Trận đấu nổi bật

ben-vs-pablo
Australian Open
Ben Shelton
3
Pablo Carreno Busta
1
tristan-vs-alex
Australian Open
Tristan Boyer
0
Alex De Minaur
3
taylor-vs-cristian
Australian Open
Taylor Fritz
3
Cristian Garin
0
beatriz-vs-erika
Australian Open
Beatriz Haddad Maia
2
Erika Andreeva
0
joao-vs-lorenzo
Australian Open
Joao Fonseca
2
Lorenzo Sonego
3
veronika-vs-katie
Australian Open
Veronika Kudermetova
2
Katie Boulter
1
matteo-vs-holger
Australian Open
Matteo Berrettini
1
Holger Rune
3
madison-vs-elena-gabriela
Australian Open
Madison Keys
2
Elena-Gabriela Ruse
1
jannik-vs-tristan
Australian Open
Jannik Sinner
3
Tristan Schoolkate
1
learner-vs-daniil
Australian Open
Learner Tien
3
Daniil Medvedev
2

Kĩ thuật F1 2016: Kẻ thống trị không còn tuyệt đối

Trong đợt test vừa qua, các đội đua đã rất tích cực thực hiện những bài kiểm tra các chiếc xe của mình, từ test độ ổn định, hiệu quả của khí động học, độ tương thích của lốp xe với gói cài đặt của xe và vô số thứ khác nữa.

Chúng ta đã có một cái nhìn tổng quan về máy móc trên những chiếc xe F1 năm 2016. Từ đó, chúng ta sẽ phân tích được ra những bộ phận nào của chiếc xe được chú trọng thay đổi, cải thiện và được quan tâm nhất.

Kĩ thuật F1 2016: Kẻ thống trị không còn tuyệt đối - 1

Hình minh họa trên chiếc FW35 của Williams

Những điều luật được giữ vững dẫn đến việc có thêm nhiều điểm mấu chốt trên chiếc xe hơn và nó thường là những khu vực mà có thể phải thay đổi hoàn toàn triết lí của cả đội đua. Có nhiều thiết kế mới mà xuất hiện trên rất nhiều chiếc xe của các đội đua, và mọi người đang tìm kiếm sự gia tăng về thành tích trong thiết kế này trước khi tìm kiếm sự tinh túy của nó.

Tất nhiên, tất cả các thay đổi này được giải thích khác nhau bởi các đội đua khác nhau khi họ đang hi vọng những cải thiện so với những gì thể hiện trong quá khứ.

Trục thổi

Khi FIA giảm kích thước của cánh gió trước từ 180cm xuống chỉ còn 165cm ở năm 2014, rõ ràng mọi người đều hiểu rằng nó có ảnh hưởng thế nào đến việc luồng khí thổi xung quanh xe. Dù đây không phải là điều gì quá lớn nếu nói về downforce tạo ra từ cánh gió, nhưng nó ảnh hưởng lớn đến việc cánh gió điều chỉnh vùng khí nhiễu động tạo ra từ lốp trước.

Kĩ thuật F1 2016: Kẻ thống trị không còn tuyệt đối - 2

Liên tục có những thay đổi

Để có thẻ giải quyết được vấn đề này, mỗi đội đua có những giải pháp của riêng mình, với những thiết kế của cả hai bánh xe và cách những luồng khí bị đẩy ra khi phanh và luồng khí thổi xung quanh bánh xe như thế nào.

Các đội đua đã rất chú ý tới thiết kế trục bánh xe thổi trong nhiều năm qua, những đội đua như Ferrari, Mercedes, và Red Bull - sử dụng chúng vào năm ngoái, dù đội đua nước Áo chỉ sử dụng nó trên những đường có downforce cao mà thôi vì nó đã điều chỉnh luồng khí xuôi dòng, khiến cho nó có thể cải thiện hoặc phá hủy tầm sàn xe và hiệu quả của khuếch tán sau.

Bên cạnh đó, vào năm 2016 này chúng ta cũng chứng kiến hai đội đua Toro Rosso và Haas cũng “tham gia” vào việc sử dụng trục thổi với mục đích tìm thêm sự hiệu quả đến từ khí động học. Những luồng khí thu thập được từ ống phanh trước được chuyển đi theo nhiều hướng khác nhau, để làm mát caliper (một phần của hệ thống phanh), đĩa phanh hay là để cung cấp cho trục rỗng.

Bức ảnh trên cho chúng ta một cái nhìn cụ thể về việc ống thổi vận hành như thế nào, khu vực màu vàng là khí nhiểu động tạo từ lốp xe và màu xanh là khí thổi ra từ trong ống để loại bỏ luồng khí có hại cho xe này. Nhưng nên nhớ, đây chỉ là hình ảnh minh họa về sự hoạt động của trục này, những thiết kế trên các chiếc xe đều khác nhau phụ thuộc vào số lượng những yếu tố khác nhau.

Hệ thống giằng treo trước

Sau khi đi tiên phong trong việc sử dụng trục xương đòn kết hợp từ năm 2014, Mercedes đã tiếp tục phát triển từ đó. Tuy nhiên, các đội đua khác như Ferrari và Force India đã bắt kịp họ và sử dụng thiết kế này từ năm ngoái còn năm nay là thêm các đội Red Bull, Toro Rosso và Haas.

Ý tưởng ở đây là những thành phần của hệ thống, thông thường sẽ tạo ra nhiễu động, đã được thay đổi cẩn thận hơn để những luồng khí phải làm việc hiệu quả hơn.

Kĩ thuật F1 2016: Kẻ thống trị không còn tuyệt đối - 3

Trong khi đó, McLaren cũng theo xu hướng này, khi cho thanh treo sau của trục xương đòn ở trên gần hơn với thanh treo sau phía dưới, Điều này sẽ tạo ra một cấu trúc khí tích tụ, không phải riêng lẻ như trước kia.

‘S’ duct

Kĩ thuật F1 2016: Kẻ thống trị không còn tuyệt đối - 4

Cũng giống như ống thổi, ‘S’ duct không phải là điều gì đó quá mới trong F1 và việc nó hoạt động thế nào dựa vào những điều luật đang lưu hành. Tuy nhiên, do những quy chuẩn về mũi xe không đổi, chúng ta đã được thấy những thiết kế tinh tế hơn. Red Bull, Force India và McLaren đều dùng ‘S’ duct và riêng McLaren đã sử dụng ống kép và cài đặt lối thoát cho nó (Hình dưới).

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN