Trận đấu nổi bật

laura-vs-qinwen
Australian Open
Laura Siegemund
2
Qinwen Zheng
0
aryna-vs-jessica
Australian Open
Aryna Sabalenka
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
yoshihito-vs-carlos
Australian Open
Yoshihito Nishioka
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
3
Jaime Faria
1
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
-
Tommy Paul
-
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
0
Felix Auger-Aliassime
0
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
1
Jakub Mensik
2
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
0
Alexander Zverev
0
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
-
Talia Gibson
-

Làm thầy của Ánh Viên đâu có dễ!

Năm 2015 ghi dấu ấn thành công to lớn của kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên, người được bình chọn đứng đầu danh sách “VĐV tiêu biểu toàn quốc”, chủ nhân của Cúp Chiến thắng. Đầu xuân mới, HLV Đặng Anh Tuấn chiêm nghiệm bao điều buồn vui trong những năm tháng dẫn dắt cô học trò giỏi giang này.

Người ta vẫn nói: “Danh sư xuất cao đồ” để ghi nhận công lao đào tạo, dạy dỗ của những người thầy nổi tiếng. Tôi không dám nhận hai tiếng danh sư mà chỉ luôn xem mình là một HLV may mắn, được số phận trao gửi những người học trò tài năng. Tôi từng có thời gian dẫn dắt Nguyễn Hữu Việt, “chân ếch” ba lần vô địch SEA Games hay Đỗ Huy Long, từng phá kỷ lục trẻ châu Á nội dung bơi ngửa năm 2005…

Tuy nhiên, Ánh Viên vẫn là học trò xuất sắc nhất, không chỉ bởi khả năng thiên phú mà còn ở ý chí tiến thủ, sự rèn luyện cần mẫn đến tuyệt vời của em.

Làm thầy của Ánh Viên đâu có dễ! - 1

HLV Đặng Anh Tuấn và Ánh Viên tại Trung tâm HLTT Quốc gia TP HCM

Sáu năm trước, khi Ánh Viên có mặt tại Trung tâm HLTT quốc gia TP HCM trong số các VĐV năng khiếu được địa phương tiến cử ứng tuyển vào tuyến trẻ quốc gia, ban đầu tôi không chú ý nhiều đến cô bé này. Kỹ thuật trung bình, tầm vóc cũng trung bình nếu không muốn nói là kém đôi chút so với tiêu chuẩn tuyển chọn.

Có điều, khi nhìn Ánh Viên bơi vài vòng chiều dài hồ bơi trung tâm, tôi nhận thấy đây là một viên ngọc thật sự, thô ráp, ẩn mình trong đá chờ được gọt giũa, tạo tác. Độ nổi nước của Ánh Viên có thể đạt tới thời gian 35 giây, trong khi những em còn lại chỉ từ 7-10 giây…

Đó chính là cái duyên để thầy trò tôi đến với nhau. Sau này, chứng kiến sự tiến bộ của Ánh Viên, tôi chỉ còn biết thầm tiếc giá như có cơ hội gặp cô bé sớm hơn, phát hiện tài năng sớm hơn để cô bé có điều kiện được đi tập huấn dài lâu hơn. Cần nhớ, tài năng Joseph Schooling của Singapore được gia đình cho sang Mỹ tập luyện từ năm lên 6…

Làm thầy của Ánh Viên đâu có dễ! - 2

Thầy trò Ánh Viên trong một buổi tập thể lực

Tôi luôn tự nhận mình là một HLV khó tính, cầu toàn và những đòi hỏi rất cao của tôi trong tập luyện mới chỉ có Ánh Viên đáp ứng một cách đầy đủ và trọn vẹn. Trong một lần trả lời phỏng vấn của báo chí, Ánh Viên có nói, đại ý thầy càng khó tính, trò càng kiên quyết tập luyện và điều sợ nhất của cô không phải là lúc bị HLV quát mắng mà là khi thầy im lặng, trò có muốn làm gì theo ý thích cũng ngán, phải dọ ý thầy…

Một lần khác, Ánh Viên nói với các phóng viên, rằng thầy trò cô không quan tâm đến hình thức, không quá quan trọng việc quần áo, trang thiết bị tập luyện chẳng bằng các đối thủ và kết luận gọn hơ “Thầy em bảo, họ vậy mình thắng mới bảnh chứ. Mình thắng họ, mình còn đẹp hơn họ nữa kìa”!

Làm thầy của Ánh Viên đâu có dễ! - 3

Tự tin chiến thắng

Tôi không tự ti, cũng chẳng giáo dục Ánh Viên thói quen xuề xòa. Nhà nước đã tốn kém rất nhiều để thầy trò tôi được ăn tập trong một môi trường hiện đại, đủ sức trui rèn bản lĩnh và chuyên môn nhằm thi thố với bạn bè khắp nơi. Chỉ cần cho phép mình nghỉ ngơi một buổi, hoặc tự tụt lại sau các đối thủ khi tập luyện, thi đấu là đã phụ lòng kỳ vọng của lãnh đạo, niềm tin của bao người.

Làm thầy của Ánh Viên đâu có dễ! - 4

Ánh Viên trên đường bơi 200m bướm

Hẳn mọi người còn nhớ, tại SEA Games 28, Ánh Viên đã trò chuyện hết sức thoải mái với các đối thủ tại bể bơi, khu tập luyện cũng như trả lời phỏng vấn của báo chí quốc tế bằng tiếng Anh hết sức trôi chảy. Có ai biết đó là kết quả của biết bao công sức mà thầy trò tôi bỏ ra. Sang Mỹ tập huấn, thầy trò tôi hầu như chỉ trao đổi công việc hàng ngày bằng tiếng Anh.

Trò được đi học tiếng Anh, thầy cũng phải học và phải học giỏi hơn để truyền đạt được các thuật ngữ chuyên môn, những yêu cầu trong lúc luyện tập và thậm chí chỉnh sửa cho học trò. Tôi nhớ khi cùng Nguyễn Hữu Việt tập huấn tại Trung Quốc để chuẩn bị tham dự Olympic Bắc Kinh 2008, thấy học trò nói sõi tiếng Hoa và phải làm phiên dịch cho mình trong mọi chuyện giao tế, tôi đâm tự ái.

Kết quả là không đầy ba tháng sau, tôi đã có thể tự mình trò chuyện bằng tiếng Hoa. Dẫn dắt Ánh Viên, tôi nghĩ chuyện học tiếng Anh thật giỏi cũng là hợp lý khi thứ ngôn ngữ này chắc chắn có ích cho bản thân trong công việc huấn luyện hiện tại và sau này.

Làm thầy của Ánh Viên đâu có dễ! - 5

HLV Đặng Anh Tuấn chỉ bảo học trò tập luyện tại SEA Games 28 - Ảnh: QUANG LIÊM

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đào Tùng ([Tên nguồn])
Hiện tượng kình ngư Ánh Viên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN