Trận đấu nổi bật

laura-vs-qinwen
Australian Open
Laura Siegemund
2
Qinwen Zheng
0
aryna-vs-jessica
Australian Open
Aryna Sabalenka
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
yoshihito-vs-carlos
Australian Open
Yoshihito Nishioka
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
3
Jaime Faria
1
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
-
Tommy Paul
-
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
0
Felix Auger-Aliassime
0
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
1
Jakub Mensik
1
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
-
Alexander Zverev
-
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
-
Talia Gibson
-

Không gì khó bằng đánh bại Nadal

Cuối cùng, thắng Nadal trên sân đất nện trong một trận đấu năm set vẫn là một trong những việc khó nhất trên đời.

Thách thức mang vóc dáng thế kỷ

Người cuối cùng được đứng trước thách thức ấy ở Roland Garros 2014 cũng là người xứng đáng nhất, và thậm chí còn được coi là ứng viên số 1 trước khi giải đấu khởi tranh: Novak Djokovic.

Bản thân tay vợt người Serbia cũng đã từng nếm trải thách thức vĩ đại ấy sau khi đã từng được thử sức năm lần qua các giai đoạn khác nhau (đều thất bại).

Lần đầu tiên Djokovic gặp Nadal ở Roland Garros là năm 2006, chỉ chịu được chưa đầy hai set rồi phải xin thua do chấn thương. Năm tháng trôi qua, Djokovic tiến bộ không ngừng để lần gần nhất họ chạm trán tại Paris, là trận bán kết năm ngoái, Djokovic đã chỉ chịu thua ở tỉ số 7-9 trong set thứ năm (set năm ở Roland Garros không dùng tiebreak), trong đó có một điểm bước ngoặt là Djokovic đã bị bắt thua vì chạm lưới.

Sự tiến bộ ấy thậm chí là kinh ngạc, tới mức, Djokovic từng thắng Nadal ở các trận chung kết Madrid Masters, Monte Carlo Masters và mới đây nhất là Rome Masters. Và như một hệ quả tất yếu, Djokovic được xếp ở cửa trên.

Không gì khó bằng đánh bại Nadal - 1

Đánh bại Nadal tại Roland Garros vẫn là thử thách quá lớn cho mọi tay vợt

Nhưng Djokovic vẫn không thể quật đổ được Nadal dù đã thắng trong set đầu tiên trong khi các con số thống kê “đe doạ” Nadal, rằng 33 trận trước đó ở các giải khác nhau và trước mọi đối thủ, Djokovic hễ ăn set 1 đều thắng chung cuộc.

Thất bại của Djokovic cũng đồng nghĩa với việc cho tới hôm nay, mới chỉ một lần Nadal thất bại trên sân đất nện trong một giải đấu quy định các trận đấu phân định theo thể thức năm set thắng ba. Lần duy nhất ấy là khi Nadal bị Soderling khuất phục ở vòng bốn Roland Garros năm 2009, và sau đó như đã biết, Nadal cho biết anh dính chấn thương đầu gối và phải nghỉ dài hạn.

Khi Djokovic không là chính mình

Thất bại trước thách thức quật đổ Nadal ở Roland Garros để hoàn tất bộ sưu tập Grand Slam (dù đã có sáu Grand Slam nhưng vẫn trắng tay ở Paris) là nỗi thất vọng. Và nó sẽ không dễ nguôi ngoai khi Nole đã chơi một trong những trận chung kết tệ nhất trong sự nghiệp.

Sự hụt hẫng ấy chưa đến trong set đầu tiên, lúc mà Djokovic phô diễn hầu hết những phẩm chất thượng hạng của anh, đặc biệt là cú trái hai tay biến hoá.

Nếu như Murray đứng lùi sâu, hiếm khi đổi hướng đánh và không tự tin để sử dụng cú trái dọc dây khi đối đầu với Nadal, thì Djokovic đã bắt đầu trận đấu bằng việc chiếm hoàn toàn sự chủ động trong các loạt bóng từ cuối sân.

Nole thoải mái đương đầu với một Nadal miệt mài nhồi trái, dễ dàng đổi hướng đánh và giành điểm trực tiếp khi Nadal để chừa quá nhiều khoảng trống sau các cú đánh ép ra mang của Nole.

11 điểm thắng trực tiếp của Djokovic so với 5 của Nadal trong set 1 cho thấy điều đó. Chỉ trong game Djokovic thắng khi Nadal cầm giao bóng, tay vợt người Serbia có ba điểm ghi trực tiếp trước khi Nadal tự đánh hỏng cú né trái đánh phải chéo sân. Thậm chí, Djokovic còn hành hạ Nadal bằng các cú bỏ nhỏ trái tay quen thuộc khi Nadal lùi quá sâu, để có được ba điểm sau bốn lần áp dụng cách đánh đó.

Nhưng, như thời tiết Paris thay đổi khó lường, tuần đầu mưa rả rích trong cái lạnh khiến khán giả phải co ro trong chiếc áo ấm, thì trận cuối cùng diễn ra dưới cái nắng chói chang và độ ẩm cao; Djokovic chỉ có thể duy trì được phong độ ấy cho tới cuối set hai.

Không gì khó bằng đánh bại Nadal - 2

Djokovic đánh mất phong độ kể từ cuối set 2 trận chung kết Roland Garros 2014

Sự thất vọng từ đó cứ nối tiếp nhau: Djokovic bị bẻ game khi tỉ số đang là 5-6 set hai, bị bẻ game hai lần, đánh hỏng nhiều gần gấp ba lần so với Nadal trong set ba, có dấu hiệu suy giảm thể lực nghiêm trọng dưới nắng nóng khi nôn ngay trên sân, không thể phát huy sự hưng phấn sau khi bẻ lại được game giao bóng (4-4) của Nadal trong set ba, và lần thứ hai kết thúc trận chung kết Roland Garros bằng một lỗi kép tại match point (championship point).

Nếu năm 2012, trong trận chung kết Roland Garros đầu tiên trong sự nghiệp, lỗi giao bóng kép của Djokovic kết thúc set đấu ở tỉ số 5-7 thì lần này là tỉ số 4-6.

Chưa hết, Djokovic còn mắc những lỗi ngớ ngẩn ở các điểm quyết định: volley rúc lưới ở set point set 2 (giống như khi thua Wawrinka ở Australian Open), trái tay rúc lưới khi đứng trong sân (như Penalty) ở game point trong game căng thẳng mà Nadal cầm giao bóng (4-2, set 3), đứng trong sân đánh thuận tay quá dài ở set point set 3.

Và các cú trái tay của Djokovic trở nên thiếu chính xác. Chỉ trong set 3, Djokovic có chín lỗi tự đánh hỏng từ trái tay.

Khi Nadal trở lại là chính mình

Nhưng đúng như HLV của Djokovic, ông Marian Vajda thừa nhận, việc không đủ khả năng duy trì chất lượng cú quả của tay vợt người Serbia không phải là yếu tố quyết định khi mà Nadal kể từ set hai đã chơi thứ tennis tốt nhất của anh.

Nếu như trong set 1, Nadal chơi bị động, chỉ tập trung vào việc nhồi trái đối với Djokovic (nhưng Djokovic tấn công trái tay cực sắc), thì từ set hai, Nadal tấn công vào tay thuận của Djokovic nhiều hơn.

Nadal ghi điểm đầu tiên trong set hai bằng cú thuận tay dọc dây. Nadal kết thúc set đấu thứ hai bằng ba cú thuận tay liên tiếp nhồi vào tay thuận của Djokovic.

Nadal ghi 23 điểm bằng cú thuận tay nhắm vào vị trí thuận tay của Djokovic trong cả trận đấu. Đó chính là chìa khoá dù cho những nỗ lực tương tự cũng là nguyên nhân dẫn đến 24 lần tự đánh hỏng (trong tổng số 38 lỗi cả trận).  

Khi bóng có lực hơn, sâu hơn, xoáy hơn, Nadal buộc Djokovic phải phòng ngự, và làm cho Djokovic trở nên mệt mỏi, liên tục bộc lộ dấu hiệu về thể lực có vấn đề.

Nadal giao bóng cũng trở nên biến hoá hơn, khai thác những cú giao bóng trúng vị trí của Djokovic ở các thời điểm quyết định để đối phó với người vẫn được coi là Vua trả giao bóng.

Điều đặc biệt nhất là tinh thần, Nadal không hề suy sụp ở những game diễn ra ngay sau khi anh bị mất break, hoặc khi đánh mất những cơ hội để bẻ game của đối thủ.

Nói đúng hơn, nó chỉ xảy ra trong set đầu tiên, khi Nadal bỏ lỡ cơ hội tạo ra break point ở game thứ bảy thì anh bị bẻ game giao bóng ở game tám, và khi Nadal không thể chuyển hoá hai cơ hội break point khi đang bị dẫn 3-5, thì anh thua nhanh ngay sau đó.

Còn ở set hai, Nadal sau khi dẫn 4-2, rồi bị san bằng 4-4 vẫn chơi cực tốt, để gây áp lực lên Djokovic để thắng 7-5.

Và ở set tư, điều tương tự cũng xảy ra, khi bị bẻ game và bị san bằng tỉ số 4-4 (trong khi đã dẫn trước 4-2), Nadal đã không để tuột set đấu ấy vào tay Djokovic. Chiến thắng 6-4 đã tránh cho Nadal phải bước vào set đấu thứ năm  đầy may rủi.

Không gì khó bằng đánh bại Nadal - 3

Nadal lần thứ 9 chinh phục Roland Garros trong vòng 10 năm qua

Một Nadal xuất sắc như thế không mới. Tất cả những phẩm chất ấy không phải đến nay mới có. Nhưng trong chặng đường tiền Roland Garros 2014, Nadal không thể phô diễn. 

Liệu có thể là thành thực nếu như cách đây hơn hai tuần, Nadal hay bất cứ ai đó nói rằng anh vẫn là ứng viên số 1, sẽ giành Roland Garros thứ chín và là Grand Slam thứ 14 trong sự nghiệp của mình? Tuổi tác có thể chưa phải là gánh nặng nhưng tuổi đời thể thao (10 năm đỉnh cao) là thách thức. Đầu gối của Nadal có thể đã tạm ổn nhưng cái lưng đau lại mang đến đầy trở ngại.   

Câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào để Nadal từ chỗ ăn may Madrid Masters, thua ba giải tiền Roland Garros (mà anh thường vô địch) lại trở lại với vóc dáng của Vua đất nện trong một thời gian rất ngắn, chỉ hai tuần, tính từ khi kết thúc Rome Masters cho tới vòng 1 Roland Garros?

Đó có thể là nỗ lực của cả một ê kíp đứng sau lưng Nadal, nhưng ở một môn thể thao cá nhân đỉnh cao thì bản lĩnh và đẳng cấp là không thể thiếu.

Năm 2012, Djokovic đã thua Nadal cả hai trận chung kết Madrid và Rome Masters nhưng không thể xoay gió đổi chiều ở Roland Garros.

Năm 2013, Nadal đã thua Djokovic ở chung kết Monte Carlo nhưng lại vượt qua trong trận bán kết nghẹt thở khi họ gặp lại tại Paris.

Và năm nay, trận thua ở Rome Masters không dẫn đến cuộc lật đổ ở Roland Garros.

Năm set đất nện rõ ràng là một chuẩn mực để soi chiếu cho Nadal, cho Djokovic và cho bất cứ ai khác.

Khi đứng trước Nadal, số phận của Djokovic cũng như Ferrer, người thắng Nadal ở Monte Carlo nhưng thua ở tứ kết Roland Garros dù thắng trước set đầu. Hay Murray, dù làm Nadal trầy trật ở Rome Masters (chỉ thua 1-2) cũng đã thua nhanh gọn ở bán kết Roland Garros.

Nói đánh bại Nadal trong năm set trên sân đất nện chính là một trong những việc khó làm nhất thế giới quả là không sai.

Clip Nadal đánh bại Djokovic trong trận chung kết Roland Garros 2014

Không gì khó bằng đánh bại Nadal - 4

Federer-Tay vợt vĩ đại

Không gì khó bằng đánh bại Nadal - 5

Roland Garros 2014

Không gì khó bằng đánh bại Nadal - 6

Tự truyện Nadal

Không gì khó bằng đánh bại Nadal - 7

Hot-shot tennis

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN