Trận đấu nổi bật

jessica-vs-ashlyn
Adelaide International
Jessica Pegula
1
Ashlyn Krueger
0
sofia-vs-maya
Hobart International
Sofia Kenin
0
Maya Joint
2
thiago-agustin-vs-joao
Australian Open
Thiago Agustin Tirante
0
Joao Fonseca
2
polina-vs-elena
Australian Open
Polina Kudermetova
2
Elena Micic
0
dominik-vs-blake
Australian Open
Dominik Koepfer
2
Blake Ellis
0
jakub-vs-nuno
ASB Classic
Jakub Mensik
1
Nuno Borges
2
madison-vs-daria
Adelaide International
Madison Keys
2
Daria Kasatkina
0
thanasi-vs-sebastian
Adelaide International
Thanasi Kokkinakis
-
Sebastian Korda
-
yulia-vs-diana
Adelaide International
Yulia Putintseva
1
Diana Shnaider
1

Không Ánh Viên, “vàng” trông chờ vào ai?

25 tấm Huy chương Vàng đã được Ánh Viên mang về cho bơi lội Việt Nam ở các kỳ SEA Games 2013, 2015, 2017 và 2019. Và khi không còn “tiểu tiên cá”, bơi lội Việt Nam ở SEA Games 2021 sẽ khó khăn như thế nào?

4 kỳ SEA Games phụ thuộc vào Ánh Viên

Trong 4 kỳ SEA Games liên tiếp các năm 2013, 2015, 2017 và 2019, Nguyễn Thị Ánh Viên luôn dẫn đầu đoàn thể thao Việt Nam về số lượng Huy chương Vàng. Tại SEA Games 2013, Ánh Viên giành được 3 HCV, 2 HCB, 1 HCĐ, phá 2 kỷ lục SEA Games ở các cự ly 200m ngửa  và 400m hỗn hợp và được bình chọn là “Ấn tượng vàng SEA Games 2013”.

Ánh Viên không tham dự SEA Games 2021.

Ánh Viên không tham dự SEA Games 2021.

Tại SEA Games 2015, cô giành tới 8 HCV, 1 HCB, 1 HCĐ và phá 7 kỷ lục của Đại hội. 2 năm sau đó, dù không còn đạt phong độ cao nhất, cô vẫn giành tới 8 HCV, 2 HCB, 3 lần phá kỷ lục đại hội, qua đó đồng thời vượt cột mốc về số Huy chương Vàng cá nhân trong 1 kỳ SEA Games của cựu vận động viên Jescelin Yeo (Singapore) năm 1993 và Tao Li (Singapore) năm 2011. Đến năm 2019, kình ngư người Cần Thơ sụt giảm thành tích khi chỉ giành được 6 HCV. Tuy nhiên, chừng đó cũng đủ để cô trở thành "Vận động viên xuất sắc nhất của SEA Games 2019" trên đất Philippines.

Đối chiếu thành tích cá nhân của Ánh Viên với thành tích toàn đoàn bơi lội của đội tuyển Việt Nam để cho thấy tầm ảnh hưởng của kình ngư người Cần Thơ. Ở SEA Games 2013, đội tuyển bơi Việt Nam đoạt 5 HCV. 3 kỳ SEA Games sau đó, đội tuyển bơi đều đặn giành được 10 HCV/ mỗi kỳ. Như vậy, trong 4 kỳ SEA Games từ 2013 đến 2019, tỷ lệ HCV mà Ánh Viên có được trên tổng số HCV mà đội tuyển bơi Việt Nam có được là 25/36. Một con số đủ để thấy Ánh Viên quan trọng như thế nào đối với thành tích của bơi lội Việt Nam. Nên nhớ, đây mới chỉ xét riêng đấu trường khu vực.

Cũng vì thế, việc Ánh Viên quyết định chia tay đội tuyển bơi Việt Nam ngay trước khi SEA Games 2021 diễn ra là một tổn thất vô cùng lớn. Cụ thể, từ thời điểm tháng 9/2021, Ánh Viên từng đề đạt nguyện vọng xin rút khỏi đội tuyển bơi Việt Nam, không tham dự các giải đấu quốc tế từ nay về sau, trong đó có cả SEA Games 2021 được tổ chức trên sân nhà. Sau nhiều lần thuyết phục Ánh Viên thay đổi quyết định nhưng không thành, chiều 16/11, Tổng cục TDTT đã đồng ý để Ánh Viên rời đội tuyển.

Ai là niềm hy vọng thay Ánh Viên?

Việc Ánh Viên rút lui khỏi đội tuyển bơi Việt Nam và không tham dự SEA Games 2021 ảnh hưởng nhãn tiền được dự báo là Đoàn Việt Nam sẽ hao hụt khoảng 5-6 Huy chương Vàng. Xa hơn, mục tiêu dẫn đầu toàn đoàn nhờ lợi thế là chủ nhà của SEA Games 2021 với Việt Nam cũng ảnh hưởng không nhỏ. Nhất là khi Thái Lan, Indonesia sẵn sàng cạnh tranh gay gắt.

Theo Tổng cục Thể dục Thể thao, bơi lội Việt Nam sẽ cử 30 VĐV tranh tài ở SEA Games 31. Và trong bối cảnh nỗ lực thuyết phục Ánh Viên ở lại với đội tuyển bơi lội Việt Nam bất thành, việc tìm kiếm những niềm hy vọng khác cũng gấp rút triển khai mạnh mẽ. Cách đây 1 tháng rưỡi, đội tuyển bơi Việt Nam đã có chuyến tập huấn nước ngoài dài hơn. Trong đó, 9 tuyển thủ được đánh giá có khả năng cao cạnh tranh huy chương gồm: Nguyễn Huy Hoàng, Trần Hưng Nguyên, Hoàng Quý Phước, Nguyễn Hữu Kim Sơn, Phạm Thanh Bảo, Hồ Nguyễn Duy Khoa, Ngô Đình Chuyền (nam) và Lê Thị Mỹ Thảo, Phạm Thị Vân (nữ) đã trở lại Hungary rèn luyện. Sở dĩ gọi là trở lại bởi đây chính là đội hình đã tập huấn tại Hungary 6 tuần trong tháng 11 năm ngoái. Trong số những tuyển thủ trên, Nguyễn Huy Hoàng và Trần Hưng Nguyên là hai đương kim vô địch khi từng giành tổng cộng 4 HCV tại SEA Games 30 ở Philippines cuối năm 2019. Trong đó, Huy Hoàng được kỳ vọng sẽ giành 3 HCV ở các nội dung 400m, 800m và 1.500m tự do nam. Đây là các nội dung sở trường của kình ngư này.

Ngoài ra, một số gương mặt khác cũng được hy vọng. Đó à Mỹ Thảo, một trong những VĐV kỳ cựu ở đội tuyển bơi Việt Nam., đặc biệt ở nội dung bơi bướm. Trước đó, cô được nhắc tên khá ít, chủ yếu từ những lần chiến thắng Ánh Viên ở giải vô địch quốc gia. Người còn lại là Phạm Thị Vân - nữ kình ngư 17 tuổi. Cô được đánh giá có tiềm năng phát triển lớn. Đại hội lần này có thể xem là cơ hội để Phạm Thị Vân có thể bước ra ánh sáng tại “đường đua xanh”.

Những cái tên kể trên được xem là niềm hy vọng của bơi Việt Nam trong bối cảnh Ánh Viên không hiện diện ở SEA Games lần này. Dẫu vậy như đã nói ở trên, do tầm ảnh hưởng quá lớn cộng thêm việc chia tay quá đột ngột của Ánh Viên, đội tuyển bơi cũng đã phải điều chỉnh chỉ tiêu xuống còn 3-5 Huy chương Vàng ở SEA Games 2021 trên sân nhà. Nói thế không phải đội tuyển bơi không kỳ vọng ở Huy Hoàng hay Hưng Nguyên. Nhưng đánh giá từ tương quan lực lượng, sự chuẩn bị của bơi Việt Nam cũng như sức mạnh đáng sợ của đội tuyển bơi Singapore – ngay cả trong bối cảnh kình ngư Joseph Schooling cũng không tham dự SEA Games lần này thì việc điều chỉnh một chỉ tiêu vừa phải kể trên xem như là hợp lý. 

Ánh Viên xuống phong độ

Dù không còn thi đấu cho đội tuyển bơi quốc gia nhưng Nguyễn Thị Ánh Viên vẫn cùng đoàn Quân đội tham dự giải bơi VĐQG 2021 diễn ra tại Đà Nẵng vào cuối năm ngoái.  Ngoại trừ lần duy nhất không hoàn thành cự ly thi đấu ở nội dung 1.500 m tự do, trong tổng số 11 lần xuống nước sau 4 ngày tranh tài,Ánh Viên đã xuất sắc giành đến 8 HCV, trong đó có 6 nội dung cá nhân gồm 50m ngửa (29 giây 26), 100m ngửa (1 phút 05 giây 18), 100m tự do (57 giây 98), 400m tự do (4 phút 24 giây 63), 800m tự do (9 phút 09 giây 31) và 200m hỗn hợp (2 phút 22 giây 97). Cùng với 2 ngôi vô địch ở các cự ly tiếp sức, Ánh Viên còn có thêm 2 tấm HCB.

Tất nhiên, mọi thông số thành tích mới nhất này đều kém xa kỷ lục quốc gia do chính Ánh Viên nắm giữ, hệ quả của chế độ tập luyện liên tục bị gián đoạn vì dịch bệnh và cả những lùm xùm gần đây dẫn đến việc kình ngư số 1 Việt Nam đệ đơn xin rời khỏi đội tuyển quốc gia trước thềm SEA Games 2021.

Kỳ vọng ”mỏ vàng” võ thuật tại SEA Games 31

12 trong tổng số 40 bộ môn ở SEA Games 2021 thuộc về các nội dung võ thuật. Với tỷ lệ lên tới gần 30% tổng số môn, những Vovinam, Judo, Taekwondo, Wushu, Vật, Kurash, Boxing, Kickboxing,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo An Khánh ([Tên nguồn])
SEA Games 32 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN