Trận đấu nổi bật

jelena-vs-magdalena
Adelaide International
Jelena Ostapenko
2
Magdalena Frech
1
sara-vs-alina
Australian Open
Sara Errani
2
Alina Korneeva
1
david-vs-rinky
Adelaide International
David Goffin
0
Rinky Hijikata
2
pablo-vs-jakub
ASB Classic
Pablo Carreno Busta
1
Jakub Mensik
2
anna-vs-belinda
Adelaide International
Anna Kalinskaya
0
Belinda Bencic
1
danielle-vs-ons
Adelaide International
Danielle Collins
0
Ons Jabeur
2

Kết thúc hành trình nhiều niềm vui nhưng không ít nỗi buồn

Sự kiện: SEA Games 32

Hôm nay (30/8), Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 29 (SEA Games 29) chỉ còn duy nhất một nội dung thi đấu (cử tạ 85kg của nam).

Đột phá điền kinh, nốt trầm bắn súng

SEA Games 29 là kỳ đại hội thành công rực rỡ với điền kinh Việt Nam. Dù chỉ đặt chỉ tiêu giành 12 HCV nhưng điền kinh đã mang về cho đoàn TTVN tới 17 tấm HCV, 11 HCB, 7 HCĐ, đồng thời phá vỡ sự thống trị của Thái Lan (9 HCV) ở bộ môn này. Không chỉ gây ấn tượng về số lượng HCV, “chất” của điền kinh Việt Nam cũng được thay đổi đáng kể. Lần đầu tiên sau 22 năm, Việt Nam mới có HCV ở nội dung 100m rào nhờ công của Trần Thị Yến Hoa. Ở các cự ly ngắn 100m, 200m, sau khi Vũ Thị Hương giải nghệ, chưa có VĐV nào đủ tầm thay thế. Tuy nhiên, tại SEA Games 29, Lê Tú Chinh dù mới 20 tuổi đã thi đấu đầy bản lĩnh để gặt vàng ở cả hai nội dung.

Kết thúc hành trình nhiều niềm vui nhưng không ít nỗi buồn - 1

Điền kinh Việt Nam hoàn thành xuất sắc SEA Games 29 với 17 HCV

Đặc biệt, 17 HCV của điền kinh Việt Nam trải đều ở các nội dung từ ngắn, trung bình, dài đến nhảy cao, nhảy xa, vượt rào. Theo đánh giá của Trưởng bộ môn Điền kinh Dương Đức Thủy, thành quả này là nhờ chúng ta đang có lực lượng VĐV tài năng hùng hậu. Trong khi đó, cựu “nữ hoàng tốc độ” Vũ Thị Hương tin tưởng, nếu được đầu tư bài bản, lứa VĐV dự SEA Games 2019 chắc còn thống trị Đông Nam Á, thậm chí nhiều cái tên sẽ vươn tầm châu Á.

Không quá kém cạnh, bơi lội cũng gây ấn tượng mạnh mẽ khi trở thành “mỏ vàng” thứ hai của đoàn TTVN với 10 HCV. Ngoài sự xuất sắc của Ánh Viên (8 HCV), bơi Việt Nam còn trình làng hai cái tên trẻ đầy triển vọng là Nguyễn Huy Hoàng (HCV, phá sâu kỷ lục SEA Games 1.500m) và Nguyễn Hữu Kim Sơn (HCV, phá kỷ lục 400m hỗn hợp).

Tuy nhiên, bên cạnh điểm sáng từ hai môn cơ bản nhất trong hệ thống Olympic, vẫn còn đó những nốt trầm. Thất vọng nhất phải kể đến bắn súng. Dù bị cắt các nội dung đồng đội nhưng ít ai nghi ngờ khả năng bắn súng Việt Nam với lá cờ đầu Hoàng Xuân Vinh lại không thể hoàn thành chỉ tiêu 4 HCV. Trong đó, bản thân nhà vô địch Olympic lại thất bại thảm hại ở nội dung 50m súng ngắn ngay trong ngày ra quân, tạo tâm lý đè nặng lên toàn đội. Hệ quả, bắn súng chỉ giành duy nhất 1 HCV (25m súng ngắn của Hà Minh Thành). HLV trưởng Nguyễn Thị Nhung thừa nhận, bắn súng đã thi đấu dưới sức và thất bại lần này là cần thiết để Xuân Vinh cùng đồng đội phải nỗ lực hơn trong tương lai.

Chẳng riêng bắn súng, một loạt bộ môn khác cũng không đạt chỉ tiêu đề ra trước ngày lên đường như: Taekwondo, Bắn cung, Bóng bàn, Quyền anh, Muay...

Các môn tập thể xuống dốc

Sự đối nghịch của đoàn TTVN tại SEA Games 29 còn thể hiện trong thành tích giữa các nội dung cá nhân và nội dung tập thể. Tính ra, trong tổng số 58 HCV (tính đến hết ngày 29/8), chỉ có 6 tấm HCV của đoàn Việt Nam mang dấu ấn tập thể gồm: Bóng đá nữ, chạy 4x100m nữ, chạy 4x400m nữ, Kata đồng đội nữ, Kumute đồng đội nam và đồng đội nam TDDC. Số HCV còn lại đều thuộc về các cá nhân, tiêu biểu như: Ánh Viên (bơi, 8 HCV), Nguyễn Thị Huyền (điền kinh, 3 HCV), Trần Thị Yến Hoa, Lê Tú Chinh (điền kinh), Dương Thúy Vi (wushu), Lê Thanh Tùng (TDDC), mỗi người 2 HCV...

Ngay cả điền kinh, bộ môn chiếm gần 1/3 số HCV của đoàn TTVN cũng chỉ có 2 tấm HCV tập thể. Còn bơi lội, thậm chí không có HCV tiếp sức nào. Toàn bộ các nội dung đồng đội đều thuộc về Singapore. Theo chuyên gia Nguyễn Hồng Minh, thực trạng này không khó giải thích bởi sự thiếu đồng đều về mặt trình độ, đặc biệt ở tầm trình độ cao giữa các VĐV dự giải. Tuy nhiên, cũng phải kể đến định hướng của những nhà quản lý. Như trường hợp Ánh Viên, kình ngư người Cần Thơ tham gia tới 14 nội dung nhưng đều là nội dung cá nhân.

Thất bại đau đớn nhất chắc chắn thuộc về bóng đá nam khi đội U22 Việt Nam không thể vượt qua vòng bảng. Hay như đội tuyển bóng chuyền nữ lần đầu tiên tuột HCB sau 16 năm liên tiếp chỉ đứng sau người Thái ở đấu trường SEA Games. Tuyển futsal nữ không thành công trong nỗ lực soán ngôi Thái Lan còn tuyển futsal nam chỉ về thứ ba.

Nếu như cái kết của futsal không quá bất ngờ bởi trình độ chưa thể sánh với Thái Lan thì việc U22 Việt Nam bị loại sớm thật khó nuốt trôi với người hâm mộ. Đội tuyển U22 Việt Nam sở hữu dàn cầu thủ được đánh giá chất lượng nhất trong nhiều năm trở lại đây, lại có sự chuẩn bị kỹ càng tới gần 2 tháng, tập huấn cả trong lẫn ngoài nước. Việc U22 Việt Nam thua đau có tác động từ nhiều nguyên nhân nhưng theo chuyên gia Vũ Mạnh Hải, thày trò HLV Hữu Thắng thiếu định hướng chiến lược cho chặng đường dài.

Việc tuyển bóng chuyền nữ bị đổi màu huy chương cũng là một cú sốc lớn. Tuy nhiên, theo cựu HLV trưởng bóng chuyền nữ quốc gia Lương Khương Thượng, thất bại này đã được dự báo trước khi bóng chuyền Việt Nam lực lượng kế cận yếu, phải trông vào các cựu binh lớn tuổi. Hơn nữa, quá trình chuẩn bị cũng đứt quãng do sự xáo trộn vị trí thuyền trưởng.

Trực tiếp Lễ Bế mạc SEA Games 29: Malaysia dâng 145 HCV mừng Quốc khánh

(20h30, 30/8) Sau lễ bế mạc, Malaysia sẽ đón Quốc khánh với niềm vui trọn vẹn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hữu Hiệp ([Tên nguồn])
SEA Games 32 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN