Trận đấu nổi bật

iga-vs-karolina
United Cup
I. Swiatek
2
K. Muchova
0
sofia-vs-clara
ASB Classic
Sofia Kenin
1
Clara Tauson
2
aleksandar-vs-grigor
Brisbane International Presented by Evie
Aleksandar Vukic
0
Grigor Dimitrov
2
alexander-vs-daniel
United Cup
A. Shevchenko
2
D. Masur
1
cameron-vs-lorenzo
Bank of China Hong Kong Tennis Open
Cameron Norrie
2
Lorenzo Sonego
1
zizou-vs-arthur
Bank of China Hong Kong Tennis Open
Zizou Bergs
0
Arthur Fils
2
billy-vs-alex
United Cup
B. Harris
0
A. De Minaur
2
victoria-vs-maya
Brisbane International Presented by Evie
Victoria Azarenka
2
Maya Joint
1
coco-vs-shuai
United Cup
C. Gauff
2
Zhang Shuai
0
taylor-vs-zhizhen
United Cup
T. Fritz
2
Zhang Zhizhen
0

Làm bóng đá từ gốc, đồng hành cùng kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Đứng trước kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, sự đồng hành của doanh nghiệp, ngân hàng và tổ chức trong các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội là một trong nhiều nguồn lực thúc đẩy đất nước phát triển. Trong đó, sự tham gia của nhiều tổ chức ở lĩnh vực thể thao nói chung và bóng đá nói riêng giúp nền bóng đá Việt Nam phát triển bền vững và chuyên nghiệp.

Bầu Hiển “làm bóng đá cống hiến, có những lúc phải chịu đựng”

Trong hai thập kỷ qua, bóng đá Việt Nam đã xây dựng được một nền móng vững chãi từ các mô hình CLB và trung tâm đào tạo trẻ được thành lập và vận hành bởi các doanh nghiệp. Đấy là nền tảng của một xu hướng đã đem lại thời kỳ rực rỡ của bóng đá Việt Nam trong vòng vài năm qua, kể từ kỳ tích Thường Châu năm 2018: Xã hội hoá bóng đá. Các doanh nghiệp đồng hành cùng bóng đá và đồng hành cùng niềm vui của người dân yêu thể thao cả nước.

Tại Thường Châu (Trung Quốc) vào đầu năm 2018, U23 Việt Nam đã có một hành trình khó quên ở VCK U23 châu Á

Tại Thường Châu (Trung Quốc) vào đầu năm 2018, U23 Việt Nam đã có một hành trình khó quên ở VCK U23 châu Á

Làm bóng đá căn cơ cần trở thành thói quen của nền bóng đá. Từ đó, chúng ta sẽ nhìn thấy thành công của một xu hướng tích cực và bền vững: Xã hội hoá thể thao, ở mọi khía cạnh.

Cần phải nhớ lại rằng sau 10 năm V-League lên chuyên nghiệp, hầu như không có một tuyển thủ quốc gia nào trưởng thành từ lò đào tạo của các doanh nghiệp. Họ cũng phải trải qua đầy đủ thăng trầm, trước khi chạm tay vào thành công. Trong một thập niên lao đao ấy, dễ hiểu là thành tích của các ĐTQG Việt Nam cũng rất thất thường.

Hãy thử ước lượng các con số để thấy rằng “trồng người” trong bóng đá vất vả và cũng đầy rủi ro ra sao. Giả định một trung tâm đào tạo một cầu thủ nhí trong 10 năm, từ khi phát hiện cho đến lúc chơi chuyên nghiệp, thì với chi phí đào tạo tập trung một em trung bình trên dưới 100 triệu đồng/năm như hiện tại (có những trung tâm là ngoại lệ như PVF với chi phí 300 triệu đồng/năm cho một cầu thủ trẻ), trung tâm tốn 1 tỷ đồng trong 10 năm ấy là bình thường.

Và trong số 10 cầu thủ trẻ được đào tạo, nếu chỉ 1 trong 10 người thi đấu được chuyên nghiệp, thì coi như 9 tỷ đồng “đổ sông đổ bể”. Còn để thành công vang dội thì thực sự chỉ… nhờ trời. Một lò đào tạo danh tiếng hàng đầu thế giới cỡ La Masia cũng chỉ có thể cho ra lò 1-2 lứa kiệt xuất (điển hình là thế hệ 1987 của Lionel Messi) trong suốt vài thập niên. Với bóng đá, bạn không thể thật sự kiểm soát được mọi thứ.

Nhưng đấy vẫn là con đường mà những ai muốn phát triển bền vững đều phải đi qua. “Đội tuyển U23 Việt Nam đoạt huy chương bạc châu Á đã chứng minh một điều, Việt Nam có thể lập kỳ tích, có thể trở thành con rồng châu Á không chỉ trong bóng đá mà còn trong nhiều lĩnh vực khác”, Chủ tịch HĐQT SHB, ông Đỗ Quang Hiển chia sẻ với truyền thông sau kỳ tích Thường Châu năm 2018. Ông là một trong những doanh nhân đã đặt niềm tin vào phát triển bóng đá trẻ từ rất sớm, và phải qua hành trình tính bằng thập kỷ, mới nhìn thấy trái ngọt.

 “Vào bóng đá thì phải xác định là cống hiến, không đặt vấn đề đòi hỏi và phải rất kiên trì, có những lúc phải chịu đựng”, ông Hiển đúc rút ngắn gọn.

Khi doanh nghiệp đồng hành với đất nước

Các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, ngân hàng là lực lượng đã đóng góp cho thành công của xã hội hóa bóng đá trong một thập niên qua. Họ không chỉ đóng góp nguồn lực tài chính, mà quý giá hơn cả, là tư duy tổ chức, vận hành các đội bóng với các quy tắc căn cơ và chuẩn mực như vận hành doanh nghiệp. Họ không chỉ định hướng lại, mà còn trực tiếp đồng hành với nền bóng đá và người hâm mộ, trên nhiều phương diện.

Các cầu thủ cùng BHL SHB Đà Nẵng ăn mừng chức vô địch Giải hạng Nhất Quốc gia 2023/24

Các cầu thủ cùng BHL SHB Đà Nẵng ăn mừng chức vô địch Giải hạng Nhất Quốc gia 2023/24

SHB Đà Nẵng với những dấu son không thể quên trong lịch sử bóng đá giai đoạn 2009-2012 là minh chứng cho những thành công khi có sự đồng hành của ngân hàng trong phát triển bóng đá.

Năm 2015, sự kiện Man City sang Việt Nam du đấu với đội hình mạnh nhất theo lời mời của SHB đã tạo tiếng vang lớn, không kém đợt Arsenal sang Việt Nam năm 2013, hay “sơ khai” hơn ở thời điểm Juventus sang du đấu năm 1996.

Điểm chung của những lời mời nặng ký này là chúng đều được các doanh nghiệp tài trợ. Năm 1996 là hãng xe Piaggio. Năm 2013 là liên minh HA.GL - Eximbank và năm 2015 là SHB.

Xã hội hoá thể thao mang lại một diện mạo rất sinh động cho đời sống bóng đá khi các ngôi sao đến đây, không chỉ giao lưu về chuyên môn, mà còn gián tiếp quảng bá cho bóng đá Việt Nam nói riêng và con người Việt Nam nói chung. Một sự kiện có sự tham dự của các đội bóng hàng đầu thế giới không chỉ có ý nghĩa về mặt thể thao, mà còn mang tính văn hoá - xã hội cao.

Khi bóng đá được xã hội hoá, thì ngay cả vấn đề bản quyền các giải đấu lớn cũng trở nên dễ dàng hơn. Năm 2022, SHB cùng 3 ngân hàng và 2 tập đoàn khác hỗ trợ VTV mua bản quyền World Cup bóng đá nam. Năm 2023, SHB đồng hành cùng truyền hình Quốc hội phát sóng các trận đấu của FIFA World Cup nữ. 

Thể thao và giải trí là những nòng cốt trong đời sống tinh thần của người dân, lan toả và tôn vinh các giá trị tốt đẹp. Một bàn tay không thể vỗ ra tiếng kêu. Xã hội hoá thể thao là một cuộc chuyển mình cần rất nhiều bàn tay đóng góp, với đam mê và sự hào hiệp như vậy.

“Có những giá trị không mua được bằng tiền. Khi đưa Manchester City sang Việt Nam, chúng tôi không tính chuyện lợi nhuận, vì biết chắc chắn sẽ lỗ”, Chủ tịch SHB, ông Đỗ Quang Hiển nói với truyền thông vào năm 2015. 

Đấy có lẽ là tinh thần mà các doanh nghiệp đã đóng góp vào con đường xã hội hoá bóng đá đầy thử thách những năm qua luôn giữ trong tim mình, hướng đến những thứ “không mua được bằng tiền”.  

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN