Trận đấu nổi bật

laura-vs-qinwen
Australian Open
Laura Siegemund
2
Qinwen Zheng
0
aryna-vs-jessica
Australian Open
Aryna Sabalenka
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
yoshihito-vs-carlos
Australian Open
Yoshihito Nishioka
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
1
Jaime Faria
1
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
-
Tommy Paul
-
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
-
Felix Auger-Aliassime
-
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
-
Jakub Mensik
-
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
-
Alexander Zverev
-
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
-
Talia Gibson
-

“Hội nghị Diên Hồng” của thể thao Việt Nam: Làn gió đổi thay

Hội nghị Định hướng phát triển Thể thao thành tích cao đến năm 2030 được ví von là “Hội nghị Diên Hồng” của thể thao Việt Nam. Tại đây, các quan chức, lãnh đạo cùng các chuyên gia liên quan đã lên tiếng thẳng thắn chỉ ra các vấn đề tồn đọng, đồng thời đưa ra các giải pháp cụ thể để đưa thể thao Việt Nam lên tầm cao mới trong vòng 7 năm tới.

Dám nhìn vào thực tế

Dù đã trôi qua gần 1 tuần, nhưng “Hội nghị Diên Hồng” của thể thao Việt Nam vẫn để lại dư âm lớn trong lòng người hâm mộ cũng như giới chuyên gia. Lần đầu tiên, một chương trình mang tính chiến lược phát triển thể thao thành tích cao được tổ chức như diễn đàn mở, nơi bất cứ ai cũng có thể lên tiếng nêu ý kiến hoặc đưa ra các ý tưởng. Tất cả cùng chí hướng, mong mỏi thể thao Việt Nam sánh ngang các cường quốc trong khu vực Đông Nam Á, hướng ra châu lục và thế giới.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại hội nghị.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại hội nghị.

Từ lâu, thể thao Việt Nam luôn nằm trong tốp đầu SEA Games. Chúng ta thậm chí giành ngôi nhất toàn đoàn 2 kỳ đại hội liên tiếp, SEA Games 31 và 32 đầy thuyết phục. Thế nhưng, các vận động Việt Nam bước ra sân chơi ASIAD hay Olympic lại thất thế rõ rệt, đặc biệt ở các môn mang đúng tiêu chí Olympic cần sự “nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn”.

Mới nhất, đoàn thể thao Việt Nam chỉ giành được 3 HCV ở ASIAD 19, đứng thứ 21 toàn đoàn. Chúng ta kém xa Thái Lan, quốc gia giành 12 HCV và đường hoàng đứng thạng 8. Nhưng ngoài Thái Lan, đoàn Việt Nam còn đứng dưới Indonesia, Malaysia, Philippines và thậm chí cả Singapore.

Tương tự như vậy, đoàn thể thao Việt Nam không giành được huy chương nào tại Olympic Tokyo 2021. Hầu hết các vận động viên Việt Nam đều bị loại sớm hoặc thua cách biệt ở vòng thi chung kết. Trong khi đó, Thái Lan, Indonesia và Philippines đều có HCV.

Đó là những thất bại cay đắng cho thấy thực tế phũ phàng của thể thao Việt Nam. Chúng ta dẫn đầu SEA Games nhưng dựa nhiều vào các môn thi đấu mang tính chất “cục bộ” của Đông Nam Á, hoặc thống trị những môn thi đấu nằm ngoài nội dung Olympic mà các đối thủ khác không còn quan tâm quá nhiều.

Ngay ở thời điểm hiện tại, thể thao Việt Nam cũng gặp khó khăn trong việc giành vé dự Olympic Paris 2024. Đến thời điểm này, chỉ có 3 vận động viên có suất chính thức thông qua hệ thống phân loại của IOC, bao gồm Nguyễn Thị Thật (xe đạp), Nguyễn Huy Hoàng (bơi) và Trịnh Thu Vinh (bắn súng). Những vận động viên khác đang chật vật trong cuộc đua giành thêm suất cho đoàn Việt Nam.

Nghịch lý này được nhìn nhận trực diện tại “Hội nghị Định hướng phát triển Thể thao thành tích cao đến năm 2030”. Tất cả cùng đồng ý rằng đã tới lúc thể thao Việt Nam tiếp tục cần có sự nhìn nhận mới về cách thức đầu tư cho thể thao thành tích cao, và nếu chúng ta không thay đổi cách đầu tư thì rất khó hướng tới ASIAD và Olympic trong giai đoạn tới.

Chọn ASIAD và Olympic trước SEA Games?

Nguyên Trưởng đoàn thể thao Việt Nam, ông Nguyễn Hồng Minh cho rằng nguồn lực hạn chế, lại không xác định mục tiêu rõ ràng khiến thể thao Việt Nam tụt hậu ở ASIAD, Olympic. Đây là vấn đề ngay cả người yêu mến thể thao nước nhà cũng phần nào nhìn ra.

Thể thao Việt Nam cần đầu tư tập trung vào các môn có thể tranh huy chương ASIAD, Olympic. Ảnh: Bùi Lượng

Thể thao Việt Nam cần đầu tư tập trung vào các môn có thể tranh huy chương ASIAD, Olympic. Ảnh: Bùi Lượng

Ví dụ ngay tại SEA Games 32 vừa qua, số lượng HCV mà đoàn thể thao Việt Nam giành được chỉ có 33% đến từ các môn Olympic. Tỷ lệ này ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Singapore đều cao hơn nhiều. Riêng Singapore có đến hơn 70% HCV ở các môn Olympic nhờ thế mạnh bơi lội.

Theo báo cáo của Cục Thể dục thể thao (TDTT), thể thao Việt Nam đặt mục tiêu giành từ 15 - 18 suất tham dự Olympic Paris 2024, trên 20 suất tham dự Olympic 2028. Ở đấu trường ASIAD, chúng ta đặt mục tiêu giành từ 5 - 6 HCV tại Á vận hội 2026, từ 7 - 8 HCV vào năm 2030. Ngoài ra, thể thao Việt Nam cũng đặt mục tiêu nằm trong top 3 SEA Games 2025, 2027, 2029.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết ngành thể thao phải dũng cảm thừa nhận thiếu sót, nghe lời thẳng thắn. Đó cũng là lý do tại sao “Hội nghị Diên Hồng” cho thể thao Việt Nam được tổ chức.

Cục TDTT cho rằng có 3 lý do chính khiến thể thao Việt Nam dẫn đầu SEA Games nhưng thất bại ở ASIAD và Olympic là: Sự cạnh tranh giữa các nền thể thao ngày càng quyết liệt trên mọi đấu trường; Đầu tư cho thể thao thành tích cao còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu giành thành tích cao ở cấp độ châu Á và thế giới; Thể lực và tầm vóc người Việt Nam thua kém.

Ngân sách nhà nước cấp cho thể thao thành tích cao năm 2023 là 710 tỉ đồng, nhưng con số này không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Ví dụ như môn bắn súng - môn được đầu tư trọng điểm nhưng mỗi năm chỉ được cấp ngân sách 3,3 tỉ đồng, trong khi nhu cầu thực tế cần từ 10 - 12 tỉ đồng.

Ngành thể thao hy vọng sẽ được nhà nước đầu tư từ 800 - 850 tỉ đồng/năm cho thể thao thành tích cao trong giai đoạn 2024 - 2026, và tăng lên từ 850 - 900 tỉ đồng/năm trong giai đoạn 2027-2030. Đây là con số khủng, nhưng chưa chắc đủ đáp ứng nhu cầu phát “triển nóng của thể thao Việt Nam. Chính vì vậy, câu hỏi lớn được đặt ra tại hội nghị là chọn SEA Games hay ASIAD, Olympic. Nếu đầu tư dàn trải cho tất cả các môn thể thao SEA Games, những môn có tiềm năng tranh huy chương ở ASIAD hay Olympic sẽ chịu ảnh hưởng.

Đi tìm giải pháp

Điểm thành công nhất của “Hội nghị Định hướng phát triển Thể thao thành tích cao đến năm 2030” không phải là việc dám nhìn nhận, đánh giá thực trạng thể thao Việt Nam. Trên hết, đó là việc các ban ngành địa phương, các lãnh đạo và các chuyên gia cùng chung tay đưa ra giải pháp nhằm giải quyết triệt để các vấn đề đang tồn tại.

Các chuyên gia thẳng thắn đóng góp ý kiến ở hội nghị.

Các chuyên gia thẳng thắn đóng góp ý kiến ở hội nghị.

Sau hội nghị, 6 nhóm nhiệm vụ chính đã được xác định. Nhóm thứ nhất: Quy hoạch, phân nhóm môn thể thao, xác định nội dung thế mạnh hướng tới ASIAD và Olympic. Tập trung đầu tư cao cho các môn thuộc nhóm các môn trọng điểm dựa trên trình độ, năng lực thực tế lực lượng vận động viên (VĐV) hiện có của nước ta cũng như thành tích của các VĐV đã đạt được tại các giải thi đấu cấp châu lục và thế giới trong thời gian gần đây.

Nếu có chiến lược phù hợp ở các môn, thậm chí là đối với các nội dung trọng điểm, chúng ta có thể xây dựng được một lực lượng VĐV mạnh, đủ sức cạnh tranh ở đấu trường ASIAD và Olympic.

Nhóm thứ hai: Hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả huấn luyện tại các trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, các trung tâm huấn luyện thể thao thuộc quản lý của các tỉnh, thành phố và các ngành Công an, Quân đội, đảm bảo nguyên tắc mỗi trung tâm huấn luyện có tiềm lực, thế mạnh riêng. Rà soát, xác định thế mạnh để tiến tới chuyên biệt hóa nhiệm vụ của mỗi trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, các cơ sở đào tạo thể thao thành tích cao của các địa phương, các ngành. Đây sẽ là cơ sở để xây dựng các trung tâm huấn luyện chuyên biệt, học viện Olympic hoặc các trung tâm huấn luyện công nghệ cao trong tương lai.

Nhóm thứ ba: Chăm lo, cải thiện các chế độ, chính sách đặc thù đối với HLV, VĐV về lương, thưởng, bảo hiểm, chế độ ưu đãi về học tập, việc làm, chữa trị chấn thương, hướng nghiệp, khởi nghiệp, chuyển đổi việc làm cho VĐV sau khi kết thúc thi đấu. Chú trọng triển khai công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, văn hóa đối với VĐV, bồi dưỡng chuyên môn đối với HLV, trọng tài. Tôn vinh và đãi ngộ xứng đáng các VĐV xuất sắc.

Nhóm thứ tư: Phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, y học thể thao trong công tác huấn luyện.

Nhóm thứ năm: Đẩy mạnh xã hội hóa, phát huy năng lực của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thể dục thể thao.

Nhóm thứ sáu: Bảo đảm nguồn lực về tài chính và phát triển kinh tế thể thao, trong đó ngân sách nhà nước là nền tảng nhưng cần huy động được các nguồn kinh phí tài trợ; xây dựng thương hiệu riêng để phát triển hình ảnh cho mỗi VĐV, mỗi đội tuyển thể thao thông qua các hoạt động tuyên truyền.

Khi tất cả các nhóm nhiệm vụ được triển khai, thực hiện đồng bộ, thể thao Việt Nam hứa hẹn sẽ có sự thay da đổi thịt rõ ràng trong những năm tới.

Ước mơ phải đi liền hành động

Một trong những yếu tố cho thấy quyết tâm phát triển thể thao Việt Nam của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như Cục TDTT gói gọn trong 2 từ “hành động”. Những người có trách nhiệm đã cùng nhau hành động, bắt đầu bằng hội nghị “Định hướng phát triển Thể thao thành tích cao đến năm 2030”.

“Ước mơ phải đi liền hành động, nếu chỉ ngồi than vãn, chê trách, đổ lỗi thì không bao giờ có thể thao thành tích cao. Hy vọng rằng, Hội nghị dù ngắn nhưng cũng giúp chúng ta vỡ ra nhiều điều. Sau Hội nghị, tôi yêu cầu Cục TDTT phải hoàn thiện, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện nâng tầm thể thao thành tích cao, bắt đầu từ kế hoạch ngắn hạn, làm từ việc nhỏ đến lớn” - Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.

Tất nhiên, những người làm thể thao Việt Nam có đủ chuyên môn và kinh nghiệm để không mơ mộng viển vông. Song song với 6 nhóm nhiệm vụ nói trên là các nhóm giải pháp trước mắt, ngắn hạn và dài hạn. Trong đó, với nhóm giải pháp trước mắt và ngắn hạn, cần nâng cao công tác quản lý về chuyên môn, dinh dưỡng, kỷ luật và cơ sở vật chất đối với các trung tâm huấn luyện thể thao, các đội tuyển quốc gia.

Với nhóm giải pháp dài hạn, tập trung vào công tác xây dựng lực lượng thể thao thành tích cao; nâng cao năng lực các cơ sở đào tạo; ứng dụng khoa học và công nghệ, chăm sóc y tế, hồi phục và chế độ dinh dưỡng cho vận động viên; xã hội hóa thể thao thành tích cao và đảm bảo nguồn lực về tài chính.

Kế hoạch cũng nêu rõ 2 giai đoạn thực hiện gồm: Giai đoạn 1 từ năm 2024 - 2026 và giai đoạn 2 từ 2027 - 2030.

Giai đoạn 1 tập trung triển khai thực hiện việc xây dựng kế hoạch tuyển chọn, huấn luyện, đào tạo chuẩn bị lực lượng tham dự Thế vận hội Olympic 2024, SEA Games 2025 và ASIAD 2026. Giai đoạn 2 sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch tập huấn và thi đấu trong nước và quốc tế hướng đến Olympic 2028 và ASIAD 2030.

“Nữ hoàng điền kinh“ Nguyễn Thị Oanh so tài đối thủ Thái Lan ở giải chạy “Chào 2024“

(Tin thể thao, tin điền kinh) Nguyễn Thị Oanh và đồng nghiệp sẽ bước vào giải chạy đầy ý nghĩa chào năm mới 2024 tại Hà Nội.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo An Khánh ([Tên nguồn])
Đoàn thể thao Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN