Trận đấu nổi bật

rinky-vs-brandon
Adelaide International
Rinky Hijikata
2
Brandon Nakashima
1
belinda-vs-liudmila
Adelaide International
Belinda Bencic
1
Liudmila Samsonova
2
jan-lennard-vs-gael
ASB Classic
Jan-Lennard Struff
0
Gael Monfils
2
ashlyn-vs-paula
Adelaide International
Ashlyn Krueger
2
Paula Badosa
1
ben-vs-jakub
ASB Classic
Ben Shelton
1
Jakub Mensik
2
jelena-vs-madison
Adelaide International
Jelena Ostapenko
1
Madison Keys
2
ons-vs-yulia
Adelaide International
Ons Jabeur
0
Yulia Putintseva
2
tomas-martin-vs-thanasi
Adelaide International
Tomas Martin Etcheverry
1
Thanasi Kokkinakis
2

Làm sao để vượt qua người Thái?

Làm cách nào để bắt kịp và vượt qua được nền thể thao của Thái Lan?

Đó không chỉ là câu hỏi của người Việt. Người Indonesia, người Mã, người Phi cũng đang trăn trở với điều đó. Thế nhưng, có vẻ như bắt kịp người Thái trong lĩnh vực thể thao, đặc biệt là ở đấu trường SEA Games sẽ còn là ẩn số chưa tìm ra được lời giải trong thời gian vài năm tới. Trên thực tế, có thể cần đến cả một thế hệ VĐV.

Năm nay, Indonesia không còn dám tin rằng mình xếp trên Thái Lan trong bảng xếp hạng chung cuộc, dù trận đấu diễn ra trên một đất nước trung lập. Do vậy, người Indonesia sau khi được quyền vào đấu trận chung kết bóng đá, đã hy vọng sẽ đoạt chiếc HCV này như niềm an ủi cuối cùng ở SEA Games 27.

Chính Tổng thống Susilo Bambang đã kêu gọi người dân nước mình cầu nguyện cho chiến thắng của các cầu thủ Indonesia. Sáng ngày diễn ra trận chung kết, ông Bambang viết trên trang Twitter của mình như sau: “Tôi muốn mọi người hãy cầu nguyện cho các chàng trai U.23 của chúng ta có được chiến thắng vào chiều nay”. Tiếc là lời cầu nguyện đó đã không được Thánh Allah ghi nhận. Vẫn với lối chơi rất khoa học, đội tuyển Thái Lan đã vượt qua đối thủ với tỷ số 1-0. Sau trận đấu, ngay cả báo chí Indonesia cũng phải thừa nhận đội Thái Lan xứng đáng với chiến thắng. “Tuy tỷ số trận đấu là sít sao nhưng trong suốt trận, đội Thái Lan luôn thể hiện mình là đội bóng hơn hẳn”, tờ Jakarta Post đã bình luận như vậy.

Làm sao để vượt qua người Thái? - 1

Pha chắn bóng không thành công của đội Việt Nam trong trận chung kết với Thái Lan. Ảnh: Giang Lê

Bóng đá được nhiều nước tại khu vực Đông Nam Á gọi là “Mẹ của các môn thể thao”, do vậy, dù thua ở bất cứ môn nào nhưng thắng ở môn bóng đá thì điều đó cũng sẽ khiến người hâm mộ hoàn toàn mãn nguyện. Hãy nhớ lại, Myanmar đã nổi “xung thiên” đến thế nào khi cả 2 đội bóng của họ đều thất bại ở môn bóng đá, đội nam không có mặt ở vòng bán kết còn đội nữ chỉ đoạt HCĐ, dù các VĐV của họ đã thi đấu rất thành công ở các môn khác và kết thúc SEA Games với vị trí nhì bảng.

Tuy nhiên người Myanmar, và kể cả người Indonesia, cũng không thể buồn bằng người Việt Nam. Trừ ở môn bóng đá nam, đội Việt Nam ở khác bảng với Thái Lan và bị loại ngay vòng bảng nên các học trò của ông Hoàng Văn Phúc không có cơ hội đọ sức với các học trò của HLV Senamuang Kiatisuk, các đội bóng Việt Nam còn lại khi đọ sức với các đội bóng Thái Lan đều phải đón nhận thất bại. Đó là các đội bóng đá nữ, fusal nam và nữ, bóng chuyền nam và nữ. Mà tất cả thất bại đó đều không thể đổ lỗi cho may mắn hay trọng tài thiên vị mà đích thực thua vì cả đẳng cấp lẫn phong độ đều thấp hơn. Có thể tin rằng, nếu có cơ hội gặp đội Thái Lan ở vòng bán kết, đội bóng đá nam cũng sẽ phải đón nhận một thảm bại đau đớn mà thôi.

Có tìm hiểu về thể thao Thái Lan và tiếp xúc với những người trong giới thể thao nước này, người ta mới có thể tìm ra lý do khiến thể thao xứ Chùa Vàng lại đang hơn các nước trong khu vực một tầm đầu. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào luyện tập và thi đấu là một trong những yếu tố được ngành thể thao nước này áp dụng triệt để, và có thể nói điều đó khiến chuyện hên xui chỉ còn đóng vai trò rất nhỏ trong các trận đấu. Các VĐV Thái Lan khi ra trận rất tự tin vì họ biết trong bất cứ tình huống nào họ cũng sẽ có sự hỗ trợ kịp thời từ các chuyên gia.

Trước tất cả các trận đấu, dù là ở môn cá nhân hay đồng đội, các VĐV Thái Lan đều được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, từ thể lực tâm lý đến sự hiểu biết về đối thủ. Họ ra trận với tâm lý tự tin vì rất “biết mình” và không phải là “hoàn toàn xa lạ” với đối thủ. Không phải ai cũng ghi nhận được điều này: trong tất cả các trận đấu bóng đá, futsal, bóng chuyền ở SEA Games, các trợ lý của HLV trưởng đội Thái Lan đều ghi chép rất kỹ về các diễn biến diễn ra trong trận. Nhờ vậy, khi có bất cứ điều bất lợi nào xảy ra trên sân, vị HLV trưởng sẽ kịp thời có những điều chỉnh. Nếu mọi chuyện trơn tru, và có được chiến thắng, các diễn biến trong trận đấu sau đó sẽ được ghi nhận để phân tích những sai sót của các VĐV. Sau trận chung kết bóng chuyền nữ, HLV Kittipong của đội nữ bóng chuyền Thái Lan nói với tôi: “Chúng tôi đã chuẩn bị cho SEA Games này từ rất lâu bằng cách thi đấu nhiều giải quốc tế. Chúng tôi đã phạm không ít sai lầm nhưng chúng tôi đã học được rất nhiều từ các sai lầm đó. Chúng tôi cũng nghiên cứu về các đội khác. Chúng tôi xem băng ghi hình các cầu thủ bên đối phương có thói quen tấn công như thế nào. Đó là lý do chúng tôi đã phòng thủ rất hiệu quả trong trận này”.

Không chỉ đội bóng chuyền nữ Thái Lan thực hiện điều này mà các đội bóng khác của họ (futsal, bóng chuyền nam, bóng rổ…) cũng làm như vậy. Chiến thắng bắt đầu từ đó, chứ không đến từ việc hên xui…

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thành Trí (thethaohcm.vn)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN