Trận đấu nổi bật

dabrowski-va-routliffe-vs-errani-va-paolini
WTA Finals
E. Routliffe & G. Dabrowski
2
S. Errani & J. Paolini
1
jessica-vs-barbora
WTA Finals
Jessica Pegula
0
Barbora Krejcikova
2
manuel-vs-zizou
Moselle Open
Manuel Guinard
0
Zizou Bergs
2
andrey-vs-lorenzo
Moselle Open
Andrey Rublev
2
Lorenzo Sonego
0
iga-vs-coco
WTA Finals
Iga Swiatek
0
Coco Gauff
1
alex-vs-richard
Moselle Open
Alex Michelsen
-
Richard Gasquet
-
roberto-vs-benjamin
Moselle Open
Roberto Bautista Agut
-
Benjamin Bonzi
-

Khi Nadal cũng là người trần mắt thịt

Sự nghiệp của Rafael Nadal có lẽ còn vĩ đại hơn nếu không có những chấn thương.

Sự nghiệp đầy rẫy chấn thương của Nadal

Lần thứ ba trong vòng 3 năm qua, Rafael Nadal bỏ lỡ một giải Grand Slam trong mùa giải. Nếu như chấn thương đầu gối, cộng thêm việc nhiễm vi rút dạ dày khiến Rafa không thể tham dự US Open 2012 và Australian Open 2013, thì chấn thương cổ tay phải không đúng lúc ở thời điểm này khiến tay vợt người Tây Ban Nha một lần nữa lỡ hẹn với US Open.

Nhưng đây không phải là lần đầu tiên chấn thương làm gián đoạn sự nghiệp của Nadal. Và nếu chỉ cần giảm thiểu đi một nửa khoảng thời gian phải ngồi ngoài sân đấu, chưa biết chừng số Grand Slam của Rafa không chỉ dừng lại ở con số 14.

Năm 2003, khi mới 16 tuổi, chấn thương khuỷu tay khiến Nadal không thể dự Roland Garros trên sân đất nện, mà phải chờ tới Wimbledon trên sân cỏ mới là Grand Slam đầu tiên trong sự nghiệp. Một năm sau, Nadal cũng không thể tới Roland Garros và Wimbledon  2004 vì lần đầu tiên phải phẫu thuật với một vết gãy ở xương bàn chân trái và phải nghỉ thi đấu 3 tháng.

Khi Nadal cũng là người trần mắt thịt - 1

Sự nghiệp của Nadal luôn song hành cũng những chấn thương khắp cơ thể

Năm 2005 chấn thương gót chân Achilles và không thể tham dự Masters Cup (nay là ATP World Tour Finals). Đến năm 2006, Nadal tái phát chấn thương ở bàn chân trái và không dự Australian Open 2006. Chấn thương này nặng để nỗi có lúc chú Toni từng lo ngại người cháu của ông sẽ phải giải nghệ khi mới 19 tuổi.

Năm 2008, Nadal được phát hiện bị viêm gân đầu gối trái và bỏ cuộc tại tứ kết giải Paris Masters, sau đó không tham dự Masters Cup và chung kết Davis Cup. Năm 2009, Nadal viêm gân cả hai bên đầu gối sau khi nhận thất bại đầu tiên và cũng là duy nhất cho tới hiện tại ở Roland Garros trước tay vợt người Thụy Điển Robin Soderling. Sau đó Nadal cũng không thi đấu ở Wimbledon 2009.

Đến năm 2010, Nadal bỏ cuộc ở trận tứ kết Australian Open khi gặp Andy Murray vì chấn thương đầu gối phải. Năm 2011 cũng tại tứ kết Australian Open, Nadal thua đồng hương David Ferrer và sau đó cũng nghỉ thi đấu hai tháng vì chấn thương háng.

Năm 2012 tồi tệ nhất trong sự nghiệp, Nadal bị tay vợt người Czech Lukas Rosol loại khỏi vòng 2 Wimbledon và chấn thương viêm gân đầu gối trái nặng hơn. Nadal không dự Olympic, US Open, ATP World Tour Finals và cả Davis Cup. Mất gần 8 tháng, Nadal cũng không trở lại thi đấu và sau đó lỡ cả Australian Open vì bị vi rút dạ dày.

Năm 2014, Nadal gặp chấn thương lưng và thất bại trong trận chung kết Australian Open 2014 trước Stan Wawrinka. Và bây giờ là chấn thương cổ tay phải biến Nadal sẽ trở thành cựu vô địch US Open.

Khi Nadal cũng là người trần mắt thịt - 2

Liệu Nadal có thể một lần nữa hồi sinh giống như bao lần gặp chấn thương khác?

Chưa bao giờ Nadal gục ngã

Người ta đã nói rất nhiều tới việc Nadal sử dụng quá nhiều sức khi thi đấu, một phần bởi lối chơi được định hình từ khi bắt đầu cầm vợt, một phần để khỏa lấp những kỹ năng còn hạn chế của “Vua đất nện”. Nhưng việc một tay vợt thi đấu chuyên nghiệp khi chưa đầy 15 tuổi và đã trải qua 13 năm thi đấu đỉnh cao, Nadal luôn phải đối mặt với nguy cơ chấn thương bất cứ lúc nào. Chưa kể đến việc chiếc xương dị tật ở mu bàn chân trái là một trong những tác nhân khiến Nadal gặp những chấn thương đầu gối nhiều hơn.

Dù vậy Nadal không bao giờ đầu hàng. Ở bất cứ mùa giải nào, ngoại trừ năm 2009, Nadal luôn tìm lại chính mình ở mùa đất nện và con số 9 chức vô địch trong vòng 10 năm qua là minh chứng rõ nét nhất. Năm 2009 tồi tệ và phải mất gần một năm mới lấy lại phong độ, nhưng Nadal lại có mùa giải 2010 thành công nhất sự nghiệp khi giành tới 3 Grand Slam và duy trì phong độ đỉnh cao sau đó, ngay cả khi xuất hiện một Novak Djokovic xuất chúng từ năm 2011.

Và hãy nhớ gần 8 tháng nghỉ thi đấu sau Wimbledon 2012, Nadal vẫn trở lại với danh hiệu vô địch ở Roland Garros và sau đó là US Open 2013, dù vẫn tiếp tục không thành công trên mặt sân cỏ Wimbledon.

Có thể sau US Open 2014, Nadal sẽ trở lại. Nhưng có lẽ khó có thể trông đợi một Rafa mạnh mẽ ngay lập tức. Vì giai đoạn cuối mùa giải, không mấy khi Nadal có được thể trạng tốt nhất, dù từng đi tới chung kết ATP World Tour Finals 2010 và 2013.

Nadal không bao giờ để những chấn thương hạ gục bản thân. Chỉ có một điều lo lắng hơn cả, liệu Nadal có chống lại thời gian, khi Rafa đã 28 tuổi?

Nadal có một nền tảng thể lực và tinh thần siêu phàm mà lịch sử quần vợt chưa có ai sánh được. Nhưng Rafa cũng là người trần mắt thịt, và thực tế đang mang trong mình sự lão hóa của một tay vợt bước chân vào chuyên nghiệp từ khi còn là một cậu bé thiếu niên.

Khi Nadal cũng là người trần mắt thịt - 3

Federer-Tay vợt vĩ đại

Khi Nadal cũng là người trần mắt thịt - 4

US Open 2014

Khi Nadal cũng là người trần mắt thịt - 5

Hiện tượng Ánh Viên

Khi Nadal cũng là người trần mắt thịt - 6

Hot-shot tennis

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phong Lan ([Tên nguồn])
ATP World Tour Masters 1000 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN