Trận đấu nổi bật

kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
1
Tommy Paul
3
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
3
Felix Auger-Aliassime
2
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
1
Jakub Mensik
3
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
0
Alexander Zverev
3
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
2
Talia Gibson
0

Làm gì để thể thao Việt hết cảnh “tre già măng chưa mọc”?

Khi kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên giải nghệ, giới mộ điệu mới giật mình nhận ra, phía sau cô gái vàng này không có cái tên nào đủ sức thay thế.

Đáng nói, tình trạng tre già măng chưa mọc diễn ra phổ biến ở thể thao Việt Nam suốt những năm qua.

Kình ngư Ánh Viên chia tay đội tuyển bơi Việt Nam để lại khoảng trống lớn

Kình ngư Ánh Viên chia tay đội tuyển bơi Việt Nam để lại khoảng trống lớn

Từ chuyện Ánh Viên giải nghệ

Mới đây, Tổng cục Thể dục Thể thao đã chấp thuận nguyện vọng rời đội tuyển bơi Việt Nam của nữ kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên. Cô gái quê Cần Thơ sẽ không tham dự SEA Games 31 dự kiến diễn ra vào tháng 5/2022.

Đây là nỗi lo không nhỏ cho đội tuyển bơi bởi nhiều năm trở lại đây, Ánh Viên luôn “gánh” phần lớn chỉ tiêu huy chương ở các kỳ Đại hội thể thao khu vực.

Tại SEA Games 30, đội tuyển bơi Việt Nam giành tổng cộng 11 HCV, trong đó riêng Ánh Viên đóng góp 6 HCV.

Thiếu Ánh Viên, tuyển bơi, đặc biệt là nhóm nữ không rõ sẽ trông vào ai để bù đắp thành tích. Cho tới lúc này, chưa có cái tên nào thực sự sáng giá và nổi bật.

Lâu nay, bơi Việt Nam trông chờ quá nhiều vào Ánh Viên, chỉ tới khi cô gái miền Tây rút lui, chúng ta mới thấy được khoảng trống phía sau cô quá lớn.

Nhưng câu chuyện của Ánh Viên không phải duy nhất với thể thao Việt Nam. Nhiều vận động viên xuất sắc đã hoặc đang bước sang bên kia sườn dốc sự nghiệp nhưng lớp kế cận chưa đủ trình độ thay thế.

Dễ dàng kể ra nhiều ví dụ điển hình như: Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh, tay vợt cầu lông Nguyễn Tiến Minh hay vận động viên nhảy xa Bùi Thu Thảo…

Thành tích Đoàn Thể thao Việt Nam tại các kỳ SEA Games gần nhất luôn đảm bảo nằm ở top đầu. Điều này khiến giới mộ điệu lầm tưởng thể thao Việt Nam đang phát triển đúng hướng nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy.

Cách làm chạy theo thành tích, đón ngọn thay vì chăm lo cho nền tảng khiến thể thao Việt Nam không thể bứt ra khỏi khu vực Đông Nam Á.

Bằng chứng là tại các kỳ ASIAD (Đại hội Thể thao châu Á) hay Olympic (Thế vận hội), Việt Nam có thành tích rất khiêm tốn. Gần nhất, tại Olympic 2020 (Tokyo, Nhật Bản), Đoàn Thể thao Việt Nam thậm chí còn trắng tay.

Cần một chiến lược toàn diện, cụ thể

Câu hỏi làm sao để thể thao Việt Nam phát triển mạnh mẽ, vươn tầm châu lục và thế giới vốn được đặt ra từ lâu nhưng cho đến nay những cơ quan có trách nhiệm vẫn chưa thể tìm ra lời giải hợp lý.

Trong phát biểu mới nhất, ông Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ VH, TT&DL kiêm Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam nhấn mạnh, Tổng cục TDTT và Ủy ban Olympic phải phát huy vai trò định hướng, tư vấn, hỗ trợ các môn thể thao thành tích cao.

“Ngoài ra, ngành thể thao phải tăng cường phối hợp với ngành giáo dục để phát triển thể thao học đường; phải xây dựng chân đế của thể thao đủ mạnh bằng việc đẩy mạnh công tác đào tạo, quan tâm đến chế độ, chăm sóc và dinh dưỡng. Ở tuyến đầu, thể thao Việt Nam cần chuẩn bị lực lượng lâu dài tiệm cận thành tích với ASIAD và Olympic để chủ động, tự tin khi bước ra sân chơi lớn”, ông Hùng nói.

Tuy vậy, theo chuyên gia Đặng Việt Cường, đi vào chi tiết thực hiện các đầu việc mới là nhiệm vụ khó khăn.

Bên cạnh chiến lược, định hướng lâu dài thì kế hoạch ngắn hạn cũng cần đảm bảo.

Trong bối cảnh nguồn lực cho thể thao còn chưa nhiều thì nên đầu tư hết sức trọng điểm, đúng và trúng.

Theo ông Cường, hiện nay, hệ thống thể thao Việt Nam gần như hoạt động theo chu kỳ SEA Games, đầu tư trên dưới 40 môn để đua huy chương SEA Games, nhiều môn không thuộc hệ thống thi đấu Olympic.

“Tôi cho rằng, việc đầu tư nên thu gọn lại cho các môn trọng điểm như điền kinh, bơi, cử tạ, bắn súng và một số môn võ. Nếu môn cử tạ được đầu tư tốt thì tôi tin chắc đã có huy chương Olympic nhưng chúng ta lại làm hời hợt. Bên cạnh đó, đầu tư cần có sự giám sát, phản biện chứ không theo kiểu phó mặc như Ánh Viên giai đoạn tập huấn ở Mỹ”, ông Cường nêu ý kiến.

Dưới góc nhìn của mình, nhà báo Nguyễn Lưu lại nhìn nhận, khái niệm duy trì sự liên tục trong thể thao đỉnh cao chỉ là tương đối.

“Các cường quốc thể thao hàng đầu thế giới cũng không đảm bảo họ có liên tiếp những vận động viên xuất chúng ở mọi môn thi đấu. Nhưng sự tối ưu giúp tạo ra nhiều vận động viên giỏi và chu kỳ từ thế hệ tài năng này tới thế hệ khác được rút ngắn. Thể thao Việt Nam với sự đầu tư hạn chế nên rất khó để làm được điều tương tự”, nhà báo Nguyễn Lưu nói.

Từ đây, nhà báo Nguyễn Lưu đánh giá, để thể thao Việt Nam phát triển không có cách nào khác là phải nâng cao năng lực đầu tư.

“Năng lực đầu tư lấy từ đâu? Không thể trông vào ngân sách Nhà nước và lấy tiền ngân sách cũng trái với quy luật của thể thao hiện đại. Ngành thể thao cần tăng cường xã hội hóa, thu hút nhiều doanh nhân, doanh nghiệp xắn tay đầu tư cho thể thao. Khi đầu tư tăng, cộng thêm việc đào tạo chuyên sâu, chuyên biệt, chúng ta mới có hy vọng vươn tầm”, ông Lưu cho hay.

" Thẳng thắn mà nói, thể thao Việt Nam chỉ trông chờ vào những trường hợp cá biệt, đột xuất chứ chưa tạo ra được các vận động viên tài năng. Ánh Viên hay Xuân Vinh đều không phải là sản phẩm từ quá trình đào tạo bài bản mà ra. Hệ thống thể thao Việt Nam còn nhiều hạn chế, nổi cộm là chưa nâng cao được thể chất và đầu tư kém hợp lý". Chuyên gia Đặng Việt Cường

Thú chơi ván Sup thu hút giới trẻ Sài thành

Mới xuất hiện tại Việt Nam trong những năm gần đây nhưng bộ môn thể thao ván chèo hơi (gọi tắt là Sup) ngày càng thu hút...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Gia Hưng ([Tên nguồn])
Scandal góc tối thể thao Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN