Trận đấu nổi bật

kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
1
Tommy Paul
3
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
3
Felix Auger-Aliassime
2
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
1
Jakub Mensik
3
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
0
Alexander Zverev
3
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
2
Talia Gibson
0

Kỳ thủ Lê Quang Liêm: Thành danh nhờ tiền tỷ đầu tư từ gia đình

Từ ngày 9/8 tới, nhà vô địch thế giới cờ chớp sẽ bước vào tranh tài tại World Cup - cuộc đấu danh giá mà chỉ cần góp mặt đã bỏ túi 6.000 USD. Để có một Lê Quang Liêm đấu cờ ra... danh hiệu, giành những khoản tiền thưởng kếch xù như hiện tại, bên cạnh công sức chăm bẵm, gia đình anh đã phải chi ra hàng tỷ đồng đầu tư cho anh.

Lo cho con từ A đến Z

Thành công của kỳ thủ Việt Nam duy nhất đạt danh hiệu Siêu Đại Kiện tướng quốc tế (KTQT) có dấu ấn rất lớn, nếu không muốn nói mang tính quyết định từ gia đình. Người anh Lê Quang Long chính là người đưa cậu em trai khi ấy mới 7 tuổi đến với cờ vua, rồi khi Liêm được tuyển vào lớp năng khiếu, bố mẹ đã theo nghiệp cờ của con từng ngày.

Kỳ thủ Lê Quang Liêm: Thành danh nhờ tiền tỷ đầu tư từ gia đình - 1

Các thành viên trong gia đình Lê Quang Liêm

Họ đã thay nhau đưa đón Liêm tập cờ mỗi ngày, rồi sau này không vắng mặt bất cứ giải đấu trong nước và quốc tế nào để chăm lo, động viên con em mình tập luyện, thi đấu. Và quan trọng hơn, gia đình đã chủ động chi một số tiền khổng lồ đầu tư cho con trong nhiều năm ròng rã, ước chừng 2 tỷ đồng theo một thống kê không chính thức.

Từng “đấu thuê” 4 giải cờ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới

Nếu như Công Vinh hay Tiến Minh mới chỉ lần đầu tiên hay lần thứ 2 thì riêng với Quang Liêm, việc sang nước ngoài đấu thuê cho một CLB chuyên nghiệp là một việc rất đỗi bình thường.

Đến nay, anh đã từng khoác áo cho các CLB mạnh nhất của 4 nền cờ vua hàng đầu thế giới là: Pháp, Đức, Trung Quốc và mới đây nhất là Nga. Ngoài tiền lệ phí ban đầu và tiền ăn ở đi lại, Liêm được trả căn cứ vào thành tích cụ thể, với mức 700 USD cho một ván thắng, 600 USD một ván hòa, chưa kể thưởng sau khi kết thúc giải.

Ngay từ những năm 1999-2000, khi cờ vua Việt Nam bế tắc về kinh phí, gia đình Liêm đã tự bỏ tiền hỗ trợ ngoài tiền ngân sách, thậm chí nhiều lần chi toàn bộ từ 50 đến 70 triệu đồng, để con cùng HLV được dự tranh tài một vài giải quốc tế. Đến năm 2001, sau khi kỳ thủ nhí người TPHCM đoạt HCB giải trẻ thế giới, bố Quýnh (một kiến trúc sư) và mẹ Mỹ (một doanh nhân) đã thống nhất sẽ tập trung đầu tư lớn nhằm giúp con thỏa đam mê, phát huy cao nhất năng lực.

Kể từ đó, mỗi năm gia đình Liêm đều đặn chi 200-300 triệu đồng, bổ sung vào  nguồn kinh phí từ ngành thể thao để đầu tư cho con. Điều đáng nói, không chỉ gấp đôi mức đầu tư của Nhà nước mà chính khoản tiền gia đình chi lại giải quyết được những khâu khó, mang tính đột phá. Đơn cử như các giải đấu quốc tế dạng mời song không có trong chương trình chính thức hay thọ giáo chuyên gia. Chưa kể việc gia đình Liêm tạo lập cho con những điều kiện đặc biệt về internet, sách cờ các loại - những điều khoảng chục năm trước vô cùng xa lạ với làng cờ Việt.

Chi 60 triệu học chuyên gia Nga tại resort

Đến năm 2006, khi tài năng trẻ sinh năm 1991 trở thành kỳ thủ Việt Nam thứ 3 lên ngôi tại giải trẻ thế giới, rồi được đặc cách phong Đại KTQT, ông Quýnh mới thở phào nhẹ nhõm vì cuộc “đầu tư xứng đáng mà đầy rủi ro” đã đúng hướng và thành công bước đầu. Gia đình cũng xác định, thành tích tăng thì đầu tư cũng phải tăng và sẵn sàng mọi chi phí miễn sao con thành tài.

Kỳ thủ Lê Quang Liêm: Thành danh nhờ tiền tỷ đầu tư từ gia đình - 2

Quang Liêm nâng cao trình độ nhờ được cọ xát đỉnh cao

Ngoài mức chi thường xuyên vẫn bỏ ra, có được bao nhiêu tiền thưởng, gia đình cũng tái đầu tư toàn bộ cho Liêm trong việc phát triển nghiệp cờ. Nhờ thế, cùng với khoản tiền từ ngành thể thao tăng đều hàng năm, ngay từ năm 2008, Liêm đã dự 7-8 giải quốc tế mỗi năm, được thi đấu cọ xát với hàng loạt đối thủ tầm cỡ thế giới nên trình độ được nâng lên rất nhanh.

Cũng chỉ có Liêm mới từng có những đợt tập huấn đặc biệt như lần thọ giáo chuyên gia người Nga ở một resort tận Phan Thiết với học phí 50 USD/giờ. Với tần suất mỗi ngày 4 giờ trong 2 tuần liên tục, Liêm đã tiêu tốn 60 triệu đồng. Hay riêng tiền học và đấu cờ qua mạng với các danh thủ thế giới, mỗi năm anh cũng đã tốn vài ngàn USD.

Đúng như khẳng định của giới chuyên môn, nếu như không có sự hậu thuẫn từ gia đình, cờ vua Việt Nam sẽ không thể có một nhà vô địch thế giới, siêu Đại KTQT  Lê Quang Liêm.

1,3 tỷ đồng cho 4 ngày đấu

Giải cờ nhanh và cờ chớp vô địch thế giới 2013 đã đưa Quang Liêm lên đỉnh cao với chức vô địch cờ chớp, đồng thời nhận một mức thưởng: 40.000 USD. Trước đó, anh cũng đã có 22.500 USD nhờ chiến tích đoạt hạng 4 cờ nhanh.

Tính tổng cộng, kỳ thủ TP HCM đã sở hữu 62.500 USD, tương đương 1,3 tỷ đồng cho 4 ngày tranh tài trên đất Nga. Sau thành công vang dội này, quán quân thế giới đầu tiên của cờ vua Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ gửi thư khen.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kim Tuyến (giaothongvantai.com.vn)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN