"Hung thần" bóng chuyền nữ VN là đàn ông & các vụ “giả gái” nhức nhối lịch sử

(Tin thể thao, tin bóng chuyền) Việc Aprilia Manganang ở đội tuyển bóng chuyền nữ Indonesia, trong đội hình đã thắng nữ Việt Nam ở bán kết SEA Games 2017, bị lật tẩy giới tính là nam đã làm rúng động làng bóng chuyền Đông Nam Á. Thế giới thể thao từng chứng kiến rất nhiều trường hợp VĐV nam giả nữ và bị phạt cực nặng.

Vào ngày 9/3 vừa qua, người hâm mộ bóng chuyền nữ Đông Nam Á đã biết được giới tính thực sự của Aprilia Manganang (Indonesia), đây là một trong những chủ công xuất sắc nhất tại SEA Games kể từ năm 2015. 

Manganang phát hiện mình là đàn ông từ tháng 3/2021

Manganang phát hiện mình là đàn ông từ tháng 3/2021

Trong quá khứ, tất cả những trường hợp "trai hóa gái" để thi đấu đều phải nhận những án phạt rất nặng, tuy nhiên trường hợp của Manganang có thể là một ngoại lệ. Bởi theo Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Indonesia, ông Zainudin Amali thì đây là một trường hợp mà tất cả đều không mong muốn. 

"Bản thân Aprilia cũng không nhận ra rằng mình là đàn ông. Tất cả các cuộc kiểm tra y tế trước đây cho thấy cô ấy là nữ. Vì vậy, tôi không nghĩ đó là lỗi của cô (anh) ấy. Chỉ có cuộc kiểm tra vào tháng 2/2021 (bởi một nhóm bác sĩ tại RSAD, Jakarta) mới xác định được giới tính thực sự của Manganang", ông Amali nói với tờ Jawapos. 

Quả thực, Manganang chỉ là một "nạn nhân" cô bị "mắc kẹt" trong cơ thể của chính mình. Có thể Manganang đã ý thức được mình là một người đàn ông, tuy nhiên ngay từ thuở lọt lòng đã được nuôi dưỡng để trở thành một người phụ nữ. 

Caster Semenya có cơ thể như đàn ông vẫn còn nhiều tranh cãi về giới tính thật của VĐV này

Caster Semenya có cơ thể như đàn ông vẫn còn nhiều tranh cãi về giới tính thật của VĐV này

Trường hợp của Manganang làm thế giới thể thao liên tưởng tới Caster Semenya (Nam Phi), VĐV có cơ thể hệt đàn ông, có hoóc môn nam (testosterone) rất cao nhưng nó chưa đạt tới ngưỡng của phái mạnh. Đây là lý do Semenya vẫn được tham dự và giành thành tích cao ở các giải đấu dành cho nữ, tuy nhiên hiện tại cô đã bị cấm thi đấu vì sở hữu hoóc môn nam quá cao. 

Hãy cùng xem lại những trường hợp "trai giả gái" gây rúng động lịch sử thể thao thế giới:

Dora Ratjen, nam VĐV người Đức đã hóa trang thành nữ để tham dự giải Olympic năm 1936 và sau đó giành HCV điền kinh thế giới 1937, mọi chuyện chỉ được phanh phui khi VĐV quá cố này bị đối thủ tố cáo và những cuộc kiểm tra, xét nghiệm sau đó cho thấy Dora là đàn ông đích thực. Thành tích của Ratjen sau đó bị hủy sạch

Dora Ratjen, nam VĐV người Đức đã hóa trang thành nữ để tham dự giải Olympic năm 1936 và sau đó giành HCV điền kinh thế giới 1937, mọi chuyện chỉ được phanh phui khi VĐV quá cố này bị đối thủ tố cáo và những cuộc kiểm tra, xét nghiệm sau đó cho thấy Dora là đàn ông đích thực. Thành tích của Ratjen sau đó bị hủy sạch

Stella Walsh (phải) đã tố cáo đối thủ Helen Stephens (trái) vào năm 1936 sau khi nói chuyện và biết đối thủ là đàn ông, tuy nhiên sau khi ủy ban Olympic vào cuộc kiểm tra thì thấy Stephens có bộ phận sinh dục của nữ. Nhưng 40 năm sau khi Helen Stephens bị bắn chết tại Ohio (Mỹ), cuộc khám nghiệm tử thi cho thấy cựu VĐV có bộ phận sinh dục "lưỡng tính"

Stella Walsh (phải) đã tố cáo đối thủ Helen Stephens (trái) vào năm 1936 sau khi nói chuyện và biết đối thủ là đàn ông, tuy nhiên sau khi ủy ban Olympic vào cuộc kiểm tra thì thấy Stephens có bộ phận sinh dục của nữ. Nhưng 40 năm sau khi Helen Stephens bị bắn chết tại Ohio (Mỹ), cuộc khám nghiệm tử thi cho thấy cựu VĐV có bộ phận sinh dục "lưỡng tính"

Ewa Klobukowska của Ba Lan tham dự Thế vận hội Tokyo vào năm 1964, giành HCV và phá kỷ lục 100m nữ. Sau khi nghi ngờ Ewa là đàn ông, ban tổ chức cho tiến hành kiểm tra nhiễm sắc thể, họ tuyên bố bà là đàn ông và tước HCV thế vận hội, cấm thi đấu ở các giải nữ. Ewa gọi nó là kết quả "dơ bẩn, xuẩn ngốc". Bà có một con trai vào năm 1968. Ba mươi năm sau, IOC đã trả lại tấm huy chương vốn thuộc về bà

Ewa Klobukowska của Ba Lan tham dự Thế vận hội Tokyo vào năm 1964, giành HCV và phá kỷ lục 100m nữ. Sau khi nghi ngờ Ewa là đàn ông, ban tổ chức cho tiến hành kiểm tra nhiễm sắc thể, họ tuyên bố bà là đàn ông và tước HCV thế vận hội, cấm thi đấu ở các giải nữ. Ewa gọi nó là kết quả "dơ bẩn, xuẩn ngốc". Bà có một con trai vào năm 1968. Ba mươi năm sau, IOC đã trả lại tấm huy chương vốn thuộc về bà

Sau một cuộc kiểm tra nhiễm sắc thể, VĐV Tây Ban Nha - Martínez Patino cũng bị cho là nam giới và bà đã bị đuổi khỏi đội tuyển Tây Ban Nha tham dự Olympic 1986. "Tôi đã mất bạn bè và vị hôn thê của tôi, tôi là một người phụ nữ, vì có đủ cơ quan cần có. Tôi chưa bao giờ lừa dối", Martinez từng nói

Sau một cuộc kiểm tra nhiễm sắc thể, VĐV Tây Ban Nha - Martínez Patino cũng bị cho là nam giới và bà đã bị đuổi khỏi đội tuyển Tây Ban Nha tham dự Olympic 1986. "Tôi đã mất bạn bè và vị hôn thê của tôi, tôi là một người phụ nữ, vì có đủ cơ quan cần có. Tôi chưa bao giờ lừa dối", Martinez từng nói

Cũng giống như Martínez Patino, mặc dù sống như một người con gái từ bé nhưng Santhi Soundarajan (Ấn Độ) đã bị nghi ngờ là nam giới, cô bị tước tấm HCB giành được trong môn điền kinh tại Á vận hội 2006 vì ban tổ chức tuyên bố là đàn ông

Cũng giống như Martínez Patino, mặc dù sống như một người con gái từ bé nhưng Santhi Soundarajan (Ấn Độ) đã bị nghi ngờ là nam giới, cô bị tước tấm HCB giành được trong môn điền kinh tại Á vận hội 2006 vì ban tổ chức tuyên bố là đàn ông

Nguồn: [Link nguồn]

VĐV “trai giả gái” khiến bóng chuyền nữ Việt Nam khốn khổ: Có cách giữ lại huy chương SEA Games?

(Tin thể thao, tin bóng chuyền) Aprilia Manganang xuất hiện giúp bóng chuyền Indonesia mạnh lên trông thấy, nhưng VĐV này cũng "khổ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Q.H (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Scandal góc tối thể thao Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN