Trận đấu nổi bật

laura-vs-qinwen
Australian Open
Laura Siegemund
2
Qinwen Zheng
0
aryna-vs-jessica
Australian Open
Aryna Sabalenka
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
yoshihito-vs-carlos
Australian Open
Yoshihito Nishioka
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
1
Jaime Faria
1
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
-
Tommy Paul
-
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
-
Felix Auger-Aliassime
-
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
-
Jakub Mensik
-
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
-
Alexander Zverev
-
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
-
Talia Gibson
-

Khi Nadal trong vai “kẻ vô hại” ở Wimbledon

Nadal liệu có thể làm được gì ở Wimbledon khi anh là hạt giống số 10 và không còn nằm trong những ứng viên hàng đầu cho chức vô địch?

Việc 3 năm gần đây không thể vào tới tứ kết, trong đó năm 2013 bị loại ngay trận đầu mới thực sự khiến Nadal bị coi là vô hại ở Wimbledon.

Tình thế vô hại khiến anh bị ứng xử tương ứng: Trận đấu đầu tiên ở Wimbledon với Bellucci (3-0), Nadal chơi trên sân số 1 trong khi Murray và Federer chơi sân trung tâm.

Murray là hạt giống số 2, lại là chủ nhà. Còn Federer là hạt giống số 3, năm ngoái vào tới tận chung kết.

Danh tiếng, sức hút của Nadal, ảnh hưởng tới các nhà tài trợ, quảng cáo, truyền hình, rồi chính sách luân phiên được xếp chơi giữa sân trung tâm với sân số 1 của BTC sẽ đưa anh trở lại sân trung tâm ở vòng sau. Nhưng sự bắt đầu bao giờ cũng có những ý nghĩa đặc biệt.

Cái vai vô hại không thể làm người ta quên Nadal từng vào vai người đánh bại “Vua sân cỏ” Federer, và từng được suy tôn là “Hoàng tử sân cỏ” bên cạnh một danh vị bất tử “Vua đất nện”.

Khi Nadal trong vai “kẻ vô hại” ở Wimbledon - 1

Nadal bị đánh giá rất thấp

Thực sự, ngoài Federer, chẳng có ai trong số các tay vợt đương đại vượt qua được khối thành tích của Nadal ở Wimbledon, kể cả Djokovic.

Nadal có 2 chức vô địch (2008 và 2010) và 3 lần khác (2006-2007, 2011) lọt vào tới chung kết. Thành tích của Djokovic là 2 lần vô địch/3 lần vào chung kết. Thành tích của Murray là mới 1 lần lên ngôi năm 2013.

Sự lên ngôi của Nadal ở Wimbledon còn giá trị ở chỗ: Anh lật đổ sự thống trị của Federer khi “Vua sân cỏ” đang ở đỉnh cao phong độ. Nadal khi đó 22 tuổi còn Federer 27 tuổi.

Nó thuộc về đúng một quy luật, rằng không có gì giá trị hơn khi đánh bại người giỏi nhất trên mặt sân quen thuộc của anh ta và trong lúc anh ta mạnh nhất.

Lần vào chung kết năm 2006 khi Nadal mới 20 tuổi và lần thứ ba tham dự Grand Slam trên mặt sân cỏ ở London cũng cho thấy một giá trị khác: Nadal dù sinh ra và tập luyện để thống trị mặt sân đất nện nhưng anh có khả năng thích nghi với mặt sân cỏ.

Nadal thích nghi chỉ kém Federer và Borg

Lịch sử tennis kỷ nguyên Mở có 3 tay vợt được coi là có khả năng thích nghi tốt nhất giữa hai mặt sân giữa sân cỏ và đất nện. Người thứ nhất là Bjorn Borg, người thứ hai là Nadal và thứ ba là Federer.

Borg đã chứng minh với 3 lần làm cú đúp ở thập kỷ 80. Nadal có 2. Federer dù chỉ có 1 nhưng sự vất vả của anh ở Roland Garros được lý giải vì anh sinh cùng thời với một Nadal quá vĩ đại ở mặt sân màu đỏ. 

Trong 3 người, sự thích nghi của Nadal chật vật hơn. Borg cũng chơi trái hai tay (là một trong những người đầu tiên trong lịch sử), nhưng sau khi vợt tiếp bóng một đoạn ngắn thì ông buông tay trái ra và phần còn lại thì như trái một tay.

Federer thì chơi trái một tay, kỹ thuật giúp anh linh hoạt hơn trên mặt sân cỏ khi phải xử lý các tình huống. Federer là một tay vợt tấn công điển hình và phù hợp sẵn với sân cỏ.

Riêng Borg còn chơi ở thời tennis vẫn còn khá cổ điển cả từ kỹ thuật cầm vợt cho tới cây vợt nên dù cho ông là người thường lùi sâu hơn so với các tay vợt khác khoảng 1,5-2m khi trả giao bóng thì cũng không có những chuyên gia giao bóng sấm sét hoặc xé ra mang.

Cả Borg và Federer đều có xu hướng chơi tấn công và sẵn sàng tràn lưới. Borg sinh ra và lớn lên trong giai đoạn mà những người ít lên lưới như Chris Evert (nữ), Ivan Lendl được coi là dị biệt. Federer xuất sắc nhất thế giới ở kỹ năng đó.

Nadal không phải không biết thích ứng. Nếu xem lại Nadal của những năm 2006-2008, chúng ta sẽ thấy việc kêu gọi anh phải thay đổi, phải học để chơi trên sân cỏ ở Wimbledon là một việc thừa thãi.

Trên sân cỏ, Nadal vẫn là người đứng sâu nhất khi trả giao bóng nhưng so với mặt sân đất nện anh đã tiến gần hơn đường cuối sân khoảng 2-2,5m. Anh trả thuận tay mượn lực nhiều hơn thay vì ra lực mạnh. Anh đan xen những cú trả trái hai tay với các cú cắt bóng.

Rõ ràng nhất ở sự điều chỉnh của Nadal là trong những loạt đánh từ cuối sân, Nadal của gần chục năm trước cho tới hôm nay ở Wimbledon đều đứng ôm sân hơn, thậm chí là bước lên baseline hoặc vào hẳn trong sân để lấy bóng tấn công.

Nadal khi đánh ở đất nện gần như không quan tâm tới lưới, vì bóng của anh luôn cao hơn với mặt lưới tới cả mét, nhưng khi chơi trên mặt sân cỏ, Nadal thực hiện các cú đánh bớt xoáy hơn và bóng sát lưới hơn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN