Trận đấu nổi bật

taylor-vs-jenson
Australian Open
Taylor Fritz
3
Jenson Brooksby
0
francisco-vs-alexander
Australian Open
Francisco Cerundolo
3
Alexander Bublik
0
elena-vs-emerson
Australian Open
Elena Rybakina
2
Emerson Jones
0
kasidit-vs-daniil
Australian Open
Kasidit Samrej
2
Daniil Medvedev
3
facundo-diaz-vs-zizou
Australian Open
Facundo Diaz Acosta
3
Zizou Bergs
2
hubert-vs-tallon
Australian Open
Hubert Hurkacz
3
Tallon Griekspoor
0
matteo-vs-lorenzo
Australian Open
Matteo Arnaldi
1
Lorenzo Musetti
3
lorenzo-vs-stan
Australian Open
Lorenzo Sonego
3
Stan Wawrinka
1
camila-vs-maria
Australian Open
Camila Osorio
1
Maria Sakkari
1
botic-vs-alex
Australian Open
Botic Van De Zandschulp
0
Alex De Minaur
3
andrey-vs-joao
Australian Open
Andrey Rublev
0
Joao Fonseca
2

Khát vọng trở lại của “nữ hoàng điền kinh” sau sinh con

Sự kiện: SEA Games 32

Để có thể thi đấu tại SEA Games 30, nữ hoàng điền kinh Nguyễn Thị Huyền đã phải cai sữa và gửi con nhỏ ở quê nhà khi bé mới được 6 tháng tuổi.

Nguyễn Thị Huyền trong một buổi tập luyện chuẩn bị cho SEA Games. Ảnh: Minh Anh

Nguyễn Thị Huyền trong một buổi tập luyện chuẩn bị cho SEA Games. Ảnh: Minh Anh

Chị một mình lên Hà Nội tập luyện. Nhưng nỗi nhớ con lại là động lực thôi thúc chị giữ vững ý chí và niềm tin hướng tới mục tiêu đoạt HCV ở 3 kỳ SEA Games liên tiếp.

Chu kỳ vàng của cô gái vàng

Trong làng điền kinh Việt Nam, Nguyễn Thị Huyền là một cái tên đặc biệt, bởi chu kỳ thành công của cô giống như một hình sin, cứ sau một nhịp lên lại là một nhịp xuống. Ngoài ra, cô cũng là VĐV trọng điểm hiếm hoi chưa từng tập huấn ở nước ngoài nhưng luôn đạt thành tích xuất sắc ở các kỳ SEA Games.

“Tôi cũng đã hứa với thày, với bố mẹ và chồng là sẽ giành HCV ở kỳ SEA Games sắp diễn ra và coi đó là món quà tôi dành tặng mọi người. Tôi sẽ không làm cho mọi người phải thất vọng. VĐV điền kinh Nguyễn Thị Huyền”

Chân chạy người Nam Định nổi lên từ SEA Games 28 (2015) khi giành hat-trick HCV và hai chuẩn Olympic nội dung 400m và 400m rào. Năm đó, Huyền mới 22 tuổi. Từ một cô gái vô danh, nhà vô địch SEA Games trở thành ngôi sao với tiền bạc, danh vọng. Nhưng chính những thứ này khiến chị xao nhãng việc tập luyện, đến độ ông thày ruột Vũ Ngọc Lợi từng viết đơn xin trả lại Huyền cho ngành Thể thao. Hệ quả tất yếu, Huyền thi đấu dưới sức ở giải châu Á rồi Olympic 2016.

Nhưng đúng lúc ai cũng nghĩ sự nghiệp của VĐV sinh năm 1993 đã xuống dốc thì cô lại trở lại đầy ấn tượng với 3 tấm HCV SEA Games 29 (2017) và tấm HCV 400m rào nữ ở giải châu Á. Giới chuyên môn, người hâm mộ kỳ vọng cô sẽ tỏa sáng tại ASIAD 2018. Trớ trêu thay, chị lập gia đình, mang bầu và đành lỡ hẹn với sân chơi đỉnh cao của châu lục.

Thông thường, các VĐV đỉnh cao sau khi lấy chồng, làm mẹ xong hiếm người có thể trở lại tập luyện và thi đấu. Tuy nhiên, Huyền cho biết chị cảm thấy nhớ đường chạy tới mức không chịu nổi. “Ngay từ khi nghỉ sinh con, tôi đã tính tới việc sẽ tập luyện trở lại bởi rất nhớ cảm giác được chạy. Ngoài ra, tôi cũng muốn trả món nợ cho những người thân yêu từng kỳ vọng vào tôi trước đây, đặc biệt là thầy Vũ Ngọc Lợi. Tôi đặt ra lộ trình cụ thể, phấn đấu từng bước một và tự hứa phải nỗ lực thật nhiều”, chị chia sẻ.

Nếu chiếu theo chu kỳ thành công của Huyền, SEA Games 30 là thời điểm mà chị sẽ tỏa sáng sau khoảng trầm 2018. Chị tâm sự bản thân rất tự tin, dù biết nhiều quốc gia dùng cầu thủ nhập tịch. Sự tự tin này có cơ sở bởi ở Giải Điền kinh vô địch quốc gia 2019 diễn ra hồi tháng 9, chị thi đấu rất tốt, giành cú đúp HCV ở hai nội dung sở trường 400m và 400m rào.

Nhờ thành tích trên mà chân chạy quê Nam Định được đặc cách gọi vào đội tuyển quốc gia dự SEA Games 30, dù không nằm trong danh sách trọng điểm đầu tư của ngành Thể thao năm 2019. Từ thời điểm đó tới nay, Huyền tiếp tục tập luyện miệt mài và theo như HLV Vũ Ngọc Lợi thì cô học trò nhỏ đã cơ bản lấy lại phong độ như giai đoạn đỉnh cao. Sự góp mặt của chị cũng giúp tuyển điền kinh có thêm nhiều phương án chiến thuật ở các cự ly trung bình.

Động lực từ gia đình và người thày

Nguyễn Thị Huyền bên chồng và con gái

Nguyễn Thị Huyền bên chồng và con gái

Những ngày chuẩn bị cho SEA Games 30, Nguyễn Thị Huyền phải tăng khối lượng tập luyện. Rất may là chị cũng đã quen với việc tập nặng nên dễ dàng thích nghi chứ không như lúc vừa trở lại. “Là phụ nữ, ai sinh con xong cũng đều hiểu thể lực sa sút rất nhiều, các bó cơ lỏng, sức bền, sức mạnh và tốc độ cũng không còn. Bản thân tôi sinh mổ nên thời gian hồi phục lâu hơn. Tôi nhớ những ngày mới tập sau sinh, cảm giác như cả quả núi đè lên người, rất nặng nề. Có lúc mệt quá tôi nằm bò ở sân. Nhưng rồi mọi thứ cũng dần khá lên”, Huyền chia nhớ lại.

Cô gái 26 tuổi cũng cho hay, để có thể quay lại đường chạy, chị cai sữa con từ khi 6 tháng. Thời gian đầu chị tập một mình ở Đại học TDTT Từ Sơn (Bắc Ninh), sáng từ nhà đi, tối lại về với con. Sau khi chuyển lên Hà Nội tập cùng đội tuyển, Huyền gửi hẳn con cho ông bà nội chăm sóc, thỉnh thoảng mới về thăm con. “Với tôi, việc tập luyện có cực đến mấy cũng không bằng nỗi nhớ con. Con tôi còn nhỏ quá, nhiều đêm nằm thương con mà nước mắt cứ trào ra. Nhưng nỗi nhớ đó đã trở thành động lực thôi thúc tôi tiếp tục cố gắng. Tôi muốn con gái sau này sẽ tự hào khi nói về mẹ mình”, Huyền nghẹn ngào nói.

Nói tiếp về hành trình của mình, nhà vô địch SEA Games chia sẻ, chị cũng rất may mắn khi bố mẹ chồng và chồng luôn ủng hộ. “Thực lòng cho đến bây giờ tôi vẫn không dám tin bố mẹ đồng ý để tôi đi tập khi con chưa đầy 1 tuổi. Nếu ở một gia đình khác, tôi có lẽ sẽ phải chôn vùi khát khao trở lại đường chạy. Còn chồng tôi thì hết lòng động viên để tôi yên tâm. Khoảng thời gian này, anh vừa phải đóng vai bố, vừa phải đóng vai mẹ nhưng chưa khi nào kêu ca một lời. Có hậu phương như vậy, tôi toàn tâm toàn ý vào việc rèn luyện”.

Ngoài động lực từ gia đình, HLV Vũ Ngọc Lợi cũng đem đến cho bà mẹ một con nguồn sức mạnh giúp cô vượt qua khó khăn. “Thày thương tôi lắm, lúc tôi mới tập ở Từ Sơn, thày không hướng dẫn trực tiếp được nhưng gửi giáo án cho tôi. Khi tập ở đội tuyển, dưới sự chỉ đạo của thày, tôi cũng thường nhận được những lời động viên. Có lần tôi chạy tốt, thày thưởng một hộp sữa để bồi bổ. Tuy giá trị của nó không lớn nhưng tôi coi đó là món quà vô giá. Nếu không có thày, tôi chưa chắc đã có sự hồi sinh như hôm nay để chuẩn bị lên đường tham dự SEA Games”, Huyền tâm sự.

Trò hề rúng động SEA Games: Đấu Pencak Silat dùng Muay triệt hạ đối thủ

Một tình huống gây nhức nhối SEA Games, võ sĩ dùng chiêu lạ để hạ đối thủ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Hà ([Tên nguồn])
SEA Games 32 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN