Trận đấu nổi bật

laura-vs-qinwen
Australian Open
Laura Siegemund
2
Qinwen Zheng
0
aryna-vs-jessica
Australian Open
Aryna Sabalenka
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
yoshihito-vs-carlos
Australian Open
Yoshihito Nishioka
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
3
Jaime Faria
1
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
0
Tommy Paul
0
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
0
Felix Auger-Aliassime
1
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
1
Jakub Mensik
3
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
0
Alexander Zverev
1
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
-
Talia Gibson
-

Karatedo Việt Nam hạ "tượng đài" Lê Công

Không chỉ môn Karatedo mà cả làng thể thao Việt Nam đều bất ngờ khi “tượng đài” Lê Công bị cho thôi chức HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia (ĐTQG) sau 13 năm gắn bó liên tục với bộ sưu tập thành tích đồ sộ.

Vì sao "trảm tướng"?  

Bản thân ông Công cùng toàn thể ĐTQG Karatedo đều thực sự choáng váng trước quyết định của ngành Thể thao mới đây. Một phần vì nó được đưa ra một cách bất ngờ, nhất là trước Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD) đúng 6 tháng. Quan trọng hơn, không ai nghĩ đến tình huống ông thày kỳ cựu này phải nhường chỗ cho chuyên gia người Iran.  

Suốt 13 năm nay, vị trí “thuyền trưởng” của ông Công vững như bàn thạch. Dưới sự dẫn dắt toàn diện, trực tiếp của ông, Karatedo Việt Nam đã giành hàng loạt chiến tích quốc tế. Đặc biệt, ở đấu trường ASIAD, đây là môn duy nhất giành HCV cho thể thao Việt Nam ở cả 3 kỳ gần đây (tổng số 4 chiếc). Ngoài năng lực chuyên môn, kinh nghiệm dày dạn, ông Công được đánh giá cao ở khả năng “truyền lửa” hiếm có tới các học trò và cả sự “mát tay” tại các đấu trường quốc tế gian khó. 

Ngay sau SEA Games 27, như thường lệ, ông Công vẫn là người chủ động xây dựng kế hoạch chuẩn bị ASIAD 2014 của Đội tuyển Karatedo. Và thực tế, từ đầu năm nay ông tiếp tục lên Trung tâm Huấn luyện Quốc gia để bước vào cuộc chinh phục đỉnh cao châu lục với mục tiêu giành HCV. Có nghĩa là, chính ông, các trợ lý và tuyển thủ Karatedo không mảy may nghĩ, chứ chưa nói đến việc chuẩn bị cho sự thay đổi “đầu tàu”. Ông Công khẳng định mình luôn sẵn sàng và đủ sức hoàn thành mọi nhiệm vụ, trong khi các học trò đã quá quen thuộc và tin tưởng tuyệt đối vào người thày mà theo họ khó ai có thể sánh được, ít nhất ở thời điểm này. 

Tuy nhiên, rốt cuộc HLV Lê Công đã mất ghế vào tay chuyên gia Iran và lùi lại phía sau dẫn dắt ĐTQG trẻ. Những người có trách nhiệm của ngành Thể thao, trực tiếp là bộ môn Karatedo cho hay, chuyện thay “tướng”, đặc biệt với một người thâm niên, công lao và tâm huyết như HLV Lê Công là rất khó khăn song đến lúc phải làm. Họ cho rằng đã cân nhắc kỹ lưỡng về mọi mặt mới đưa ra quyết định, tất cả vì sự phát triển, đòi hỏi của Đội tuyển Karatedo thay vì có vấn đề khúc mắc gì đó phía sau hậu trường. Như lý giải, việc cho HLV Lê Công thôi chức cũng là để cho ông nghỉ ngơi khi đã bước sang tuổi 62, đồng thời tạo sự đổi mới cho ĐTQG với một chuyên gia ngoại trẻ tuổi vốn là VĐV đẳng cấp. 

Dù các nhà quản lý cố gắng “né” song ai cũng hiểu, ông Công phải ra đi vì sau 13 năm, bên cạnh công lao, ông đã tạo ra một lối mòn, một sức ỳ nơi ĐTQG, hay nói cách khác là ông “hết bài”. Thực ra, ý định thay ông Công đã từng được tính đến cách đây một vài năm nhưng chưa thể thực hiện do vị thế, ảnh hưởng quá lớn của ông và quan trọng nhất là Đội tuyển Việt Nam vẫn có thành tích tốt. 

Theo một số người am hiểu nội tình, phải đến SEA Games 27 vừa qua khi cả lực lượng lẫn thành tích của Karatedo Việt Nam bộc lộ rõ nhất sự sa sút gắn với một cách thức tuyển chọn, đào tạo, tập huấn cũ kỹ, bộ môn mới có “cớ”, cũng như buộc phải thay HLV trưởng.

Karatedo Việt Nam hạ "tượng đài" Lê Công - 1

HLV Lê Công đang hướng dẫn các võ sỹ Karatedo tập luyện

Băn khoăn ở tính thời điểm 

Nhìn nhận một cách thấu đáo, có thể thấy quyết định của ngành Thể thao không… khó hiểu. Rõ ràng, HLV Lê Công đã không còn phải là sự lựa chọn phù hợp nhất cho ĐTQG Karatedo ở thời điểm này, nhất là khi có phương án sử dụng chuyên gia ngoại hứa hẹn sẽ đem lại cách làm mới. Việc duy trì một HLV ĐTQG tới 13 năm liên tục thì bên cạnh ưu điểm kinh nghiệm, thạo việc, hiểu biết sâu sát sẽ là tình trạng trì trệ, thiếu đột phá, “đồng phục hóa” cả đội, thậm chí nhiều lứa tuyển thủ. 

Dù HLV đến từ cường quốc Karatedo hàng đầu thế giới - Iran được kỳ vọng sẽ mang đến một sức sống mới cho ĐTQG. Chỉ có điều, cách thức mà ngành Thể thao “trảm” ông Công có phần đột ngột nhất là chưa chuẩn bị và đả thông tư tưởng tâm lý cho HLV Lê Công và cả ĐTQG. 

Bên cạnh đó, thời điểm thay “tướng” cũng đáng phải bàn, bởi  với một ông thày mới tinh, chưa nắm bắt được gì về thực trạng Karatedo Việt Nam phải gánh vác ngay một nhiệm vụ nặng nề với quỹ thời gian ngắn ngủi là một thách thức không nhỏ. 

Bên cạnh đó, với đặc thù một nền thể thao chưa chuyên nghiệp như Việt Nam, các tuyển thủ Karatedo hiện tại vẫn chưa hết bàng hoàng khi thày cũ nghỉ đã phải “hấp thụ” ông thày mới thông qua phiên dịch trong thời gian ban đầu làm quen nhau. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kim Tuyến (giaothongvantai.com.vn)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN