Trận đấu nổi bật

laura-vs-qinwen
Australian Open
Laura Siegemund
2
Qinwen Zheng
0
aryna-vs-jessica
Australian Open
Aryna Sabalenka
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
yoshihito-vs-carlos
Australian Open
Yoshihito Nishioka
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
2
Jaime Faria
1
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
-
Tommy Paul
-
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
-
Felix Auger-Aliassime
-
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
-
Jakub Mensik
-
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
-
Alexander Zverev
-
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
-
Talia Gibson
-

Khó tin tổ chức SEA Games rẻ hơn ĐH thể thao toàn quốc

Phương án tổ chức SEA Games 2021 tại Hà Nội lập kỷ lục là “rẻ” nhất lịch sử, nhưng hãy chờ xem...

Bộ VH,TT&DL vừa có đề án tổ chức SEA Games 31 vào năm 2021 tại Hà Nội với tổng kinh phí khoảng 1.757 tỷ đồng, tương ứng với 78 triệu USD. Nhìn vào con số này, đa số chuyên gia đều “giật mình” bởi sự vô lý đến khó tin vì khoản chi phí này còn thấp hơn gần 300 tỷ đồng để tổ chức ĐH Thể dục thể Thao toàn quốc 2014...

SEA Games siêu tiết kiệm

Xét trên quy mô, tầm vóc và đòi hỏi của việc đăng cai một sự kiện thể thao lớn nhất khu vực như SEA Games, dự trù kinh phí 1.757 tỷ đồng (tương đương với 78 triệu USD thời giá hiện tại) là một con số “khiêm tốn” đến… giật mình.

Cách đây không lâu, Singapore dù điều kiện cơ sở vật chất, năng lực tổ chức thuộc diện hàng đầu thế giới vẫn phải chi 240 triệu USD để tổ chức SEA Games 28. Kỳ SEA Games hai năm trước, Myanmar cũng tốn gần 400 triệu USD và trước đó nữa, Indonesia cũng phải bỏ ra trên 300 triệu USD cho SEA Games 2011.

Còn Việt Nam cũng từng phải đầu tư khoảng 5 nghìn tỷ đồng (250 triệu USD) trong lần đầu tiên tổ chức SEA Games, năm 2003. Thậm chí, SEA Games 2021 còn “rẻ” hơn cả một Đại hội TDTT toàn quốc, mà lần gần nhất năm 2014 đã “ngốn” hơn 2 nghìn tỷ đồng.

Khó tin tổ chức SEA Games rẻ hơn ĐH thể thao toàn quốc - 1

Đề án tổ chức SEA Games 31 năm 2021 đang bị đặt dấu hỏi về tính khả thi.(Ảnh: Đoàn TTVN tại một kỳ SEA Games)

Bởi thế, phương án tổ chức SEA Games 2021 tại Hà Nội của ngành Thể thao có thể sẽ lập kỷ lục là kỳ Đại hội “rẻ” nhất lịch sử. Trên thực tế, chưa từng có nước nào, kể cả các nước có bề dày kinh nghiệm tổ chức sự kiện như Thái Lan tổ chức một kỳ SEA Games với chi phí dưới 150 triệu USD.

Trở lại câu chuyện SEA Games 31, theo lý giải của cơ quan xây dựng đề án tổ chức thì chi phí đăng cai một kỳ SEA Games của các nước luôn rất khác nhau, bởi còn phụ thuộc vào cách làm của chủ nhà, chủ yếu liên quan tới việc xây dựng cơ sở vật chất, cụ thể là các công trình.

Đơn cử, nếu SEA Games 2021 diễn ra tại TP HCM, chỉ riêng hai công trình quan trọng nhất buộc phải xây mới đã mất khoảng 100 triệu USD, gồm một SVĐ (60 triệu USD) và một khu thể thao dưới nước (30 - 40 triệu USD).

Còn SEA Games 21, tổ chức tại Hà Nội, với hệ thống cơ sở vật chất sẵn có từ SEA Games 2003, vẫn cơ bản đã đáp ứng được điều kiện, theo đúng tiêu chí: Không xây mới, chỉ nâng cấp sửa chữa các hạng mục cần thiết. Và đó chính là cơ sở để ngành Thể thao đưa ra con số 1.757 tỷ đồng, trong đó, 803 tỷ đồng để nâng cấp sửa chữa các công trình, 954 tỷ đồng cho mảng tổ chức.

“Theo chỉ đạo của Chính phủ, việc đăng cai các sự kiện trong nước và quốc tế như SEA Games phải được tổ chức tiết kiệm, hiệu quả, vì thế không được xây mới các công trình. Trong quá trình xây dựng đề án, ban soạn thảo đã có sự khảo sát, đánh giá tổng kết và tính toán kỹ lưỡng, trên cơ sở điều kiện thực tế tại Hà Nội, cũng như tham khảo các mô hình của các nước, để đưa ra một con số phù hợp và có tính khả thi là 1.757 tỷ đồng cho SEA Games 2021, trước khi trình Chính phủ và các bộ, ngành xem xét”, Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng cho biết.

Còn đó những băn khoăn

Theo ông Nguyễn Hồng Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao, Bộ VH,TT&DL đồng thời nguyên là Trưởng đoàn TTVN tại nhiều kỳ SEA Games cho rằng, khó có thể tổ chức một kỳ SEA Games với kinh phí 1.757 tỷ đồng. “Kinh phí tổ chức SEA Games 2021 có thể tiết giảm rất nhiều vì tổ chức tại Hà Nội, gần như không phải xây mới công trình nào, mà chỉ cần nâng cấp, sửa chữa.

Thế nhưng, con số 78 hay 80 triệu USD chắc chắn là không thể, cả so với thực tế quốc tế lẫn điều kiện của thể thao Việt Nam. Theo tôi, có làm thật chặt theo đúng đề án, chúng ta cũng tốn kém không thể dưới 100 triệu USD”, chuyên gia Nguyễn Hồng Minh khẳng định.

Thực tế, con số 1.757 tỷ đồng mới chỉ là sự khái toán, chắc chắn sẽ còn bị “đội” lên vì nhiều lý do khác nhau. Về mặt khách quan, như kinh nghiệm quốc tế, việc tổ chức các sự kiện thể thao lớn theo mô hình Đại hội dù có lộ trình kỹ lưỡng, chặt chẽ tới đâu, cũng thường phát sinh kinh phí 15-20% so với dự toán. Việt Nam cũng đã từng có bài học “nóng” ở SEA Games 2003 hay Asian Indoor Games 2009.

Thêm nữa, con số 1.757 tỷ đồng là tính toán của riêng ngành Thể thao mà chưa có sự tham vấn của các cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch & Đầu tư hay các chuyên gia. Bởi thế có ý kiến cho rằng, mức kinh phí đưa ra chỉ đơn giản là tính tạm, với mức tối thiểu nhất có thể, nhằm tạo nên một bản đề án hấp dẫn, để thuyết phục. Còn SEA Games 2021 có khả thi với khoản dự toán 1.757 tỷ đồng hay không, hay có thay đổi điều chỉnh gì không thì “hãy đợi đấy”!

ĐH TT toàn quốc

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thoa Nhung ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN