Trận đấu nổi bật

alexander-vs-carlos
Nitto ATP Finals
Alexander Zverev
2
Carlos Alcaraz
0
arevalo-va-pavic-vs-bolelli-va-vavassori
Nitto ATP Finals
M. Pavic & M. Arevalo
2
S. Bolelli & A. Vavassori
1
casper-vs-andrey
Nitto ATP Finals
Casper Ruud
2
Andrey Rublev
1

Liệu Serena có giá trị bằng Federer, Djokovic?

Trận chung kết Indian Wells 2016 nội dung đơn nữ là một lần hiếm hoi nó hấp dẫn hơn nội dung đơn nam xét về mặt chuyên môn.

Azarenka thắng Serena 6-4 6-4. Còn Djokovic thắng Raonic 6-2 6-0. Lẽ thường kết cục hay ngược lại, Serena đè bẹp ai đó sau khoảng 1 tiếng và đối thủ của tay vợt người Mỹ chỉ ăn được vài game.

Liệu Serena có giá trị bằng Federer, Djokovic? - 1

Liệu Serena có giá trị bằng Federer, Djokovic?

Còn ở đơn nam, dù Djokovic thống trị nhưng đa phần các trận chung kết có anh tham dự cũng có nhiều thứ để xem: Federer vẫn có uy thế ở các giải không phải Grand Slam.

Murray cũng làm cho Djokovic phải trầy vi tróc vẩy. Nadal trong một chiều tự tin cũng tạo nên những set đấu cảm xúc. Và chính bản thân Raonic, nếu như ở một trạng thái thể lực tốt, việc Djokovic phải thua 1 set là điều dễ xảy ra.

Việc ông chủ giải đấu Larry Ellison là một fan đích thực của Nadal, rồi gần đây mời Djokovic ngồi cạnh trên khán đài, và hào hứng xem những trận đỉnh cao của các tay vợt nam có thể đã chi phối tới suy nghĩ của Giám đốc giải đấu. Nhưng nếu có như thế, thì cũng là một sự hấp dẫn tự nhiên.

Nhưng, sẽ không bất ngờ nếu cựu Giám đốc giải đấu Indian Wells (vừa phải từ chức vì những phát biểu có tính chất phân biệt giới tính nhằm vào các tay vợt nữ) đã có một cái nhìn toàn cục và qua cả một quá trình khi ông nói rằng tennis nữ phải biết ơn tennis nam.

Cách diễn đạt của ông có thể bị coi là xúc phạm với cả một lịch sử tennis nữ đầy ắp những ngôi sao, nhưng nó đã chỉ ra đúng những gì diễn ra hiện tại.

Một lịch sử tennis nữ oai hùng

Năm 1973, năm mà Hiệp hội Tennis Chuyên nghiệp ATP dành cho nam ra đời, người ta nhớ có một sự kiện mang tính lịch sử: Trận đấu giữa một tay vợt nam và một tay vợt nữ mà phần thưởng cho người chiến thắng là 100 ngàn USD.

Tay vợt nữ là Billie Jean King lúc đó 29 tuổi và đã giành 10 Grand Slam khác nhau, còn nam là Bobby Riggs, người  từng vô địch Grand Slam cả đơn và đôi nhưng lúc ấy đã “về hưu” và 55 tuổi.

Trận đấu bắt nguồn từ sự thách thức của Riggs khi ông lên tiếng nói rằng ở tuổi 55 ông có thể đánh bại bất cứ ai. Đầu tiên ông thắng số 1 thế giới nữ lúc ấy là Magaret Court với tỉ số 6-2 6-1.

Court đã tức tối vì Riggs chơi khá phủi, pha trộn thường xuyên những cú lốp, bóng ngắn và bóng xoáy. Court là một huyền thoại, người mà cho tới nay có nhiều danh hiệu Grand Slam nhất mọi thời đại với 24 danh hiệu đơn, đã nói rằng, tennis nữ không có ai chơi “man rợ” như cách của Riggs.

Riggs dù thế sau chiến thắng tiếp tục công kích Billie Jean King tới mức huyền thoại người Mỹ cáu tiết mà nhận lời. Bà chuẩn bị cực kỹ lưỡng cho trận đấu ấy.

Trận đấu được đặt tên “Battle of the sexes” (cuộc chiến giới tính) có thể thức 5 set thắng 3 và King đã thắng chỉ sau 3 set. Các trang tennis ghi lại, trận đấu này có tới hơn 30 ngàn khán giả theo dõi, để tới mãi hôm nay vẫn là trận tennis có nhiều người xem nhất.

Riggs sau này có những bào chữa đáng xấu hổ, rằng ông chủ động thua để thắng tiền độ ở ngoài. Nhưng kể cả King có thua thật thì bà và tennis nữ thế giới lúc ấy và mãi cho tới những năm 2000 vẫn có thể tự hào là các tay vợt nữ đã tự đứng trên chính đôi chân của mình chứ không phải "Quỳ gối ơn Chúa đã sinh ra Federer và Nadal để dẫn dắt tennis".

Liệu Serena có giá trị bằng Federer, Djokovic? - 2

Serena đang có dấu hiệu chững lại trong năm 2016

Chúng ta có Martina Navratilova (18 Grand Slam), Chris Evert (18) Steffi Graf (22), Sanchez Vicario (4), Seles (9), Hingis (5), rồi Davenport (3), Capriati 3), Henin (7), Mauresmo (2), rồi lại chị em nhà Williams (tổng cộng là 19 danh hiệu tới năm 2010, và nay là 28), Klijsters (4)...

Tất cả họ, hoặc khi từng người ở cùng thời đối đầu với nhau tạo nên những cặp đấu kinh điển của tennis nữ nói riêng và thế giới nói chung. Hầu hết trong số họ, hay nói đúng hơn, những ai không còn thi đấu sau năm 2007 nữa, đều trải qua thực tế: tiền thưởng mà họ nhận được luôn ít hơn các tay vợt nam.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN