Kĩ thuật F1 2016: Kẻ thống trị không còn tuyệt đối
Trong đợt test vừa qua, các đội đua đã rất tích cực thực hiện những bài kiểm tra các chiếc xe của mình, từ test độ ổn định, hiệu quả của khí động học, độ tương thích của lốp xe với gói cài đặt của xe và vô số thứ khác nữa.
Force India và McLaren tiếp tục sử dụng trên chiếc xe năm 2016 của họ, và hiện tại thêm 2 đội đua nữa gia nhập nhóm này, đó là Toro Rosso và Mercedes, và nhiều khả năng danh sách này sẽ có thể dài hơn nữa với sự góp mặt của Ferrari và Haas. Sự kì quặc lại đến từ Red Bull khi họ bỏ đi thiết kế này năm nay, khi họ chính là đội đua cố gắng phát triển thiết kế này nhiều nhất trong những năm gần đây.
Gói cài đặt của Toro Rosso có vẻ khá ổn, khi tất cả bộ phận đều nằm trong phần mũi xe, hơn là thiết kế ‘S’ duct tách biệt được đặt ở trước bulkhead, nhu chúng ta thấy trước đó. Thiết kế này chủ yêu để điều chỉnh luồng gió thổi qua khu vực này và tăng thành tích cho chiếc xe.
Khe rãnh ‘Tyre Squirt’
Hình minh họa trên chiếc Mercedes W07
Đây là khu vực đã được chú trọng khá nhiều trong nhiều mùa giải gần đây, từ đó xu hướng này ngày càng mở rộng. Một xu hướng rõ thấy là các đội đua thêm nhiều khe rãnh hơn bao giờ hết, kéo dài xa hơn về phía trước trên tấm sàn xe. Giải pháp của Mercedes và Haas đều khá giống với thiết kế của Toro Rosso năm 2015 với nhiều khe rãnh hình chữ L trên sàn xe giống như những cái lỗ.
Các đội đua đã thêm vào những khe rãnh tinh tế trên gờ của sàn xe, và nó cùng với những cái lỗ khác cùng nhau chống lại “kẻ địch” Tyre Squirt, một thứ gì đó khá quan trọng sau khi luật đã cấm các đội sử dụng hình thức khí xả thổi khuếch tán. Thông thường khí xả sẽ chảy vào trong ống khuếch tán khi lốp quay. Những khe rãnh này sẽ giúp điều chỉnh lại luồng khí trước khi nó bay vào ống khuếch tán.
Mounting pylon (giá treo) cánh gió sau
Đây là thiết kế khá thu hút được các đội đua sử dụng trong mùa giải 2016 này. Trong năm 2015, Toro Rosso đã sử dụng thiết kế này giao cắt với ống xả, như đã đề cập ở những bài viết trước.
Hình minh họa trên chiếc Ferrari SF16-H
Làm như thế, họ đã giảm được bớt trọng lượng xe, không phải sử dụng thiết kế Y-Lon ngược nữa. Sự thay đổi cũng đem đến những cải tiến về khí động học. Đầu tiên, sau khi gỡ bỏ được Y-Lon ngược, những luồng khí khi chạy qua vỏ bọc động cơ sẽ không phải gặp một chướng ngại nữa. Thứ hai, vì chúng cắt với ống xả, exhaust plume cũng sẽ bị ảnh hưởng. Dù các nhà sản xuất động cơ đã thiết kế ống xả turbo có lợi cho thành tích của xe nhưng dòng và lượng khí xả vẫn khá thất thường.
Pylon giờ đây sẽ đóng vai trò cân bằng dòng chảy, giảm thiểu sự thiếu ổn định, có lẽ nó không chỉ cải thiện được khí động học mà còn tăng hiệu quả của turbo. Dù sử dụng power unit Ferrari 2015, Toro Rosso vẫn áp dụng thiết kế này và Ferrari, Haas và McLaren đều sử dụng nó.
F1 2016 hứa hẹn sẽ cân bằng và khó lường hơn khi các đội đua ngày càng giảm được khoảng cách với nhau cũng như có nhiều thiết kế xe tương đồng. Chắc chắn chúng ta sẽ được thấy những cuộc đua hấp dẫn, gay cấn hơn nữa trong mùa giải này.