong 5 năm tới. Điều này có cơ sở để những người trong cuộc phải tính kỹ khi thành tích của đoàn thể thao VN ở 3 kỳ ASIAD gần nhất đã có đồ thị đi xuống (số HCV giành được ở các kỳ ASIAD 2002, 2006, 2010 lần lượt lùi dần đều tương ứng là 4, 3, 1 HCV)

Ông Minh nhận định trong số 15 môn thể thao mà đoàn Việt Nam dự kiến đăng ký tranh tài, 8 môn chúng ta có khả năng giành huy chương như điền kinh, bơi, bắn súng, wushu, cử tạ, cầu mây, taekwondo...thì các nước ở châu Á cũng có rất nhiều VĐV tiềm năng, thậm chí vượt trội ở các môn này. Đó là lý do ông Hồng Minh cho rằng chưa thể xác định chắc chắn những VĐV của Việt Nam sẽ giành HCV hay huy chương, dù chúng ta hoàn toàn có khả năng.

Ông Hồng Minh cũng khẳng định thể thao Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn khi bị phân tán trong quá trình chuẩn bị, tập trung phát triển các VĐV ưu tú nhất, bởi sự lưỡng lự giữa mục tiêu ở SEA Games và chiến lược phát triển tối ưu, bền vững cho cả mục tiêu ở các sân chơi lớn như ASIAD hay Olympic.

Ông Minh đã chia sẻ quan điểm rằng ASIAD ở Incheon (Hàn Quốc, tháng 9/2014) sẽ là bài học bổ ích cho thể thao Việt Nam trong việc lựa chọn, tập trung phát triển VĐV cũng như nắm rõ trình độ chúng ta đang ở đâu so với tầm cỡ châu lục, đồng thời học tập phương pháp tổ chức, chuẩn bị ngày hội thể thao châu Á của nước bạn. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Ngọc ([Tên nguồn])
Việt Nam và chuyện đăng cai ASIAD 18 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN