Trận đấu nổi bật

koolhof-va-mektic-vs-heliovaara-va-patten
Nitto ATP Finals
N. Mektic & W. Koolhof
1
H. Patten & H. Heliovaara
2
taylor-vs-alex
Nitto ATP Finals
Taylor Fritz
2
Alex De Minaur
1
granollers-va-zeballos-vs-purcell-va-thompson
Nitto ATP Finals
M. Granollers & H. Zeballos
0
M. Purcell & J. Thompson
2
jannik-vs-daniil
Nitto ATP Finals
Jannik Sinner
2
Daniil Medvedev
0

Kình ngư Việt từ ao làng ra biển lớn

Chỉ trong đúng hai năm, môn bơi có những thay đổi lớn, làm nên điều kỳ diệu với 8 kình ngư đoạt 10 HCV...

Hiện tượng Ánh Viên và kỳ tích 10 HCV

Hiện tượng Nguyễn Thị Ánh Viên hội tụ cả hai yếu tố cơ bản của thể thao. Đó là tố chất vận động viên và sự đầu tư. Ngay từ nhỏ, Ánh Viên đã thể hiện tố chất, sự phù hợp với đường bơi xanh, thậm chí còn vượt trội so với đàn anh. Chưa kể những ưu thế nổi trội về ý chí, bản lĩnh và sự bền bỉ vô cùng khó tin. Nhưng cũng cần lưu ý, chưa từng có kình ngư Việt Nam nào được phát hiện kịp thời rồi được đặt đúng vào một môi trường đào luyện hàng đầu thế giới trên đất Mỹ như Viên, bắt đầu từ năm 2012 ở tuổi 16.

Hai yếu tố chủ quan và khách quan ấy cùng hội tụ và rồi chỉ mất chưa đầy hai năm, Viên đã chạm tới tầm châu lục.

Tại SEA Games 2013, bơi Việt Nam đã gây kinh ngạc khi giành 5 HCV (3 của Ánh Viên) bằng con số đúng cả 12 kỳ đại hội trước cộng lại. Theo đánh giá, bước tiến của môn này qua bốn năm từ Quý Phước đến Ánh Viên đã “bù” cho cả ba thập kỷ, kể từ cột mốc tái hội nhập SEA Games.

Chỉ hai năm sau, đến SEA Games 28, môn này lại tiếp tục gây sốc với kỳ tích 8 kình ngư giành 10 HCV, 10 kỷ lục, để vọt lên đứng thứ 2 toàn đoàn, áp sát siêu cường Singapore. Bơi Việt Nam đã vẽ lại bản đồ làng đua xanh SEA Games theo cách đầy thuyết phục, trong đó 8 HCV kèm theo 8 kỷ lục được phá của Ánh Viên được đánh giá là hiện tượng “vô tiền khoáng hậu” tại một kỳ SEA Games.

Năm 2016, chính cô gái 20 tuổi người Cần Thơ lại nối dài đỉnh cao cho bơi Việt Nam với việc đoạt hạng 9 Olympic, và mới đây nhất là một tấm HCV lịch sử tại giải Vô địch châu Á.

“Sau nhiều năm nỗ lực và bền bỉ đầu tư, bơi Việt Nam đã hoàn toàn có thể tự tin nhắm tới mục tiêu châu lục và thế giới. Chúng ta có những nhân tố đủ khả năng vươn cao nếu được đầu tư tốt. Rõ ràng việc tuyển chọn, đào tạo VĐV theo hướng “mũi nhọn trọng điểm” đã cho thấy sự đúng đắn và hiệu quả”, Tổng thư ký Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam Đinh Việt Hùng đánh giá.

Số HCV gấp Thái Lan… 10 lần

Có một môn của TTVN đã có thể ngẩng cao đầu ở thế thượng phong với người Thái ở đấu trường SEA Games, đó chính là bơi lội. Tại SEA Games 28, số HCV của bơi lội Việt Nam gấp 10 lần Thái Lan. Trong khi Việt Nam đại phá đường đua xanh với 10 HCV thì cường quốc số 1 khu vực chỉ giành 1 HCV.

Nỗi đau của bơi lội Thái Lan càng lớn bởi họ phải ngậm ngùi nhận tới 10 HCB, với 5 nội dung thua trực tiếp Việt Nam, chủ yếu là thua Ánh Viên.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phúc Tường ([Tên nguồn])
Hiện tượng kình ngư Ánh Viên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN