Trận đấu nổi bật

dabrowski-va-routliffe-vs-errani-va-paolini
WTA Finals
E. Routliffe & G. Dabrowski
2
S. Errani & J. Paolini
1
jessica-vs-barbora
WTA Finals
Jessica Pegula
0
Barbora Krejcikova
2
manuel-vs-zizou
Moselle Open
Manuel Guinard
0
Zizou Bergs
2
andrey-vs-lorenzo
Moselle Open
Andrey Rublev
2
Lorenzo Sonego
0
iga-vs-coco
WTA Finals
Iga Swiatek
0
Coco Gauff
2
alex-vs-richard
Moselle Open
Alex Michelsen
2
Richard Gasquet
1
roberto-vs-benjamin
Moselle Open
Roberto Bautista Agut
0
Benjamin Bonzi
2

Khi Federer và Nadal là kẻ ngoài cuộc

Federer là Vua sân mái che, còn Nadal có động lực hơn tất cả dù anh căm ghét thứ tennis phải chơi trong nhà, nhưng Djokovic mới ứng viên số 1.

Quên Federer

Federer đã từng tham dự World Tour Finals hay khi giải đấu này còn mang tên Masters Cup tới 11 lần liên tiếp và anh từng vô địch sáu lần (lần cuối cùng là 2011).

Thành tích ấy giúp anh vượt qua Pete Sampras và Ivan Lendl (nay là HLV của Murray), mỗi người giành được năm danh hiệu, để thiết lập một kỷ lục mà có lẽ hiếm có tay vợt đương đại nào có thể đuổi kịp trong lịch sử giải đấu được khai sinh từ năm 1970.

Đặc biệt hơn, có bốn trong số sáu danh hiệu ấy Federer đoạt được khi giải đấu được tổ chức trong các sân có mái che, với hai lần đăng quang ở sân Qiqong (Thượng Hải, có thể đóng mở tùy ý), và hai lần ở sân mái che cố định O2 (London). Hai danh hiệu còn lại của Federer đến từ khi giải đấu còn tổ chức ở Houston, Texas (Mỹ) là trên sân cứng ngoài trời.

Khi Federer và Nadal là kẻ ngoài cuộc - 1

Federer từng 6 lần vô địch giải đấu này

Số danh hiệu ấy là đủ để Federer được coi là Vua sân mái che, một sự tôn vinh còn có thể được kiểm chứng qua thông số, là anh đã từng bất bại trong vòng hai năm trên mặt sân này trong năm 2010-2011, những năm mà Nadal rồi Djokovic đều giành được ba Grand Slam trong năm.

Song, Federer không phải là ứng viên số một tại London lúc này. Anh vào tới chung kết Swiss Indoor rồi bán kết Paris Masters và đều thua theo cùng một kịch bản: Không tận dụng được cơ hội trước Del Potro và Djokovic ở thời điểm họ cực kỳ sung sức.

Vua "tranh thủ"

Trạng thái sung sức vẫn chưa qua đối với Djokovic dù anh là một trong hai tay vợt (David Ferrer) tới London trong điều kiện phải vắt sức cho tới tận chiều tối Chủ nhật mới đây (theo giờ châu Âu).

Trận chung kết chỉ kéo dài hai set trước Ferrer rồi bán kết kéo dài ba set với Federer là những cuộc thử thách thực sự với tay vợt người Serbia.

Và thử thách cam go luôn làm bộc lộ sự thật: Đúng như Djokovic nói, anh đang trở lại với phong độ tốt nhất của mình.

Sự thật ấy hơi trớ trêu, bởi thời điểm Djokovic cần phải đạt phong độ tối đa là ở các giải Grand Slam, để anh không thua toàn diện trước Nadal trong các trận chung kết US Open và Roland Garros. Nhưng nó vẫn đủ để Djokovic duy trì một truyền thống, là anh thường xuất sắc nhất trong giai đoạn cuối mùa, như một sự tranh thủ lúc các đối thủ lớn mệt mỏi, để thâu tóm danh hiệu (điều anh làm từ năm 2008).

Vì thế, dù có rơi vào bảng đấu quy tụ cả Federer, Del Potro và Gasquet thì cơ hội chiến thắng ở đây của Djokovic vẫn rất lớn.

Gasquet chưa đạt tới đăng cấp của một tay vợt lớn, để đương đầu với Djokovic. Tay vợt người Pháp thời gian qua lại tham dự quá nhiều giải đấu nhằm giành vé tới London, nên thể lực bị bào mòn.

Del Potro, đối thủ nguy hiểm nhất ở bảng này của Djokovic khi xét về các cuộc đối đầu của họ trong hai năm qua dù cho Del Potro thua hai trong số tám trận, thì cũng không ở trong trạng thái sung sức nhất.

Khi Federer và Nadal là kẻ ngoài cuộc - 2

Sẽ là bất ngờ nếu Djokovic không vào đến chung kết

Có thể mật độ thi đấu ba giải liên tiếp trong ba tuần về lý thuyết không phải là trở ngại với một người mới 25 tuổi, nhưng với Del Potro, anh lại luôn gặp vấn đề khi cần phải duy trì phong độ, cảm giác và thể lực trong hai hoặc ba tuần liên tiếp.

Thế nên, sẽ là bất ngờ nếu như Djokvic không thể vào tới bán kết, thậm chí là vào tới chung kết.

Nadal chỉ vô địch nếu WTFs đấu trên đất nện?

Bởi Nadal, người đã đánh bại Djokovic trong những trận đấu quan trọng nhất của năm 2013, dù đã nỗ lực tối đa với một động lực không hề nhỏ suốt từ Bắc Kinh tới Thượng Hải và Paris, vẫn không thể thành công ở sân trong nhà, và vừa phải tạo ra một cuộc chiến khác bên lề sân đấu: Kêu gọi ATP phải chuyển địa điểm tổ chức ra khỏi London.

Thực ra, chia tay London sau năm năm tổ chức tại O2 là một điều hợp lý khi tennis là môn thể thao toàn cầu, và ATP World Tour Finals hoàn toàn là sản phẩm của Hiệp hội các tay vợt nhà nghề chứ không phải của riêng quốc gia nào (không như Grand Slam được tổ chức bởi ITF và gắn liền với bốn quốc gia đã tổ chức cả trăm năm qua).

Không chỉ Nadal, Djokovic cũng muốn phải đưa giải đấu này tới một thành phố khác cùng với lý do tương tự, dù cho còn có thể hiểu thêm rằng họ không hề muốn thi đấu ở một nơi mà tiền thưởng bị đánh thuế lên tới 45%, rồi các khoản thu nhập từ quảng cáo dù họ có nhận từ bất cứ đâu, của công ty nào thì cũng vẫn bị chính phủ Anh bắt đóng thuế.  

Nhưng, chỉ có Nadal mới muốn luân phiên tổ chức trên các mặt sân khác nhau, trong đó có cả đất nện sở trường của anh.

Khi Federer và Nadal là kẻ ngoài cuộc - 3

Nadal chưa bao giờ thành công ở giải đấu dành cho 8 tay vợt mạnh nhất

Đòi hỏi này suy cho cùng cũng là lẽ tự nhiên, giống như Federer công khai ủng hộ giải đấu quy tụ tám tay vợt xuất sắc nhất này chỉ nên tổ chức ở sân mái che.

Chỉ có điều, nếu một tay vợt xuất sắc, thậm chí là nằm trong số ít ỏi vĩ đại nhất lịch sử môn thể thao này vẫn cần phải được chơi trên mặt sân sở trường mới có thể vô địch, lại là một lẽ khác.

Hãy học Bjorn Borg. Nadal dù đã vượt qua huyền thoại người Thụy Điển về số danh hiệu trên sân đất nện, tại Roland Garros, mà còn cả ở tổng số Grand Slam, và có Grand Slam Career (vô địch bốn giải khác nhau). Nhưng Borg đã từng vô địch giải đấu quy tụ các tay vợt xuất sắc nhất trong năm tới hai lần (1979-80). Điều ấn tượng nữa là ông đăng quang ở Madison Square Garden - một trong những nhà thi đấu nổi tiếng nhất thế giới - nằm giữa trung tâm New York City, có mái che nhờ vị trí thiết kế đặc biệt, là trên một ga tàu hỏa và dưới các cao ốc văn phòng.  

Borg cũng chính là một trong những người điển hình thuộc về chân lý, là đã xuất sắc trong kỷ nguyên của mình, thì đều vô địch World Tour Finals ít nhất một lần. Sampras, Agassi, Edberg, Hewitt, Lendl, McEnroe, Connors... đều đã từng đăng quang ở giải đấu này.

Nadal có lẽ không mong muốn trở thành ngoại lệ, nên anh đã từng nỗ lực tối đa ở giải đấu này năm 2010, vào chung kết rồi chỉ chịu thua người xuất sắc hơn Federer.

Nhưng cũng chỉ lần duy nhất đó. Còn lần này, Nadal lọt vào tới chung kết Bắc Kinh ATP 500, bán kết Thượng Hải và Paris Masters chủ yếu nhờ anh vận hành lối đánh tấn công tốt hơn, chứ không phải nhờ lấy điểm rơi phong độ và thể lực cho giai đoạn cuối mùa.

Nadal nỗ lực ở cuối năm 2010 nên đã phải trả giá bằng chấn thương ở Australian Open 2011. Đó là điều Nadal không muốn tái lập, khi việc kéo dài tuổi nghề và chinh phục cột mốc 14 Grand Slam của Sampras, rồi thậm chí 17 Grand Slam của Federer mới là cái đích ở phía trước.

Sau Paris Master, Nadal nói với báo chí Tây Ban Nha rằng, vấn đề lớn nhất với anh khi thi đấu trên mặt sân trong nhà là khi phải "phanh" và kiểm soát tốc độ trong những bước di chuyển - hai trong số các nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương.  

Với cảm giác cùng với sự chuẩn bị ấy, có lẽ Nadal chỉ đủ khả năng thắng hai trận ở một bảng đấu mà anh đã từng thắng cả đối thủ là Ferrer, Wawrinka và Berdych tới 46 trận và chỉ thua tám trận, trong đó Wawrinka chưa từng thắng nổi một set chứ chưa nói tới một trận.

Và nếu có hai trận thắng như thế, Nadal sẽ giành đủ số điểm để lấy ngôi vị số 1 trong năm - điều anh đã từng làm được hai lần.

Và World Tour Finals năm nay sẽ là giải đấu không có nhiều kẻ thất bại!

Nadal đã từng giành chức vô địch quan trọng tại một giải trong nhà, khi anh lên ngôi ở Madrid Masters 2005 - lúc giải đấu này vẫn còn thi đấu trên mặt sân cứng có mái che. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
ATP World Tour Finals 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN