Khi Nadal có quá nhiều “kẻ thù”

Nadal từ chỗ là người duy nhất trong số các tay vợt đương đại với nhau chỉ có “người thù” chứ không “thù người” thì nay bước vào giải đấu nào cũng có thể phải “đòi nợ”.

Nhưng không phải với ai Nadal cũng vay rồi trả đủ cả. “Bản danh sách những kẻ thù bất ngờ chưa thể giải quyết” của Nadal năm nay đã có tên Michael Berrer (thua tại Doha ATP 250), rồi Dustin Brown (Wimbledon). Năm ngoái có Borna Coric (Basel ATP 500), Nick Kyrgios (Wimbledon), chính Dustin Brown (Gerry Weber ATP 250). Năm 2013 thì có Steve Darcis (Wimbledon) và Horacio Zeballos (Chile ATP 250).

Trước đây, có một tính cách làm nên thương hiệu Nadal là sự nghiêm túc và nỗ lực trong từng đường bóng (cả khi trình độ đẳng cấp chênh lệch). Nadal cũng tự hào là anh luôn cháy hết mình trong mọi hoàn cảnh. Và nó còn là nguyên nhân cho sự lo sợ rằng cách chơi ấy sẽ làm hao tổn sức lực, làm tuổi thọ đỉnh cao sự nghiệp của anh ngắn lại.

Thì nay, sự nỗ lực, ý chí và lăn xả để cứu vớt những đường bóng tấn công của đối thủ, để chờ đợi một phép màu nào đó xảy đến để những thất bại đau đớn không xảy ra lại trở thành niềm cảm hứng cho những người không thích Nadal mỉa mai, hoặc dễ chịu hơn chút là thương hại.

Thực sự là những áp lực tâm lý do Nadal đã bắt đầu sang bên kia sườn dốc phải trải qua nặng nề hơn so với Federer, bởi vốn dĩ phong cách của Federer cả khi thất bại cũng vẫn cho thấy tầm vóc của một “ông chủ”, và ít “kẻ thù dạng bất ngờ” hơn hẳn.

Xét về mức độ đánh mất sự tự tin ở những giai đoạn khủng hoảng của riêng họ thì rõ ràng Nadal (2014 – 2015) thua kém hơn so với Federer (2012 - 2013).

Việc tham dự ở Hamburg rõ ràng cho thấy Nadal muốn kiếm tìm một danh hiệu để lấy lại cảm giác chiến thắng, để có được sự tự tin nào đó trong chặng đường còn lại của mùa giải 2015, dù cho việc tham dự một giải đất nện trước thềm mùa giải sân cứng là không có lợi về mặt kỹ chiến thuật.

Chỉ còn một tuần nữa, những giải lớn trên sân cứng sẽ nối tiếp nhau diễn ra (bắt đầu từ Rogers Cup) và US Open sẽ là cơ hội cuối cùng để Nadal duy trì được thành tích mỗi năm giành ít nhất một Grand Slam cho tới năm thứ 11 liên tiếp.

Thực tế là US Open Series (một chuỗi các giải sân cứng Bắc Mỹ) đã bắt đầu từ đầu tuần này với Citi Open ở Washington D.C, nơi có Dimitrov, Nishikori và cả Murray.

Cách nay hai năm, Nadal vô địch US Open – danh hiệu Grand Slam thứ 13 của anh sau khi đã về nhất ở US Open Series.

Mới hai năm nhưng mọi sự đã thay đổi chóng vánh, đã trở nên vô cùng khác biệt, như giữa ngày với đêm. Một chút khích lệ, tự tin sẽ chưa thể nào lấp đầy những khoảng trống mênh mông về thể lực, sự chới với khi phải rời xa mặt sân sở trường.

Video Nadal hạ Fognini để đăng quang danh hiệu Hamburg Open 2015:

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN