Trận đấu nổi bật

kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
1
Tommy Paul
3
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
3
Felix Auger-Aliassime
2
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
1
Jakub Mensik
3
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
0
Alexander Zverev
3
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
2
Talia Gibson
0

Học tennis qua tivi: Cầm vợt cho mọi cú quả (P3)

Sự kiện: Học tennis qua tivi

Cầm vợt đúng cách mới có thể thực hiện mọi cú quả.

Chương trình “Break-point” được phát sóng trên Thể thao TV với 1 số/tháng và 24h.com.vn sẽ lần lượt giới thiệu với độc giả loạt bài học tennis qua truyền hình bổ ích này. Mời độc giả chú ý theo dõi vào 17h thứ 7 hàng tuần.

1. Kiểu cầm vợt Continental – Thế cầm vợt kiểu châu Âu – Cầm số 2

Tại sao lại bắt đầu từ số 2 mà không phải là số 1, vì cách cầm Continental được sử dụng nhiều nhất trong các cú quả bao gồm:

-         Giao bóng (serve)

-         Vô lê (volley)

-         Đánh quả trái (backhand)

Có thể nói nôm na như các HLV thì cầm vợt số 2 đơn giản được hiểu như cách chúng ta cầm chiếc búa đóng đinh. Tay cầm búa gõ vào đinh như thế nào thì tay cầm vợt kiểu Continental cũng như vậy. Hoặc theo một cách khác đơn giản hơn: Đặt cây vợt xuống đất rồi nhặt lên (nhớ vị trí điểm chuẩn ở đâu!).

Ưu điểm: Thế cầm vợt số 2 sẽ giúp trải mặt vợt ra khi mở vợt về phía sau để lấy đà tiếp bóng. Chính vì vậy nên rất thuận lợi với những pha chém bóng và tạo độ xoáy thấp (underspin), thích hợp cho những cú giao bóng, vô lê và quả trái. Vì vậy đại đa số tay vợt hiện tại đều dùng kiểu cầm vợt này cho 3 loại cú quả đó.

Nhược điểm: Có một số người chơi dùng cả cách này để chơi quả thuận (forehand) và thực tế những tay vợt thời xưa như huyền thoại Billie Jean King cũng sử dụng đánh cú thuận tay bằng cách cầm số 2, nhưng không phải ai cũng có thể điều chỉnh và kiểm soát trái bóng tốt như vậy. Đặc biệt là khi cần thực hiện những cú bạt thẳng (flat) và cú đánh có độ xoáy cao (topspin) thì rất khó để khống chế bóng.

Học tennis qua tivi: Cầm vợt cho mọi cú quả (P3) - 1

Tóm tắt những kiểu cầm vợt cơ bản

2. Kiểu cầm vợt Eastern - Thế cầm vợt kiểu miền Đông – Cầm số 1 cho cú trái tay (Eastern backhand) và số 3 cho cú thuận tay (Eastern forehand)

Đây là kiểu đánh cú trái và cú thuận cơ bản nhất mà nhiều người được hướng dẫn và áp dụng. Cầm số 3 cho cú thuận có thể hiểu như một cái bắt tay người đối diện khi chúng ta cầm vợt. Đây là cách cầm thoải mái nhất cho mọi cú thuận, dù không thể tạo nên những cú đánh có độ xoáy lớn, có thể đánh bóng bạt, đè bóng trong những tình huống bóng nảy cao.

Thực tế thì các tay vợt cầm số 3 để đánh cú thuận vẫn có thể thi triển những cú đánh xoáy, chỉ cần đưa vợt theo hướng từ thấp lên cao và có đủ độ “xoa” để đưa trái bóng đi líp sang phần sân đối phương. Vì vậy những người học tennis để biết và chơi phong trào thường được khuyên nên cầm số 3 để thực hiện cú thuận, đảm bảo an toàn và thoải mái, thậm chí có thể nâng tầm độ xoáy nếu thực hiện hoàn hảo.

Nếu ai đó muốn có cú đánh trái bằng một tay như Roger Federer thì hãy cầm vợt ở số 1 khi thực hiện cú trái. Nhưng hãy nhớ đó mới chỉ là cách cầm vợt, còn để thực hiện một cú đánh chuẩn thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố kỹ thuật mà hạ hồi sẽ phân giải!

3. Kiểu cầm vợt Western - Thế cầm vợt kiểu miền Tây – Cầm số 4

Chắc chắn nếu lần đầu cầm vợt mà đã bập vào số 4 thì người chơi sẽ thấy đây là thế cầm rất sâu và cảm giác khó có thể thực hiện cú đánh. Quả thực đây là kiểu cầm vợt không dành nhiều cho dân phong trào và chơi để biết. Nhưng nếu ai hâm mộ Rafael Nadal với những cú đánh có độ xoáy siêu hạng thì hãy cố công học những tuyệt chiêu bằng cách cầm vợt số 4.

Thực tế cầm vợt số 4 lại rất thích hợp với những người có tầm vóc nhỏ bé như người Việt Nam và cực ổn khi đánh trả những trái bóng nảy cao. Nhưng tất nhiên khá ít ông thầy dạy tennis khuyên chúng ta nên chọn cầm vợt số 4 vì điều kiện sân bãi ở Việt Nam gần như toàn là sân cứng (hay sân xi măng) nên bóng nảy ở tầm vừa phải và hợp lý hơn nếu cầm vợt số 3.

Nhưng nếu ai đó vẫn muốn vừa dễ chịu khi thực hiện cú đánh mạnh, vừa tạo độ xoáy thì hãy chuyển sang cách cầm vợt cuối cùng.

4. Kiểu cầm vợt Semi-Western – Thế cầm vợt kiểu nửa miền Tây – Cầm giữa số 3 và 4

Nếu một người có cảm giác vợt tốt hoàn toàn có thể cầm “nửa nạc nửa mở” ở số 3,5 để tận dụng ưu điểm của cả kiểu cầm số 3 và số 4. Cựu tay vợt người Nga Marat Safin từng làm mưa làm gió với kiểu cầm vợt này và sẽ là tuyệt đỉnh nếu có ai đó có thể mô phỏng tay vợt từng vô địch Úc mở rộng 2005 và Mỹ mở rộng 2000.

Chú ý: Đây là những cách cầm vợt cho người thuận tay phải, với những người thuận tay trái thì có thể đánh số ngược chiều kim đồng hồ và cầm theo số y như vậy.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thể thao TV
Học tennis qua tivi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN