Trận đấu nổi bật

laura-vs-qinwen
Australian Open
Laura Siegemund
2
Qinwen Zheng
0
aryna-vs-jessica
Australian Open
Aryna Sabalenka
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
yoshihito-vs-carlos
Australian Open
Yoshihito Nishioka
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
3
Jaime Faria
1
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
-
Tommy Paul
-
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
-
Felix Auger-Aliassime
-
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
-
Jakub Mensik
-
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
-
Alexander Zverev
-
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
-
Talia Gibson
-

Ký sự một ngày trên sân golf (Kỳ 1)

Dù không trực tiếp chơi, nhưng chuyến đi mang đến cho tôi rất nhiều điều thú vị.

Tôi nghe nói chơi gôn (golf) là thú “đốt tiền” của nhà giàu. Ở đấy người ta cá độ nhau tới hàng chục triệu đồng. Ở đấy người ta bàn nhau những phi vụ làm ăn hàng tỷ đồng rồi liên hoan như ném tiền qua cửa sổ. Tôi lại cũng nghe golf là đỉnh cao của thể thao, là thích hợp với mọi lứa tuổi, là môn thể thao không chỉ rèn luyện về sức khỏe mà còn luyện được cả ý chí, tinh thần. Thật chẳng biết thế nào. Để tìm hiểu thực hư, tôi đã mạnh dạn xin bác tôi cho theo một buổi lên sân…

- Ừ thì mai đi – Bác tôi đồng ý sau vài giây lưỡng lự – nhưng mà con gái như cháu có đi bộ 4-5 tiếng trên sân được không? Mà phải đúng giờ đấy.

- Vâng ạ! Cháu đi được bác ạ! - Tôi phấn chấn.

Đi bộ 4-5 tiếng chẳng là gì, mặc dù tôi cũng chưa bao giờ đi bộ lâu đến thế. Bác đi được thì cháu đi được.

Ký sự một ngày trên sân golf (Kỳ 1) - 1

Môn Golf bắt đầu phát triển ở Việt Nam

Hôm sau y hẹn, tôi đến nhà bác từ rất sớm. Đúng 5h30 chúng tôi lên xe, nhằm hướng Tam Đảo,  xuất phát.

- Cháu thấy bác đi chơi golf mà chuẩn bị nhiều thứ thế, cả lương khô nữa, như đánh trận vậy.

- Ừ, rồi cháu xem, các bác vất vả như đi cày. – Bác tươi cười – Chơi gần cuối buổi là đói meo đấy.

- Thế chỉ có 2 bác cháu mình đi thôi ạ?

- Không, còn 2 người nữa. Quy định một nhóm chơi, gọi là một Phờ-lai (fly) phải có 3 đến 4 người. Người chơi golf gọi là gôn thủ hay gôn-phờ (golfer). Hôm nay fly mình có 4 người, 3 golfers và một quan sát viên là cháu đấy.

- Ối, dạo này bác giỏi tiếng Anh nhỉ? Cháu thấy từ nãy đến giờ bác toàn nói tiếng Anh.

- Không đâu, tiếng Anh bác không giỏi nhưng ai chơi golf cũng phải dùng vài tư tiếng Anh ấy. Do cái “anh” golf này mình nhập từ nước ngoài vào, còn mới nên còn ít sách viết về nó. Một số sách dịch về luật golf hay sách dạy chơi golf khi động đến từ chuyên môn thì vẫn giữ nguyên tiếng Anh. Có thể ta chưa tìm được từ tương đương, có thể dịch ra nó dài dòng mà cũng có thể anh em gọi quen miệng thành từ phổ thông. Lên sân cháu sẽ còn nghe các anh ấy nói những từ khác nữa như Xuynh (Swing), Gờ-rin (Green), Phe-guay (Fairway), Pắt (Putt)… nhiều lắm. Cháu cứ lên sân, lúc nào các anh ấy nói từ tiếng Anh thì bác sẽ giải thích, cháu hiểu ngay. Đơn giản thôi, nó giống như tiếng lóng của trẻ con ấy mà – bác tôi đùa.

Nhìn ra ngoài trời, chưa đến 6h00 mà trời đã sáng. Chắc hôm nay sẽ là buổi nắng gắt đầu mùa. Không hiểu thời tiết này, ra sân có nóng không nhỉ? Nếu không phải vì tò mò thì tôi quyết chả dại gì mà đội nắng cho đen da.

Như đoán được ý tôi, bác tôi bảo:

- Hôm nay có thể nắng to đấy! Vì thế ta phải đi sớm. Hết mùa mát đến nơi rồi. Ở ngoài Bắc, thời gian thích hợp nhất cho chơi golf là từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau thôi.

- Thế ạ? Nhưng chắc Tam Đảo mát chứ bác?

- Ở trên núi thì mát. Sân golf ở dưới chân núi nên cũng chỉ mát hơn Hà Nội 1-2 độ thôi. Thế mà khí hậu cũng hơi khác tý đấy. Có hôm Hà nội mưa thì trên đấy nắng. Có hôm Hà nội nắng thì trên sân lại mưa. Nếu mưa bé thì che ô vẫn chơi được. Mưa to thì mới phải nghỉ.

- Thế bác không sợ nắng à?

- Không, chơi golf giống như thiền. Khi quen rồi thì ít bị chịu ảnh hưởng từ bên ngoài. Ngày xưa, các sư theo đạo Phật thường mang bát đi khất thực, không phải chỉ để đi xin thức ăn mà còn giác ngộ chúng sinh theo Phật và còn để “thiền hành” nữa, nghĩa là vừa đi vừa thiền. Người chơi golf cũng thế. Nếu đánh đủ 18 hố thì golfer cũng đi bộ gần 10 cây số đấy, nhưng đi mà biết “thiền” nữa thì tốt lắm đấy.

- 10 km cơ ạ? Cháu xem Ti-vi thấy họ đánh có vài cái đã đến chỗ cắm cờ.

- Chỗ cắm cờ là Green đấy. Họ cắm cờ để đánh dấu vị trí lỗ golf. Cháu trông thế thôi chứ một vòng có 9 hố, 2 vòng là 18 hố. Mỗi vòng thường có 2 hố par 5, 2 hố par 3 còn lại 5 hố par 4. Chiều dài từ nơi phát bóng đến green với par 5 khoảng 500 gi-át (yard) tương đương 457 mét, hố par 4 dài trung bình khoảng 400 yard (366 mét), còn hố par 3 khoảng 160 yard (146 mét). Mỗi yard là khoảng 0,9 mét. Cháu cộng tổng lại rồi nhân với hệ số 1,3-1,5 nữa thì là khoảng 10 km đấy.

- Sao lại phải nhân với 1,3 đến 1,5 nữa hả bác?

Ký sự một ngày trên sân golf (Kỳ 1) - 2

Bóng đi sang hai bên fairway, phần cỏ mọc cao hơn, khó đánh hơn

- Vì khi đánh, gọi là swing, thì bóng có khi không đi thẳng theo ý muốn mà nó bay trượt sang hai bên fairway nên phải đi xa hơn. Anh nào đánh giỏi thì thì đi thẳng nên ngắn hơn, nhưng các bác chơi nghiệp dư nên đánh bóng thường bị liệng đi, gọi là xờ-lai (slice), không chính xác được.

- Thế còn par là gì hả bác?

- À, par là số lần chạm bóng cho 1 hố. Mỗi lần chạm bóng gọi là 1 gậy. Thí dụ hố par 5 mà đánh 5 gậy bóng đã vào lỗ thì tính là par, đạt chuẩn, tính điểm 0. Nếu đánh ít hơn 2 gậy, tính âm hai (-2) gọi là i-gờ (eagle); âm một (-1) gậy gọi là bớt-đi (birdie); dương một gậy (+1) gọi là bo-gi (bogey); dương hai gậy (+2) gọi là đáp-bồ bo-gi (double bogey); dương 3 gọi là trip – pồ bo-gi(triple bogey). Nếu đánh vượt gấp đôi số gậy tiêu chuẩn gọi là double par. Bị double par là tệ lắm. Đánh xong mà càng ít gậy thì càng tốt.

Tôi nghe bác nói mà ong cả đầu. Thế mới biết cách tính điểm của “anh” golf này cũng lắm rắc rối.

Hai bác cháu mải nói chuyện, chả để ý đã thấy xe đến Vĩnh Yên, dừng xe ăn sáng. Bước vào quán bình dân bên đường, tôi thấy có 2 golfer đang đợi bác là chú Sinh và anh Hải. Sau khi giới thiệu, làm quen, chú Sinh nhìn đồng hồ rồi nói:

- 7 giờ kém 15 rồi, ta phải ăn xong trong vòng 15 phút, chạy lên sân luôn thì đúng 7h30.

- Sao phải chính xác giờ thế hả chú? – Tôi hỏi – Cháu tưởng gậy ai người ấy đánh mà?

- Ừ, nhưng hôm nay có thể nắng, cố gắng đánh sớm để đúng lúc nắng to 11h30 là nghỉ.

Cả nhóm kết thúc ăn sáng rất đúng giờ. Tôi cứ tưởng dân golf ăn sang lắm, hóa ra cũng chỉ có bát phở 25.000 đồng, vội vàng trong vòng 15 phút. Thế thì gọi gì là thưởng thức với thư giãn?

Đúng 7h15 xe đến sân golf. Tôi theo bác vào làm thủ tục vào sân (check in). Hóa ra đi xem như tôi cũng bị tính tiền. Mất hơn 300.000 đồng cho một người đi theo như tôi. Đắt thật!

Vào tới sân, cảm giác đầu tiên của tôi là ngập tràn sự dịu êm gió mát với thảm cỏ mênh mông! Ôi đẹp quá! Cỏ xanh mướt như tơ. Cơn gió sáng sớm đầu hè thổi qua hồ nước như tô điểm thêm cho cho thảm cỏ. Tôi chợt nhớ câu hát “.. anh phi công bàng hoàng ngỡ mình bay trên gấm vóc…”.

- Bác sẽ thuê xe để bác cháu mình đi cho đỡ mệt. Các anh ấy đi bộ. – bác chợt kéo tôi về thực tại.

- Sao mình không đi bộ hả bác?

- Bác sợ cháu mệt đấy, vì lát nữa sẽ nắng to. Hôm đầu anh Hải lên sân cũng không đi bộ được đủ 18 hố đâu. Đấy là sức con trai đấy! Với lại bác cháu ta đi riêng ra, có gì bác sẽ giải thích cho cháu kỹ hơn, không làm phiền hai anh. Cháu nhớ tắt chuông điện thoại và không gây tiếng động khi các anh ấy đánh nhé!

- Vâng ạ! – Nhiều thủ tục quá, tôi hơi lo.

- Nào, bắt đầu nhé! Anh Sinh giỏi nhất, phát bóng trước lấy hên nào – bác khích tướng.

Chú Sinh rất thong thả, cắm tee (dụng cụ đặt trái bóng lên khi phát bóng), đặt bóng, ngắm nghía, lại vung gậy nháp thử vài lần rồi mới vào vị trí.

Ký sự một ngày trên sân golf (Kỳ 1) - 3

Cắm tee giúp việc phát bóng được dễ dàng hơn, bóng sẽ đi xa hơn

- Sao lâu thế hả bác? – Tôi thì thầm

- Suy…ỵt! Không nói, anh ấy đang setup (chuẩn bị). – Bác tôi khẽ ra lệnh.

Coong! Tôi nghe tiếng gậy chạm bóng rồi quả bóng nhỏ xíu xé căng không gian bay tới gần hố cát! Gút-sot (Good short)! Tôi thấy mấy bạn két-đi (caddie) đồng thanh hô lên tán thưởng!

Đến lượt bác tôi vào vị trí. Bác cũng ngắm như chú Sinh, nháp một cái rồi vu…út, coong! Bác vung gậy, đánh mạnh vào quả bóng, tee bật ra phía sau bác. Good short! Ôi hay quá! Tiếng hô tán thưởng lại đồng loạt vang lên.

- Nào mời anh Hải, còn anh cuối cùng đấy!

- Vâng, cháu hơi bị áp lực bác ạ – anh Hải nói với điệu bộ khá tự tin.

Lần này tôi thấy anh Hải ngắm kỹ hơn cả, dứ dứ cây gậy phát bóng (driver) lên xuống mấy lần rồi cạch! Tiếng gậy chạm bóng khô không khốc! Bóng chạy xoèn xoẹt trên mặt cỏ vừa được tưới nước một đoạn rồi dừng lại!

- Ồ….ồ! – Tiếng than chia sẻ đồng loạt vang lên – Cho anh đánh lại, hố đầu.

Lần này anh đánh rất mạnh, bóng liệng sang phải rồi bay vào bụi cây trước mặt.

- Không sao, đi nào! Hố đầu bogey tất! – Bác tôi lên xe.

- Thế là thế nào hả bác? – Tôi ngơ ngác

- À bọn bác đánh vui, không cá độ nên hố đầu cho anh ấy đánh lại vì chưa kịp khởi động. Bác động viên anh ấy hố đầu tính đều dương một (+1) gậy cho anh ấy đỡ căng thẳng. Bọn bác chơi vui ấy mà. Chứ đánh giải thì không được thế. Theo luật thì không được đánh lại.

- Nhưng sao ai cũng ngắm lâu thế hả bác?

- Vì mọi người cần tập trung vào cú đánh. Cháu thấy quả bóng bé thế, mặt gậy bé thế mà phải đánh bóng vào giữa mặt gậy và phải đúng động tác thì bóng mới đi xa và thẳng được. Cú swing chỉ có 1-2 giây mà đòi hỏi động tác kết hợp của cánh tay, cổ tay, vai, lưng, hông và chân trụ. Chỉ cần một động tác sai là bóng có thể hỏng như quả đầu của anh Hải hay bay lượn đi như quả đánh lại vừa rồi. Thế nên khi chuẩn bị vung gậy, gọi là (back swing), các gôn thủ phải đưa mình vào trạng thái giống như thiền định. Vừa phải tập trung cao độ, vừa phải thư thái. Lúc đó chỉ cần có một tiếng động bên cạnh là có thể đánh hỏng.

Bác giải thích xong xuống xe để vào sân đánh tiếp cú thứ hai.

- Bác chỉ đánh trước rãnh nước thôi bác ạ. Đánh gậy gỗ cháu sợ không qua – cô phục vụ (caddie) phân tích.

- OK, đưa bác gậy sắt số 9.

Phụp! Một tảng đất bay đi còn bóng chạy xa được một đoạn.

- Ối! Xúc đất rồi! – Bác tôi than thở – Đưa bác gậy gỗ số 3!

Lần này tôi nghe thấy keng một cái và bóng bay xa tít sang bên kia rãnh nước.

- Good short! Hay lắm bác ạ. – Cô caddie cười rạng rỡ, cứ như chính cô mới là người vừa đánh quả bóng vừa rồi.

- Sao lại cứ hô nửa tây nửa ta thế hả bác? – Tôi hỏi.

- À, là vì trên sân có cả khách nước ngoài, các cháu caddie phải khen thế họ mới hiểu, dần dần quen miệng thành câu khen chung cho cả ta và tây. Trong môn golf, người ta khuyên nên tích cực khen golfer cùng chơi để họ có tâm lý thoải mái. Ngoài đời, khi khen nhau thật lòng sẽ khuyến khích người ta làm việc tốt hơn, làm nhiều điều thiện hơn. Thế nhưng còn ít người khen nhau lắm. Mà khen thật lòng lại càng ít nữa. Vào sân golf, mọi người sẽ có điều kiện luyện tập thường xuyên thói quen ấy.

- Thế sao cháu nghe nói là caddie sợ golfer lắm, không dám nói năng gì mà thỉnh thoảng lại còn bị mắng thậm tệ?

- Không phải thế! Mà nếu có thì chắc là cá biệt, có anh mới vào nghề, lại cá độ nên cáu bẳn thế thôi. Chứ đúng ra văn hóa golf không được thế. Mọi người vào sân là để thư giãn, không chỉ luyện sức khỏe mà còn luyện cả ý chí. Mọi người phải đối xử lịch sự với nhau thì buổi chơi mới vui vẻ. Ở ta, đánh golf thì được du nhập rồi nhưng văn hóa golf thì chưa thực sự đi theo, thế nên còn chỗ này chỗ nọ, nhưng không phải là phổ biến cháu ạ. Hiện tượng riêng lẻ, không mang tính phổ quát thì không nên khái quát hóa nó, làm nhiều người hiểu sai về golf.

- Cháu thấy có báo viết lên sân golf là để kiếm tiền. Có golf bần nông thật hả bác?

- Đấy, đấy! Ở ta người có tiền có khi lại bị kỳ thị. Trước đây cháu thấy ai chơi tennis thì bị coi là nhà giàu, có cơ quan còn cấm chơi vì sợ làm tha hóa cán bộ. Bây giờ tennis trở lên phổ biến thì lại quay sang golf. Bản thân golf là môn thể thao rất tốt như bác nói, còn hành xử với nó như thế nào là cách của mỗi người. Kiếm tiền trên sân golf thì bác chưa thấy. Một số anh cá độ với nhau thì có, nhưng có lẽ chỉ vui thôi. Kiếm tiền như một nghề thì phải chuyên nghiệp lắm. Cháu thấy anh nào hay cá độ thì chỗ nào các anh ấy chả cá được, kể cả bóng đá, quần vợt, cờ…, cứ gì golf? Mấy ai giàu bằng cờ bạc!

- Ta lạc hậu bác nhỉ?

- Nói thế lại chụp mũ cho cả dân ta thì không được. – Bác cười – Trong xã hội ta, nhận thức của nhân dân, của lãnh đạo còn khác khau, kể cả báo chí cũng thế. Nếu nhà báo viết về golf không đúng thì dân ta hiểu sai thêm. Thực ra xã hội có người nọ, người kia. Người giàu mà lương thiện thì sẽ giúp được cho rất nhiều người nghèo, giúp cho đất nước phát triển. Người không lương thiện thì có ở cả người giàu và người nghèo. Người có tiền cũng có quyền giải trí theo cách của họ. Ta không thể cào bằng được. Thí dụ cháu thấy anh Hải kia kìa, doanh nhân đấy. Anh ấy chơi golf giúp giảm căng thẳng, điều hành doanh nghiệp tốt hơn thì nhân viên anh ấy được nhờ. Chưa kể anh ấy mở rộng giao lưu, tạo thêm quan hệ, rèn luyện bản thân thì tốt lắm chứ! Các cán bộ khác cũng thế, chơi thư giãn cuối tuần thì có sao? Nếu nói tốn kém thì còn nhiều thú vui tốn kém hơn nhiều.

Ký sự một ngày trên sân golf (Kỳ 1) - 4

Khi Swing, rất nhiều bộ phận trên cơ thể phải tham gia

- Cháu nghe nói chơi golf còn chữa được nhiều bệnh, có thật không bác?

- Đúng thế! Thí dụ đi bộ nhiều sẽ giảm mỡ máu. Mặt sân gồ ghề, đi bộ sẽ làm khớp mắt cá chân hoạt động thường xuyên. Hay khi swing, các khớp lưng sẽ xoắn lại như lò-xo rồi bung ra theo cú đánh. Nó phù hợp với nhiều lứa tuổi. Ngoài ra golf còn luyện cho sức dẻo dai, luyện mắt, luyện trí óc, luyện ý chí…, nhiều lắm. Các bác về hưu mà chơi golf thì đỡ được tiền thuốc chứ! Tất nhiên, chưa phải ai cũng có điều kiện chơi môn thể thao này nhưng dần dần xã hội phải phấn đấu lên. Ở Mỹ, Úc và một số nước bây giờ bác nghe nói có cả sân golf công cộng đấy, ai thích thì cứ vào chơi miễn phí, nhưng phải tự phục vụ. Sau này có thể ta cũng như họ.

(Còn tiếp)

Mời các bạn đón đọc tiếp kỳ 2 vào 11h00 ngày mai, 19/10/2012.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thụy Duyên
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN